CÁC HỆ ĐỀ TÀI TRANG TRÍ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế (Trang 78)

Chủ đề trên những trang trí kiến trúc bằng gốm sứ trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn rất phong phú và đa dạng. Từ góc độ phân loại, có thể xếp các chủ đề này theo các hệ: nhân vật, động vật, thực vật, đồ vật...

2.4.1. Hệ đề tài nhân vật

Trong nghệ thuật trang trí cung đình triều Nguyễn, các đề tài trang trí liên quan đến con người chiếm tỉ lệ không nhiều. Nghệ thuật biểu đạt con người trong trang trí cung đình triều Nguyễn thường khô cứng, ít sinh động, như nhận xét của các nhà nghiên cứu mỹ thuật: “con người không hề được đặc tả, lại càng không bao giờ phô bày vóc dáng uyển chuyển hay biểu lộ tình cảm từ khuôn mặt cử chỉ” [64, tr. 114], “hình tượng con người thường chìm

lắng trong muôn thú và cây cỏ, trong thiên nhiên và các linh vật. Con người xuất hiện phần lớn cũng nhằm biểu lộ quan niệm sống hòa mình vào thiên nhiên” [46, tr. 53]. Vì thế, đề tài nhân vật trong các trang trí kiến trúc bằng gốm sứ trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn cũng mang đặc trưng trên. Dưới đây là một số đề tài nhân vật tiêu biểu được trang trí bằng gốm sứ trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn.

2.4.1.1. Bát tiên

Bát tiên (BV 14: 1) là 8 vị tiên trong thần thoại của Trung Quốc, gồm Chung Ly Quyền, Lữ Đổng Tân, Lâm Thái Hòa, Hàn Tương Tử, Trương Quả Lão, Tào Quốc Cữu, Hà Tiên Cô và Lý Thiết Quài. Theo sách Đông du bát tiên, thì Bát tiên biểu trưng cho sự trường sinh bất tử. Trong nghệ thuật tạo hình, mỗi vị tiên được thể hiện bởi những đặc trưng khác nhau. Chung Ly Quyền cầm chiếc quạt hoặc quả đào trên tay. Lữ Đổng Tân mang thanh kiếm trên lưng hoặc chiếc phất trần. Lâm Thái Hòa cầm trên tay chiếc lẵng hoa. Hàn Tương Tử gắn liền với ống sáo. Trương Quả Lão với biểu tượng là chiếc ngư cổ. Biểu tượng của Tào Quốc Cữu là cặp sanh. Hà Tiên Cô mang đóa hoa sen hoặc chiếc phất trần. Lý Thiết Quài mang quả bầu trên tay.

Trong trang trí kiến trúc cung đình Huế, Bát tiên thường được thể hiện dưới nhiều chủ đề như: Bát tiên hiến thọ (8 vị tiên chúc thọ), Bát tiên kỵ thú

(8 vị tiên cưỡi trên các con thú như rồng, lân, rùa, công, phụng…), Bát tiên quá hải (8 vị tiên cưỡi trên các con thú hoặc trên sóng nước), Bát tiên bàn thạch (8 vị tiên đánh cờ), Bát tiên và Tây Vương Mẫu (8 vị tiên đứng chầu Tây Vương Mẫu cưỡi con nai, tay cầm quả đào)…

Trên Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng, đề tài Bát tiên được thể hiện bằng các bức phù điêu gốm tráng men (BA 50), hay các ô hộc khảm mảnh sành sứ trên Long Ân Điện ở An Lăng (BA 34: 3). Tuy nhiên, trên các công trình này không phải tất cả 8 vị tiên đều có mặt, mà chỉ có một số vị tiên xuất hiện trên các trang trí kiến trúc mà thôi.

2.4.1.2. Ngư - tiều - canh - mục

Ngư - tiều - canh - mục là bốn thú vui của người ẩn sĩ, hay còn gọi là

Tứ thú. Mỗi thú vui gắn liền với một điển tích. Ngư: người câu cá (điển tích Khương Thượng ngồi câu ở Bàn Thạch), tiều: người đốn củi (Chung Tử Kỳ đi đốn củi trong rừng), canh: người cày ruộng (Ngu Thuấn đi cày ở Lịch Sơn),

mục: kẻ chăn trâu (Sào Phủ chăn trâu ở sông Dịch Thủy). Đề tài Ngư - tiều - canh - mục được thể hiện một cách linh hoạt bởi các bức phù điêu gốm tráng men trên các ô hộc ở cổ diêm Ngưng Hy Điện (Tư Lăng). Đó là cảnh tượng người câu cá ngồi trên chiếc thuyền nan giữa sông nước bao la, cảnh ông tiều lên rừng đốn củi, vác bó củi trở về, cảnh nông phu cày ruộng với con trâu giữa đồng, cảnh các mục đồng ngồi lưng trâu thổi sáo (BA 51: 1).

2.4.1.3. Cầm - kỳ - thi - tửu

Cầm - kỳ - thi - tửu là những thú tiêu khiển của văn nhân, kẻ sĩ. Cầm: người đánh đàn, kỳ: người chơi cờ, thi: người làm thơ, tửu: người uống rượu. Trên cổ diêm ở đầu hồi Ngưng Hy Điện có trang trí các bức phù điêu bằng gốm tráng men mô tả cảnh một cảnh tượng gồm: một người với bộ râu dài trên tay đang cầm chiếc đàn; một người dựa lưng vào gốc cây, để lộ cái bụng to, trên tay cầm bàn cờ; một người đang cầm quyển sách trên tay và một người đang vắt chân chữ ngũ, tựa lưng vào gốc cây, tay cầm bầu rượu (BA 51: 2). Tất cả các hoạt động đều được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên vô cùng thơ mộng với cây cỏ, hoa lá.

2.4.1.4. Bạng duật tương trì ngư ông đắc lợi

Về mặt văn tự, bạng là con trai, duật là con cò, tương trì là níu kéo lẫn nhau; ngư ông là người làm nghề chài lưới, đắc lợi tức là được lợi. Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi nghĩa là con trai và con cò giằng co nhau khiến cho ông chài được hưởng lợi, vì thừa lúc cả hai con tranh giành lẫn nhau, không

xưa.2 Tại ô hộc trên đầu hồi Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng miêu tả cảnh một ngư phủ đang mừng vui khi bắt gặp cảnh con cò và con trai đang giằng co nhau mà quên đi mối nguy hiểm đang rình rập trước mắt chúng được trang trí bằng phù điêu gốm tráng men (BA 52:1).

2.4.2. Hệ đề tài động vật

Bên cạnh con người, động vật cũng là một đối tượng được phản ánh khá đậm nét trên các trang trí kiến trúc lăng tẩm Huế. Động vật ở đây gồm cả những con vật gần gũi với cuộc sống thường ngày của con người, những con vật trong thần thoại nhưng lại được con người sùng bái và tôn kính như những vị thần bảo hộ. Các động vật được trang trí bằng gốm sứ rất phong phú về chủng loại từ các loài linh thú như long, lân, quy, phụng cho đến các con vật bình dị như các loài chim, cá, côn trùng, ong, bướm…

2.4.2.1. Rồng (long)

Trong văn hóa phương Đông cũng như phương Tây, rồng là con vật không có thật trong thực tế. Nó là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người. Rồng là con vật được gắn ghép từ các bộ phận của nhiều con vật khác.3 Con rồng mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Rồng là biểu tượng của trời mang lại mưa4, mang lại sự sống.5 Rồng còn là biểu tượng của người chồng, người đàn ông, đặc biệt, là biểu tượng của hoàng đế, thông qua hình tượng các con rồng có năm móng. Con rồng xuất hiện trong mỹ thuật nước ta từ khá sớm. Nó thể hiện quyền lực của nhà vua và triều đại. Mỗi triều đại, hình tượng con rồng mang dáng vẻ khác nhau.6 Dưới thời Nguyễn, hình tượng con rồng (BV 14 : 2) rất đa dạng và phong phú, được thể hiện trên nhiều mặt “không gian, chất liệu, nghệ thuật thể hiện và đề tài trang trí” [54, tr. 175].

Trên các công trình kiến trúc lăng tẩm của các vua Nguyễn, hình tượng con rồng được trang trí bằng gốm sứ xuất hiện ở nhiều vị trí, với nhiều biến thể, biểu hiện nhiều chủ đề trang trí khác nhau.

Về vị trí, con rồng hiện diện ở bình phong, phần mái của các cổng, bờ nóc, bờ quyết, đầu hồi và cổ diêm của các công trình kiến trúc (BA 5; 13; 14: 2; 15: 1; 16; 27; 31: 1; 32: 1; 33; 34: 1, 2; 35: 1; 36: 2, 3; 48: 3; 49: 1; 54).

Về hình thức thể hiện, có lúc rồng được tạo hình từ kỹ thuật khảm mảnh sành sứ, hoặc được kết hợp giữa khảm mảnh sành sứ hay mảnh gốm tráng men trên nền vôi vữa đắp nổi. Đó có thể là những đồ án riêng biệt như: lưỡng long, hồi long, rồng mặt nạ… (BA 11; 13; 15: 1; 32: 1; 34: 1), có khi rồng được miêu tả cùng với những con vật khác như: cá chép hóa rồng (cổ diêm Minh Thành Điện ở Thiên Thọ Lăng) (BA 36: 2, 3), rồng với lân và rùa (trên bức bình phong phía sau Lương Khiêm Điện ở Khiêm Lăng, bình phong trước mộ vua Dục Đức ở An Lăng (BA 27; 54) hay trên bờ quyết, đầu hồi Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng)…

Về đề tài, rồng được thể hiện đa dạng với nhiều kiểu thức như lưỡng long (BA 13: 1; 32: 1; 34: 1), lưỡng long triều nguyệt (BA 5; 16: 3), lưỡng long triều nhật (BA 16: 1), lưỡng long tranh châu (BA 27: 2; 31: 1), lưỡng long triều hổ phù đội bầu thái cực (BA 16: 2; 33), hồi long (BA 11; 13: 2; 15: 1; 32: 1), các dạng rồng cách điệu như trúc hóa long, vân hóa long (BA 6: 1)… Đáng chú ý là kiểu thức lưỡng long - hổ phù - thái cực được thể hiện trên bờ nóc của nhiều công trình kiến trúc quan trọng như: Long Ân Điện (An Lăng), Sùng Ân Điện (Hiếu Lăng), Lương Khiêm Điện (Khiêm Lăng) (BA 16: 2; 33) với ý nghĩa “mong muốn chủ nhân (triều đại, nhà vua) trường tồn, được trời đất che chở, tích tụ khí chất sống sung mãn, đem lại sự thái bình cho xã tắc” [10, tr. 94]. Ngoài ra, còn có kiểu thức biến thể như lưỡng long - hổ phù - quả cầu lửa cũng mang ý nghĩa tương tự như kiểu thức lưỡng long - hổ phù - bầu thái cực. Kiểu thức hồi long thường được cách điệu bằng hoa lá hóa rồng, có mặt trên các bờ quyết, đầu hồi, mái các cổng (BV 15 : 1).

2.4.2.2. Kỳ lân (lân, ly)

Kỳ lân (BV 16) là một trong tứ linh (long, lân, quy, phụng). Kỳ lân thực chất là tên ghép: kỳ là con đực, lân là con cái. Tuy nhiên, người Việt thường đồng nhất kỳ lân làm một, và cũng gọi linh vật này là ly. Kỳ lân cũng là một con vật huyền thoại7, có đức tình nhân từ, khoan dung, không dẫm đạp lên cỏ non, không làm hại bất cứ loài côn trùng nào. Kỳ lân là con vật báo hiệu điềm lành, biểu tượng cho sự trường thọ, sự nguy nga đường bệ, niềm hạnh phúc lớn lao. Lân xuất hiện báo hiệu một vị minh quân hay một nhà hiền triết nào đó chuẩn bị ra đời.

Trên các công trình kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn, lân được tạo hình dưới dạng một tác phẩm độc lập hay kết hợp với các con vật khác. Những con lân được tạo dáng bằng vôi vữa đắp nổi, sau đó người ta khảm các mảnh sành sứ lên các vị trí như mắt, trán, mình, chân, đuôi. Lân được trang trí ở phần tiếp xúc giữa bề mặt của tường và cổng (tượng 2 con lân đắp bằng vôi vữa khảm mảnh sành sứ trang trí phần tiếp xúc giữa bề mặt tường và cổng trước mộ vua Dục Đức và mộ hoàng hậu Từ Minh ở An Lăng) (BA 25), bình phong (tượng 3 con lân được đắp nổi bằng nề vôi vữa và khảm mảnh sành sứ trên bình phong trước mộ vua Dục Đức), trên các ô hộc (Thiên Định Cung ở Ứng Lăng) (BA 27: 1). Lân đi liền với rồng và rùa bằng mảnh sành sứ khảm trên bình phong hậu Lương Khiêm Điện ở Khiêm Lăng (BA 27: 2).

Trong trang trí kiến trúc cung đình thời Nguyễn ở Huế, bên cạnh con lân, còn có hình tượng con nghê và con long mã. Thực ra, giữa lân, long mã và nghê không có sự phân biệt rạch ròi, nên người ta thường hay nhầm lẫn các linh vật này với nhau.

Long mã là sự kết hợp giữa rồng, lân và ngựa.8 Theo truyền thuyết, long mã xuất hiện dưới thời vua Phục Hy. Ông vua trong huyền sử Trung Hoa này đã nhìn thấy long mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà, trên lưng mang Hà

Đồ.9 Trong trang trí Huế, long mã xuất hiện ở các vị trí khác nhau như cổ diêm của các cổng (đồ án long mã phụ Hà đồ cổng Bửu Thành ở Khiêm Lăng, cổng trổ của La Thành bao quanh lăng ở An Lăng) (BA 55: 1), bình phong (đồ án long mã phụ Hà đồ được đắp nổi bằng nề vôi vữa khảm mảnh sành sứ trên bức bình phong hậu, tả Minh Khiêm Đường, hậu và hữu Ôn Khiêm Đường ở Khiêm Lăng) (BA 10). Trên các bức bình phong trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn, hình tượng long mã thường được thể hiện: lưng mang Hà đồ, chân lướt trên sóng nước, đầu vươn tới các tầng mây.

Trong khi đó hình tượng con nghê được thể hiện dưới hình thức tượng gốm hay phù điêu gốm tráng men gắn trên vọng lâu của vọng lâu Khiêm Cung Môn ở Khiêm Lăng (BA 45), hay trên đầu hồi và đầu bờ nóc, bờ quyết hoặc là các mảng phù điêu gốm tráng men gắn ở bờ quyết Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng (BA 47: 1; 49: 2).

2.4.2.3. Rùa (quy)

Trong bộ tứ linh, rùa là con vật duy nhất có thật. Con rùa (BV 17: 1) mang nhiều ý nghĩa biểu trưng khác nhau.10 Nó có tuổi thọ dài lâu, do đó, theo quan niệm của phương Đông, rùa là con vật tượng trưng cho sự trường thọ, sinh lực và sức chịu đựng.

Trên các công trình kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn, rùa vừa được thể hiện bằng các bức phù điêu gốm tráng men, vừa được diễn tả qua hình thức khảm mảnh sành sứ. Nó thường được trang trí bên cạnh các con vật khác. Đó là những bức phù điêu bằng gốm tráng men trang trí hình con rùa đang chở trên lưng pho sách gắn liền với các con rồng, lân, phượng trong các ô hộc trên bờ quyết Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng (BA 54), hay hình tượng rùa được khảm mảnh sành sứ trên nền vôi vữa đắp nổi trong bộ rồng - lân - rùa trên bình phong hậu Lương Khiêm Điện ở Khiêm Lăng (BA 27: 2). Hay hình ảnh con rùa trang trí khảm mảnh sành sứ bên cạnh con hạc ở các ô hộc

trong nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng (BA 41: 2). Những con rùa được miêu tả rất trung thực và sinh động.

2.4.2.4. Phượng (phụng hoàng)

Chim phượng được coi là vua của các loài chim, có nhiều phẩm chất cao quý.11 Loài chim này chỉ xuất hiện vào lúc thái bình và thịnh vượng, gặp thời loạn thì nó ẩn đi. Nếu như rồng biểu thị yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa, thì phượng lại mang yếu tố âm, tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà đẹp, đức hạnh, duyên dáng và thanh nhã. Và cũng giống với lân, phượng xuất hiện như muốn báo hiệu có một vị thánh nhân hay chân chúa ra đời. Con phượng (BV 17: 2) thường được tạo hình hết sức sinh động.12

Trên các công trình kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn, phượng được tạo hình bằng các bức phù điêu gốm tráng men hay đắp nổi trên nền nề vôi vữa khảm mảnh sành sứ. Chúng thường xuất hiện trên các bức bình phong của hoàng hậu (bình phong hậu Ôn Khiêm Đường, bình phong trước mộ hoàng hậu Lệ Thiên Anh ở Khiêm Lăng, bình phong trước và sau mộ bà Từ Minh ở An Lăng) (BA 28: 2), trên các ô hộc ở cổ diêm (cổ diêm cổng Bửu Thành ở Khiêm Lăng, cổ diêm Huỳnh Ốc ở An Lăng) (BA 31: 2), trên bờ quyết của nhiều công trình kiến trúc trong các lăng. (BA 54).

Cách thức thể hiện chim phượng rất đa dạng, có khi chỉ có một con duy nhất (chim phượng khảm bằng sành sứ trên cổ diêm cổng Bửu Thành ở Khiêm Lăng và cổ diêm Huỳnh Ốc ở An Lăng) (BA 31: 2); có khi là đồ án

song phụng (hai chim phượng khảm bằng sành sứ trang trí trên bình phong trước mộ hoàng hậu Lệ Thiên Anh ở Khiêm Lăng, trên bình phong trước và sau mộ hoàng hậu Từ Minh ở An Lăng) (BA 28: 2); hay xuất hiện cùng với cây ngô đồng (trên bờ quyết Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng, trên các ô hộc trong Thiên Định Cung ở Ứng Lăng) (BA 44: 3) hoặc trong đồ án phụng hàm Thọ

đôi lúc chúng cũng xuất hiện trong bộ tứ linh, đủ cả long - lân - quy - phụng (trên bờ quyết Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng)

2.4.2.5. Dơi (biên bức)

Trong nghệ thuật Trung Hoa, dơi biểu tượng cho hạnh phúc lớn lao và sự trường thọ. Sở dĩ như vậy vì, con dơi trong tiếng Hoa phát âm là “fou” đồng âm với chữ “fou”, nghĩa là phúc (hạnh phúc).

Trong trang trí kiến trúc cung đình Huế, hình tượng con dơi được thể hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Có khi người ta sắp xếp bố cục hình 5 con dơi (ngũ phúc) tức hàm ý chúc 5 điều tốt lành là: thọ (sống lâu),

phú (giàu), khang ninh (yên ổn và có đủ sức khỏe), du hảo đức (yêu mến đức hạnh) và khảo chung mạng (chết không bệnh tật ở tuổi già); khi lại là hình tượng con dơi ngậm ở miệng cái khánh đá có hai giải tua (kiểu thức phúc khánh) với nghĩa hạnh phúc và giàu sang sung sướng; hoặc con dơi ngậm chữ thọ (kiểu thức phúc thọ) mang ý nghĩa sống lâu và hạnh phúc; có lúc chúng lại được cách điệu từ hoa, lá, quả và hồi văn.

Trên các công trình kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn, hình ảnh con dơi được miêu tả thông qua chất liệu gốm tráng men và khảm mảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)