Gốm sứ Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế (Trang 66 - 67)

2.1. LOẠI HÌNH, XUẤT XỨ VÀ NIÊN ĐẠI CỦA GỐM SỨ ĐƢỢC SỬ

2.1.2.3. Gốm sứ Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ với nhau từ rất sớm, một trong những biểu hiện đó là sự xuất hiện của gốm sứ của Việt Nam ở Nhật Bản và ngược lại. Gốm sứ của Nhật Bản có trong các di tích lăng tẩm ở Huế dưới triều Nguyễn thường là “sứ men trắng in màu lam ngả tím, men trắng ngả hồng, hơi rạn trên vẽ lam. Gốm men trắng trên vẽ màu. Đặc biệt có loại sứ rất đặc trưng Nhật Bản, loại sứ đắp nổi rồi vẽ màu các nhân vật theo phong cách, trang phục cổ truyền Nhật Bản, trong các ô trang trí… Gốm sứ Nhật thời kỳ này có mặt tại Việt Nam khá phong phú gồm bình, bát, đĩa, lọ, ấm, chén, khay. Đề tài trang trí ngoài nhân vật còn có hoa điểu, rồng, hoa mai - chữ Thọ, Trúc lâm thất hiền, cá chép, vịnh Xích Bích. Dấu trên đồ gốm sứ Nhật thường là chữ Nhật, hoặc Nội phủ dưới đáy hoặc trong lòng, ngoài ra thường in các chữ “Đại Nam giám chế”, “Đại tín giám chế” [26, tr. 97].

Kết quả điều tra, thám sát khảo cổ học ở Khiêm Lăng vào năm 2007 đã thu được 346 hiện vật gốm sứ Nhật Bản, gồm có 1 chiếc đĩa, 135 mảnh miệng, 210 mảnh chân đế, là mảnh vỡ của các loại bát, đĩa. Gốm sứ Nhật Bản trong di tích này là đồ sứ trắng, có họa tiết màu lam, chế tác theo phương pháp in đề- can dưới lớp men phủ, xương sứ mỏng, đề tài trang trí chủ yếu là rồng, phượng, nhân vật, phong cảnh… có niên đại vào đầu thế kỷ XX [34, tr. 40].

Gốm sứ Nhật Bản, chủ yếu là các mảnh vỡ, được sử dụng để trang trí trên các bức bình phong ở phía sau Lương Khiêm Điện, ở các bồn hoa trong khu vực Dung Khiêm Viện và Y Khiêm Viện ở Khiêm Lăng; được trang trí trên các bức bình phong phía sau mộ vua Dục Đức và mộ hoàng hậu Từ Minh ở An Lăng (Bảng 17; BA 20).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)