.Hiệu quả của hoạt động truyền thông marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing tại trung tâm lưu trữ và thư viện trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 35)

Hoạt động truyền thông marketing tức là làm cách nào để cho khách hàng biết đến các sản phẩm và dịch vụ mà nha cung cấp có. Đây là hoạt động rất quan trọng trong hoạt động marketing. Các hoạt động của truyền thông nhằm đảm bảo rằng khách nhận biết về sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, có ấn tượng tốt về những sản phẩm và dịch vụ từ đó đi đến thực hiện giao dịch mua bán, trao đổi.

Trong hoạt động TT-TV cũng vậy. Thư viện cần phải tiến hành các hoạt động truyền thông marketing tới NDT, để NDT biết được trong thư viện có những sản phẩm và dịch vụ gì, giá cả như thế nào, hình thức phân phối ra sao… Sauk hi đưa ra các hoạt động truyền thông marketing thư viện cần phải biết được hiệu quả của những hoạt động truyền thông đó, tức là sau nhữn hoạt động đó có bao nhiêu NDT đến thư viện, số lượng NDT quan tâm và sử dụng có tăng lên so với trước đó không. Vậy nên tiêu chí đánh giá về hiệu quả hoạt động truyền thông marketing là tiêu chí quan trọng đối với marketing hỗn hợp trong hoạt động TT-TV.

1.4. Khái quát về Trung tâm Lƣu trữ và Thƣ viện Trƣờng Đại học Phòng cháy chữa cháy chữa cháy

1.4.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Trƣờng Đại học Phòng cháy chữa cháy

Trường ĐHPCCC ra đời và phát triển từ tiền thân là tổ Phòng cháy chữa cháy trực thuộc Khoa Cảnh sát của trường Công an Trung ương (nay là Học viện

An ninh nhân dân) đến năm 1965 Bộ công an quyết định thành lập phân hiệu Cảnh sát nhân dân trên cở sở Khoa Cảnh sát.

Đầu năm 1972, Bộ Công an ký quyết định thành lập phân hiệu Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy trực thuộc Học Viện Cảnh sát nhân dân với nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho lực lượng phòng cháy chữa cháy. Năm 1976 tại hội nghị Công an toàn quốc Bộ Công an chủ trương tổ chức lại hệ thống đào tạo trong lực lượng Công an nhân dân theo đó tách phân hiệu Cảnh sát PCCC thành lập trường hạ sỹ quan Cảnh sát PCCC có nhiệm vụ đào tạo trình độ trung cấp và sơ cấp, Ngày 6/11/1984, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Nay là Bộ Công an) ra quyết định số 2825/QĐ-BNV thành lập trường Cao đẳng PCCC. Trước yêu cầu cấp thiết đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới, đảm bảo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, ngày 14/10/1999 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 2003/1999/QĐ-TTg thành lập Trường đại học Phòng Cháy chữa cháy.

- Chức năng:

Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm đào tạo cán bộ phòng cháy, chữa cháy trình độ thạc sỹ, đại học, trung cấp và các trình độ thấp hơn; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy; nghiên cứu khoa học về phòng cháy, chữa cháy phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

- Nhiệm vụ:

Trường ĐH PCCC đảm nhận nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học, đại học, trung cấp và các trình độ thấp hơn về phòng cháy và chữa cháy; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác phòng cháy, chữa cháy trong Công an, các ngành, đoàn thể và các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội theo quy chế văn bằng của nhà nước.

Chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và các đơn vị liên quan đề xuất Bộ trưởng ban hành mục tiêu, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành Phòng cháy, chữa cháy cho từng bậc học, hệ học và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được Bộ ban hành.

cứu nạn cứu hộ, các đơn vị có liên quan biên soạn, nghiệm thu và đưa vào sử dụng các loại giáo trình và tài liệu phục vụ dạy học; Tổng kết kinh nghiệm về các mặt công tác giảng dạy, học tập và công tác quản lý của trường; Hoàn thiện mục tiêu, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, gắn quá trình đào tạo của trường với xã hội và thực tiễn công tác chiến đấu, xây dựng lực lượng Phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.

Tổ chức tuyển sinh, chiêu sinh theo phân cấp của Bộ, đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ cho học viên theo quy định. Điều động học viên ra trường theo chỉ tiêu, kế hoạch của Bộ trưởng Bộ Công an.

Tổ chức thực hiện các chế độ, điều lệnh, điều lệ quy định của Bộ trưởng; Quản lý và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công an.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo tiêu chuẩn chức danh đã được quy định; Nghiên cứu đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an quyết định công nhận giáo viên kiêm chức của nhà trường; Mời chuyên gia, cán bộ khoa học ngoài ngành tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo nhiệm vụ của Trường; Cử giáo viên của trường giảng dạy các môn về phòng cháy, chữa cháy cho các trường trong và ngoài ngành Công an nhân dân.

Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy vào công tác giảng dạy, học tập. Tham gia chữa cháy khi được Bộ Công an trưng dụng.

Quản lý tư liệu giáo khoa và tổ chức thông tin khoa học nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn.

Thực hiện các mặt công tác hậu cần, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và sinh hoạt của cán bộ, giáo viên, học viên.

cứu khoa học công nghệ về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trường do Bộ trưởng Bộ Công an và Tổng Cục trưởng Tổng cục Chính trị công an nhân dân giao.

- Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của Trường ĐH PCCC bao gồm: Ban giám hiệu, và các đơn vị trực thuộc đó là: 04 khoa, 06 bộ môn, 10 phòng, 04 Trung tâm; Tạp chí Phòng cháy chữa cháy và Ban Quản lý dự án. Các đơn vị trong nhà trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Bộ công an.

- Đội ngũ cán bộ:

Hiện nay nhà trường có 670 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Trong đó có 7 phó giáo sư, hơn 35 tiến sỹ, hơn 126 thạc sỹ, còn lại là có trình độ Đại học và trình độ thấp hơn hơn, trong đó có khoảng hơn 50% được đào tạo cơ bản ở nước ngoài. Đội ngũ cán bộ tại đây đã và đang được đào tạo nâng cao trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu của xã hội và công việc. Hàng năm nhà trường cử nhiều cán bộ, giảng viên đi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ ở các trường đại học trong và ngoài nước.

1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Lƣu trữ và Thƣ viện

Trung tâm Lưu trữ và Thư viện là một trong những đơn vị thuộc Trường ĐH PCCC, ra đời cùng với ngày thành lập trường. Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, TT LT&TV đã khẳng định sự đóng góp to lớn đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Năm 1976 Bộ Công an ra Quyết định tách phân hiệu Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành lập trường hạ sỹ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy có trình độ trung cấp và sơ cấp, đến năm 1984 thành trường Cao đẳng Phòng cháy chữa cháy. Lúc này bộ phận Tư liệu giáo khoa thuộc Tổ giáo vụ, tổ chức làm nhiệm vụ phục vụ các lớp Hạ sĩ quan. Từ năm 1990 đến 2000 tổ tư liệu giáo khoa trực thuộc Phòng Đào tạo, sau đó lại tách và nhập vào Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học tư liệu

giáo khoa và thư viện. Từ năm 2010 Bộ công an yêu cầu mỗi trường công an nhân dân phải thành lập một trung tâm riêng và lấy tên là Trung tâm Thông tin Khoa học và Tư liệu giáo khoa. Đến năm 2015theo quyết đi ̣nh số 11584/QĐ-X11-X12 của Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân đổi tên Trung tâm TTKH & TLGK thành Trung tâm Lưu trữ và thư viê ̣n với chức năng nhiệm vụ như sau

Chức năng:

Trung tâm Lưu trữ và thư viện thuộc Trường ĐH PCCC, có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các mặt công tác về thư viện; quản lý và khai thác hạ tầng Công nghệ thông tin; lưu trữ; bảo vệ bí mật nhà nước và in, chế bản tài liệu của trường theo quy định của Nhà nước, Bộ Công an và Trường.

Nhiệm vụ

Nghiên cứu, đề xuất Hiệu trưởng về chủ trương, phương hướng, kế hoạch xây dựng và phát triển công tác lưu trữ, thư viện của Trường theo hướng chính quy, hiện đại.

Bổ sung, xử lý biên mục; tổ chức quản lý, khai thác có hiệu quả vốn tài liệu thư viện, phòng đọc phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các mặt công tác khác của Trường.

Tổ chức quản lý hạn tầng công nghệ thông tin; xây dựng, quản lý, khai thác kho dữ liệu số và triển khai các ứng dụng trên mạng nội bộ, mạng diện rộng Bộ Công an và mạng internet và giới thiệu những thông tin khoa học trong trường.

Tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện những quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại Trường.

Tổ chức quản lý việc biên tập kỹ thuật, in, nhân bản, chế bản tài liệu và các ấn phẩm khác theo đúng quy định nhà nước, của Bộ Công an và của Trường.

Tổ chức, thực hiện hướng dẫn kiểm tra công tác lưu trữ của Trường; thu thập, xây dựng, bảo quản, in sao các tư liệu hình ảnh, âm thanh phục vụ các mặt công tác của Trường.

Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng của Trung tâm do Hiệu trưởng giao

1.4.3. Cơ cấu tổ chức

Trung tâm Lưu trữ và thư viện gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Trung tâm có 2 tổ là: Tổ Tư liê ̣u giáo khoa và tổ Thông tin – Thư viê ̣n và quản trị mạng với 22 cán bộ phục tại 3 cơ sở.

Giám đốc là người chịu trách nhiệm chính thức về tổ chức, quản lý nhân sự, tổ chức quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động khác của Trung tâm

Phó Giám đốc: là người được giám đốc ủy quyền phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể: Phụ trách cơ sở vật chất, phụ trách kỹ thuật, phụ trách công tác tài chính, phụ trách công tác nghiệp vụ riêng của từng tổ.

+ Các Tổ nghiệp vụ - thông tin: Có nhiệm vụ bổ sung, trao đổi và xử lý tài liệu. Tiếp nhận tư liệu qua các hình thức trao đổi, tặng biếu của các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước. Có trách nhiệm xác định nhu cầu tin của cán bộ lãnh đạo, cán bộ giảng dạy, sinh viên để từ đó tìm kiếm, khai thác và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thông tin có chất lượng tốt nhất, đáp ứng được yêu cầu của người dùng tin.

TTLT&TV Trường ĐHPCCC được tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ tổ chức TTLT & TV Trƣờng ĐH PCCC

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

TƯ LIỆU GIÁO KHOA TT KHOA HỌC VÀ QUẢN TRỊ MẠNG

P. Đọc báo, tạp chí P. Tra cứu P. Đọc tổng hợp Kho sách tổng hợp P. Pho to cop y P. Web P. M chủ mạng LAN P. Tra cứu Internet P. Tra cứu mạng LAN Kho lưu trữ P. Xử Lý NV

1.4.4. Đặc điểm vốn tài liệu

Sách bao gồm: sách giáo trình, sách tham khảo, sách văn học. Đây là loại hình tài liệu chiếm số lượng lớn nhất tại Trung tâm. Sách là tài liệu quan trọng , nó đáp ứng phần lớn nhu cầu của bạn đọc, vì trong quá trình học tập cũng như giảng dạy, sách là loại hình tài liệu quen thuộc và được sử dụng phổ biến nhất. Cụ thể: 7.920 đầu sách với 161.680 bản. Trong đó

Sách giáo trình

có 521 đầu giáo trình với 126.346 bản.

Báo – tạp chí,sách tham khảovà sách văn học

Hiện nay Trung tâm có khoảng trên 2408 đầu tài liệu tham khảo Sách tham khảo tại Trung tâm bao gồm cả sách tham khảo tiếng Việt và sách tham khảo ngoại văn.

Trung tâm có 2251 đầu sách văn học Báo - Tạp chí có khoảng hơn 80 đầu.

Báo ngày: Báo Nhân dân, báo Hà Nội mới, Công an nhân dân, Thanh niên, sức khỏe và đời sống... Cung cấp cho bạn đọc những thông tin mới, được cập nhật thường xuyên về đường lối chính trị, tư tưởng của Đảng và Nhà nước. Giúp bạn đọc cập nhật được những thông tin mới nhất về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tạp chí: Tạp chí phòng cháy và tạp chí thư viện Việt Nam Luận văn, Đồ án tốt nghiệp và đề tài nghiên cứu khóa học

Đây được coi là nguồn tài liệu “xám” của Trung tâm hiện nay. Đó là công trình nghiên cứu của các cán bộ đang nghiên cứu và giảng dạy trong trường, học viên, sinh viên, cao học bảo vệ tại Trường ĐH PCCC

Hiện nay Trung tâm có hơn 2010 luận văn, đồ án tốt nghiệp và đề tài nghiên cứu khoa học

1.5. Đặc điểm ngƣời dùng tin

NDT tại TT LT&TV Trường ĐH PCCC chính là các cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh. Có thể chia làm 3 nhóm đối tượng:

1.5.1. Nhóm cán bộ lãnh đạo và quản lý

Họ vừa tham gia giảng dạy vừa làm công tác quản lý. Là những người đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển của Nhà trường. Đây là những người có kiến thức cao, có khả năng điều hành, có tư duy tổ chức công việc tốt. Nhu cầu tin của họ không chỉ cao mà còn đa dạng, họ cần thông tin cô đọng, xúc tích, có độ tin cậy và tính chính xác cao. Họ thường sử dụng tài liệu về khoa học quản lý, khoa học giáo dục và đào tạo, tài liệu mang tính chất chuyên sâu, khoa học – công nghệ, văn hóa – xã hội, trong đó, đặc biệt là các tài liệu về các lĩnh vực mũi nhọn phòng cháy chữa cháy nhằm mục đích tìm hiểu một cách cụ thể, xác thực tình hình thực tiễn và những yêu cầu hiện nay của nền kinh tế – xã hội của đất nước, của Nhà trường.

1.5.2. Nhóm đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học và giảng viên

Đây là nhóm người dùng tin có trình độ cao có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt (từ 1-2 ngoại ngữ). Họ là những người chuyển giao tri thức khoa học đến cho sinh viên, tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo của trường, vừa là chủ thể thông tin vừa là người dùng tin thường xuyên của thư viện. Vì tham gia giảng dạy nên họ thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, công nghệ mới chuyên sâu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực mà họ giảng dạy, nghiên cứu. Sản phẩm của họ là những bài giảng, giáo trình, các công trình nghiên cứu khoa học, các dự án..

1.5.3. Nhóm học viên và sinh viên

Đối với nhóm học viên và sinh có các hệ sau: Đại học, trung cấp, liên thông chính quy, nâng bằng, hệ vừa học vừa làm, đại học, trung cấp ngoài ngành công an

Đây là nhóm đối tượng phục vụ chủ yếu và đông đảo nhất của Trung tâm. Yêu cầu đòi hỏi đặt ra trong học tập nghiên cứu là đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường, giảng viên chỉ là người truyền đạt những kiến thức cơ bản và gợi mở cho sinh viên hướng nghiên cứu, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi người. Do vậy nhu cầu tin của nhóm này rất phong phú và đa dạng họ cần những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing tại trung tâm lưu trữ và thư viện trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)