3.4.1. Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế có một vai trò to lớn trong việc định hình nên các công trình kiến trúc, góp phần vào việc tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa nghệ thuật thời Nguyễn ở cố đô Huế nói riêng và đất nước ta nói chung.
3.4.2. Trang trí bằng gốm sứ trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế đã tiếp nối truyền thống sử dụng gốm sứ trong kiến trúc ở nước ta từ các thời kỳ trước, đồng thời đã tạo ra những bước đột phá trong việc sử dụng gốm sứ cho mục đích trang trí kiến trúc. Việc sử dụng gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm Huế cũng đã mang lại những giá trị về kiến trúc - tạo hình và thẩm mỹ vô cùng to lớn.
3.4.3. Nhận thức được vai trò và vị trí quan trọng của gốm sứ trong việc trang trí các công trình kiến trúc, tác giả luận văn đã đưa ra những kiến nghị và đề xuất nhằm bảo tồn, tu bổ và phục hồi nguồn gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế.
KẾT LUẬN
Sau hơn một thế kỷ trị vì với 13 đời vua, vương triều Nguyễn đã để lại cho hậu thế một quần thể các công trình kiến trúc cung đình đồ sộ, mang tính nghệ thuật cao, bao gồm thành quách, cung điện, đền đài, lăng tẩm, chùa chiền, trong đó hệ thống các lăng tẩm có giá trị nổi bật về mặt nghệ thuật, được đánh giá là một thành tựu rực rỡ nhất của nền kiến trúc cổ Việt Nam. Để tạo tác nên những công trình này, nhiều loại vật liệu đã được huy động tham gia như đá, vôi vữa, pháp lam, gỗ, gốm sứ, bột màu… Trong đó, nguồn vật liệu gốm sứ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nên những công trình đồ sộ, nguy nga và tráng lệ ấy.
1. Thông qua việc giới thiệu tổng quan hệ thống các công trình kiến trúc lăng tẩm, đề tài đã nêu bật các dạng thức trang trí kiến trúc chủ yếu hiện diện trên các công trình này. Đồng thời làm rõ đặc điểm của các loại hình trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua Nguyễn ở Huế.
2. Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua Nguyễn ở Huế rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, luận văn đã tiến hành phân loại về loại hình, thống kế đặc điểm phân bố, khảo cứu hình thức và kỹ thuật thể hiện của nguồn gốm sứ này để khẳng định vị trí và vai trò của chúng trong quá trình kiến thiết các công trình kiến trúc lăng tẩm.
3. Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế không những được sản xuất tại chỗ (lò Long Thọ), mà còn được nhập từ nhiều địa phương trong nước, một số nước trong khu vực và trên thế giới như Pháp, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản… Nguồn gốm sứ này tuy có nguồn gốc, xuất xứ khác nhau nhưng đều có chức năng để trang trí các công trình kiến trúc lăng tẩm, là nguồn tư liệu trực quan, sinh động trong nghiên cứu mối quan hệ bang giao giữa nước ta và các nước khác dưới triều Nguyễn ở thế kỷ XIX - XX.
4. Hàng loạt các hệ đề tài trang trí: nhân vật, động vật, thực vật, đồ vật… đều được thể hiện thông qua chất liệu gốm sứ. Đó là những tài liệu chân thực, khách quan góp phần chuyển tải những quan niệm, tâm tư, tình cảm mà những nghệ nhân đương thời, chủ nhân của công trình muốn gửi gắm vào đó. Bên cạnh đó, nó cũng phản ánh thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa nghệ thuật dưới triều đại nhà Nguyễn.
5. Gốm sứ trên các công trình kiến trúc lăng tẩm không chỉ có vị trí, vai trò đặc biệt trong việc trang trí mà còn mang lại giá trị cao về thẩm mỹ và nghệ thuật tạo hình to lớn, tạo ra những bước đột phá trong việc sử dụng gốm sứ cho mục đích trang trí kiến trúc. Khẳng định tầm quan trọng của gốm sứ trong mục đích trang trí kiến trúc ở các công trình lăng tẩm, thông tin trong luận văn sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu gốm sứ của các cơ quan hữu quan, đồng thời có thể giúp tác giả mở rộng hướng nghiên cứu nguồn vật liệu này trên phạm vi toàn bộ QTDTCĐ Huế.
6. Trên cơ sở giải quyết những vấn đề cốt lõi trong phân loại về loại hình, thống kê đặc điểm phân bố, nêu bật nguồn gốc và xuất xứ, làm rõ hình thức và kỹ thuật thể hiện của vật liệu gốm sứ sử dụng trong mục đích trang trí. Luận văn góp phần cung cấp những thông tin hữu ích, tư liệu khách quan cho các cơ quan ban ngành trong quá trình trùng tu, tôn tạo, phục hồi nguồn gốm sứ trên các công trình kiến trúc trong lăng tẩm của các vua Nguyễn nói riêng và toàn thể QTDTCĐ Huế nói chung.
7. Từ thực tế khảo sát, nghiên cứu nguồn gốm sứ trên các trang trí kiến trúc lăng tẩm kết hợp với thực trạng trùng tu trên các di tích, tôi xin đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để bảo tồn, tu bổ và phục hồi nguồn gốm sứ trang trí này như sau:
- Các cơ quan ban ngành đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản và các văn bản pháp lý có liên quan đến di tích tới quần chúng
nhân dân, đặc biệt là người dân địa phương sinh sống xung quanh khu vực di tích và du khách, những người thường xuyên tiếp xúc với di tích. Đồng thời, nhà nước cần có những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp xâm phạm, làm hại tới di tích.
- Đối với các đồ án trang trí có sử dụng gốm sứ trong các công trình kiến trúc, nếu bị bong tróc, rơi rụng thì, đơn vị phụ trách trùng tu, tôn tạo và phục hồi các di tích cần nhanh chóng thu nhặt, tập hợp những mảnh gốm sứ này và tái gắn kết chúng vào những vị trí ban đầu nhằm tránh tình trạng thất lạc hoặc làm biến dạng hay hủy hoại hoàn toàn các trang trí kiến trúc này.
- Cần tiến hành làm các mẫu phân tích một cách chính xác nhất về màu sắc, độ nung và thành phần hợp chất của các loại gạch, ngói nguyên gốc, rồi phục chế đạt tiêu chuẩn “bản sao” để sử dụng cho công tác trùng tu, tôn tạo, nhằm làm cho công trình sau khi trùng tu vẫn giữ được tính nguyên gốc ở mức độ cao nhất.
DANH MỤC BÀI VIẾT VÀ TƯ LIỆU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1. Phan Văn Tiến (2011), Tượng và phù điêu đất nung tráng men trên các công trình kiến trúc lăng tẩm của các vua Nguyễn ở Huế, Hội nghị Thông báo khảo cổ học lần thứ 46, tháng 09, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Chữ Việt
1. Phan Thuận An (1994), Kiến trúc cố đô Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế. 2. Phan Thuận An (1999), Lịch sử xây dựng lăng Minh Mạng và đôi điều về Hữu Tùng Tự, HX&N, Số 32, tr. 26-31.
3. Phan Thuận An (2008), Huế xưa và nay, di tích - danh thắng, Nxb VHTT. 4. Phan Thuận An (2008), Lăng tẩm Huế một kỳ quan, Nxb Thuận Hoá, Huế.
5. Thái Dịch An (2003), Tổng tập hoa văn rồng phượng, Nxb VHTT, HN. 6. Nguyễn Văn Anh (2010), Di tích Thái Lăng (Đông Triều - Quảng Ninh), Luận văn Thạc sỹ, HN.
7. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TTBTDTCĐ Huế (2003), Khảo cổ học tại di tích cố đô Huế 1999 - 2002, Huế.
8. Phan Thanh Bình (1993), Nghệ thuật khảm sành sứ trang trí kiến trúc cung đình Huế, Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn, sở KHCN&MT Thừa Thiên Huế (2002), tr. 325-328.
9. Phan Thanh Bình (1995), Lăng Gia Long, giá trị nghệ thuật, điểm du lịch hấp dẫn, HX&N, số 11, tr. 19-22.
10. Phan Thanh Bình (2010), Nghiên cứu nghệ thuật khảm sành sứ trong mỹ thuật cung đình thời Nguyễn, Luận án tiến sĩ, Viện VHNT, HN.
11. BS.Gaide và H. Peyssonneaux (2002), Những lăng tẩm ở Huế - Lăng hoàng tử Kiên Thái Vương, BAVH, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 5-88.
12. Nguyễn Tiến Cảnh (1993), Mỹ thuật Huế, trung tâm mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XIX, TTKH&CN, Số 2, tr. 30-33.
13. Nguyễn Tiến Cảnh (cb) (1992), Mỹ thuật Huế, Viện Mỹ Thuật - TTBTDTCĐ Huế.
14. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Trần Lâm Biền, Nguyễn Bá Vân (1993), Mỹ thuật thời Mạc, Viện Mỹ thuật, HN.
15. Nguyễn Mạnh Cường, Phạm Xuân Phượng (1993), Hiện vật khảo cổ nói gì với du khách tới Huế, HX&N, Số 3, tr. 61-62.
16. Nguyễn Văn Đăng (2002), Quan xưởng ở Kinh đô Huế từ 1802 đến 1884, Luận án tiến sĩ Lịch sử, HN.
17. Phan Tiến Dũng (2005), Vai trò của bộ Công trong việc xây dựng kinh đô Huế dưới triều Nguyễn (giai đoạn 1802 - 1884), Luận án tiến sĩ Lịch sử, HN.
18. Phan Thanh Hải (2002), Các loại hình cổng, cửa trong kiến trúc cung đình Huế, NC&PT, Số 4 (38), tr. 37-47.
19. Phan Thanh Hải (2003), Hệ thống ký hiệu trên gạch vồ thời Nguyễn, Dấu ấn Nguyễn trong văn hóa Phú Xuân, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 236-251.
20. Phan Thanh Hải (2003), Rồng trong trang trí mỹ thuật cung đình Nguyễn, Dấu ấn Nguyễn trong văn hóa Phú Xuân, Nxb Thuận Hóa, tr. 224-235.
21. Phan Thanh Hải (2004), Vật liệu gạch ngói trong kiến trúc cung đình Huế và hệ thống ký hiệu trên gạch ngói thời Nguyễn trong cái nhìn liên hệ về Thăng Long, Kỷ yếu hội thảo Khảo cổ học và Bảo tồn Di tích, Huế, tr. 131-140.
22. Phan Thanh Hải (2010), Lăng mộ hoàng gia thời Nguyễn, NC&PT, Số 5 (82), tr. 18-30.
23. Phan Thanh Hải (2010), Lăng mộ hoàng gia thời Nguyễn, NC&PT, Số 6 (83), tr. 43-61.
25. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Từ điển bách khoa Việt Nam 4, T - Z, Nxb Từ điển Bách khoa, HN.
26. Nguyễn Quốc Hùng (1994), Xác định và phân loại gốm sứ Nguyễn,
Thông báo Khoa học Viện BTLSVN, HN, tr. 92-98.
27. Đỗ Kỳ Huy (1992), Một vài loại thể gốm thế kỷ XIX tại Huế,
TTKH&CN, Số 1, tr. 33-39.
28. Jean Chealier, Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng.
29. L. Bezacier (1954), L‟ Art Vietnammien (Nghệ thuật Việt Nam), Viện Mỹ thuật dịch.
30. L.Cadiere (1998), Mỹ thuật ở Huế, BAVH (Những người bạn Cố đô Huế), tập VI, 1919, Nxb Thuận Hóa, Huế, người dịch: Hà Xuân Liêm, Phan Xuân Sanh.
31. Nguyễn Tuấn Lâm và đồng nghiệp (2005), Báo cáo kết quả điều tra, thám sát khảo cổ học di tích lăng Minh Mạng năm 2004, BTLSVN - TTBTDTCĐ Huế, Huế.
32. Nguyễn Tuấn Lâm và đồng nghiệp (2005), Báo cáo kết quả điều tra, thám sát khảo cổ học di tích lăng Thiệu Trị năm 2004, BTLSVN - TTBTDTCĐ Huế, Huế.
33. Nguyễn Tuấn Lâm và đồng nghiệp (2006), Báo cáo kết quả điều tra - thám sát khảo cổ học di tích lăng Tự Đức năm 2005, BTLSVN - TTBTDTCĐ Huế, Huế.
34. Nguyễn Tuấn Lâm và đồng nghiệp (2007), Báo cáo Khoa học kết quả điều tra, thám sát khảo cổ học di tích lăng Tự Đức đợt 2, BTLSVN - TTBTDTCĐ Huế, Huế.
35. Vũ Tam Lang (2010), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 36. Nguyễn Lê Lưu (2006), Văn hóa Huế xưa, tập 3, Đời sống văn hóa cung đình, Nxb Thuân Hóa.
37. M. Rigault (1998), Đồ gốm cũ và mới ở Long Thọ, BAVH (Những người bạn Cố đô Huế), Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 27-35.
38. Trương Nguyễn Ánh Nga (2010), Sự tương đồng và dị biệt giữa lăng tẩm nhà Nguyễn (Việt Nam) và lăng tẩm nhà Minh, Thanh (Trung Quốc), NC&PT, Số 4 (81), tr. 35-44.
39. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, tập 13, Nxb Thuận Hóa, Huế.
40. Nguyễn Đức Nùng (Cb) (1977), Mỹ thuật thời Trần, Nxb Văn hóa, HN. 41. Nguyễn Đức Nùng (Cb) (1978), Mỹ thuật thời Lê Sơ, Nxb Văn hóa, HN. 42. Lê Phan (1998), Hệ thống ký hiệu trên gạch vồ thời Nguyễn,
TTKH&CN, Số 4 (22), tr. 196-203.
43. Vĩnh Phối (1995), Nghệ thuật trang trí Huế, Hội thảo khoa học Nghệ thuật tạo hình Huế, Trung tâm Nghiên cứu Huế, Huế, tr. 2-24. 15M
44. Vĩnh Phối (chủ nhiệm đề tài) (2000), Nghệ thuật trang trí Huế, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ, mã số B98.11.11, trường Đại học Nghệ thuật, Huế.
45. Lê Đình Phúc (1993), Di tích gốm Long Thọ, SH, Số 5 (tháng 9, 10), tr. 86-90.
46. Nguyễn Quân (1996), Màu ở kiến trúc Huế, Kiến trúc, số 4, tr. 42-53. 47. Quốc sử Quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam Nhất thống chí, tập 1, Nxb Thuận Hóa.
48. Quốc sử Quán triều Nguyễn (2001), Đại Nam thực lục, tập 1, Nxb Giáo Dục.
49. Trần Đình Sơn (2002), Điển tích trên đồ sứ cổ: Tô Vũ chăn dê,
NC&PT, Số 4 (38), tr. 95-98.
50. Trần Đình Sơn (2003), Đồ sứ triều Nguyễn đặt làm tại Pháp,
NC&PT, Số 1 (39), tr. 44-46.
51. Trần Đức Anh Sơn (1994), Mấy nhận xét về trang trí nội thất lăng Khải Định, SH, Số 2, tr. 89-94.
52. Trần Đức Anh Sơn (2001), Gạch ngói và gốm tráng men ở di tích Huế, HX&N, Số 44, tr. 83-92.
53. Trần Đức Anh Sơn (2007), Màu ngói xưa, Kiến trúc Việt Nam, tháng 7, tr. 34-37.
54. Trần Đức Anh Sơn (2008), Con rồng trong mỹ thuật thời Nguyễn,
Huế, triều Nguyễn một cái nhìn, Nxb VHTT, tr. 175-177.
55. Trần Đức Anh Sơn (2008), Gạch ngói và gốm trang trí trong kiến trúc cung điện ở Huế, Huế triều Nguyễn một cái nhìn, Nxb VHTT, tr.196-204. 56. Trần Đức Anh Sơn (2008), Mấy nhận xét về trang trí nội thất lăng Khải Định, Huế - triều Nguyễn một cái nhìn, Nxb VHTT, tr. 185-190.
57. Trần Đức Anh Sơn (2008), Huế triều Nguyễn một cái nhìn, Nxb VHTT. 58. Trần Đức Anh Sơn (2008), Nghệ thuật pháp lam Huế, Huế triều Nguyễn một cái nhìn, Nxb VHTT, tr. 205 - 210.
59. Trần Đức Anh Sơn (2010), Gốm Việt Nam trong quần thể di tích cố đô Huế: xuất xứ, loại hình, chức năng, Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 304-318.
60. Hà Văn Tấn (Cb) (2002), Khảo cổ học Việt Nam, tập 3, Khảo cổ học lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, HN.
61. Đặng Văn Thắng (2005), Gốm thời Nguyễn (1802 - 1945), Nam Bộ đất và người, tập 3, Nxb Trẻ, hội Khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, tr. 524- 548.
62. Nguyễn Hữu Thông (1994), Huế - Nghề và làng nghề thủ công truyền thống, Nxb Thuận Hóa, Huế.
63. Nguyễn Hữu Thông (2001), Motif liễu - mã trong nghệ thuật trang trí Huế, NC&PT, số 4 (34), tr. 3-7.
64. Nguyễn Hữu Thông (2001), Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa biểu tượng và trang trí, Nxb Thuận Hoá, Huế.
65. Nguyễn Hữu Thông (Cb) (1992), Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế, Nxb Hội nhà văn.
66. Ưng Tiếu (2005), Hoa văn cung đình Huế, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
67. Bùi Minh Trí, Lê Đình Phụng, Nguyễn Kim Thuỷ, Nguyễn Văn Kết và Lê Văn Huyên (1993), Khu lò gốm Long Thọ (Huế), NPHMVKCH, tr. 222-223.
68. Chu Quang Trứ (2000), Văn hóa mỹ thuật Huế, Nxb Mỹ thuật. 69. Đặng Hữu Tuyền (1985), Ghi chép về gốm sứ trang trí kiến trúc Kinh Thành Huế, KCH, Số 4, tr. 42-45.
70. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - TTBTDTCĐ Huế (2003), Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trùng tu tôn tạo di tích lăng Minh Mạng, Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng ADC, HN.
71. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - TTBTDTCĐ Huế (2003), Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bảo tồn tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích lăng vua Thiệu Trị, Viện Khoa học Công nghệ xây dựng, Trung tâm thiết kế và tư vấn xây dựng miền Trung.