Tần suất khai thác sử dụng của NDT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing tại trung tâm lưu trữ và thư viện trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 52)

Qua bảng khảo sát ở trên cho thấy dịch vụ dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ và mượn về nhà có tần suất sử dụng thường xuyên đặc biệt là vào mùa thi NDT sử dụng 2 dịch vụ này với tần suất rất lớn. Đối với dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ tần suất

sử dụng hàng tháng trên 10 lần chiếm tới 61,38%, dưới 10 lần chiếm 34,92% và số lượng NDT không sử dụng chỉ chiếm 3,7%. Dịch vụ mượn tài liệu về nhà tần suất sử dụng hàng tháng trên 10 lần là 25,19%, dưới 10 lần là 55,91% và không sử dụng chiếm 19,89%.

Dịch vụ tra cứu thông tin. Tần suất sử của NDT ít hơn so với 2 dịch vụ trên, tuy nhiên dịch vụ này cũng được NDT quan tâm nhiều. Tần suất sử dụng dưới 10 lần hàng tháng chiếm 46,15%, trên 10 lần là 39,56% và không sử dụng chỉ chiếm 14,29%. Dịch vụ này chủ yếu là nhóm NDT lãnh đạo quản lý và nhóm các nhà nghiên cứu và giảng viên sử dụng là nhiều nhất.

Đối với dịch vụinternet: NDT sử dụng dịch vụ với tần suất lớn. Có tới 51,08% NDT sử dụng trên 10 lần hàng tháng. 41,4% là dưới 10 lần và 7,53 không sử dụng. NDT sử dụng dịch này thường xuyên là vì họ được sử dụng internet thông qua hệ thống máy tính tại thư viện hoặc dùng máy tính xách tay của mình và sử dụng wifi miễn phí tại thư viện

Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của thư viện đối với NDT:

Biểu đồ 2.1: NDT đánh giá mức độ thƣ viện đáp ứng nhu cầu thông tin

Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta có thể thấy mức độ đáp ứng thông tin của thư viện đối với NDT. Có tới 74.23% NDT cho rằng thư viện đáp ứng thỏa mãn nhu cầu thông tin mà NDT cần, 19.07% là rất thỏa mãn và không thỏa mãn chỉ chiếm 6.07%.

019%

074% 007%

Mức độ thƣ viện thỏa mãn nhu cầu thông tin

Rất thỏa mãn Thỏa mãn Không thỏa mãn

Qua những số liệu và khảo sát thực trạng ở trên chung tá có thể thấy các sản phẩm và dịch vụ phụ vụ NDT được thư viện tiến hành phục vụ ở mức độ trung bình, từ mức độ khai thác sử dụng đến mức độ đáp ứng đầy đủ thông tin. Điều này cho thấy hoạt động marketing tại thư viện mới có tính chất phục vụ truyền thống, mới chỉ cung cấp cho NDT một số ít sản phẩm và dịch vụ, marketing ở đấy mới chỉ mang tính tự phátchưa có chiến lược marketing cụ thể nên việc thực hiện và hiệu quả vẫn chưa cao.

2.2. Giá cả sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện

Chiến lược định giá cho các sản phẩm và dịch vụ trong thư viện cần phải tính đến nhiều yếu tố. Các thư viện cần phải tính đến việc NDT sẽ mất thời gian và công sức như thế nào để với tới được các nguồn tài liệu trong thư viện. Việc NDT bỏ thời gian, công sức để tìm kiếm tài liệu trong thư viện sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thư viện có thỏa mãn nhu cầu và được đền đáp xứng đáng hay không.

Để định giá cho các SP&DV của mình, TT LT&TV Trường ĐH PCCC đã tham khảo giá từ các SP&DV có tại các thư viện khác để đưa ra mức giá cho phù hợp. Giá của các SP&DV phải được trình lên Ban giám hiệu phê duyệt. Việc định giá này về cơ bản là mang tính tự phát, chưa có phương pháp tính toán phù hợp.

Luận văn xem xét vấn đề giá dưới khía cạnh chi phí NDT phải trả khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thư viện và về mặt thời gian.

2.2.1.Thực trạng áp dụng giá cả các sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm Lƣu trữ và Thƣ viện

Trên cơ sở áp dụng phương pháp marketing hỗn hợp, xuất phát từ nhu cầu tin phong phú, đa dạng của từng nhóm NDT, với nguồn lực thông tin được đảm bảo, được phân phối đến NDT qua hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin thích ứng với người sử dụng. Thư viện đã xác định giá cả có phân biệt đối với các loại nhu cầu khác nhau trong quá trình phục vụ. Tình hình cụ thể được tổng hợp trong bảng thống kê dưới đây.

Loại nhu cầu cần thỏa mãn Loại sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn Mức giá cả đƣợc xác định

Tra tìm tài liệu, mượn tài liệu về nhà, đọc tài liệu gốc tại thư viện

Các hệ thống tra cứu thư mục, dịch vụ mượn tài liệu về nhà, đọc tại chỗ…

Thấp/Miễn phí

Trao đổi thông tin

VD: Yêu cầu thông tin từ xa

Email, fax, điện thoại, bưu chính….

Theo cước bưu điện truyền thông

Được cung cấp thông tin (Từ khâu tìm đến khâu cung cấp)

VD: Yêu cầu thông tin chuyên đề

Toàn bộ nguồn lực của thư viện

Dao động từ thấp đến cao, tùy thuộc vào nội dung thông tin yêu cầu và mục đích sử dụng thông tin.

Mua sản phẩm đã có hoặc theo yêu cầu.

VD: sách, thư mục….

sách, thư mục, tạp chí…. Dao động từ thấp đến cao, tuy thuộc vào nội dung thông tin chứa trong từng sản phẩm

Bảng 2.3: Loại nhu cầu thông tin và giá cả SP & DV tƣơng ứng

Qua đó có thể thấy trong hoạt động cung cấp thông tin thư viện đã đồng thời ứng dụng nhu cầu tin dưới dạng miễn phí và có thu phí đối với các nhu cầu tin sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin.

Cụ thể về giá cả của các dịch vụ và sản phẩm tại thƣ viện nhƣ sau: Thẻ thư viện: Lệ phí làm thẻ là 50.000đ/thẻ. Đối với NDT là học viên các hệ đào tạo trong ngành công an thì không cần phải đặt cược. Nhưng đối với học viên các hệ ngoài ngành công an ngoài tiền lệ phí làm thẻ là 50.000 học viên còn phải đặt cược 300.000đ/thẻ. Tiền cược sách mà NDT đặt cược khi hết khoa học hoặc nếu NDT không sử dụng thư viện nữa thì được nhận lại tiền cược, tiền phí làm thẻ không được nhận lại.

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của NDT về chí phí làm thẻ thƣ viện

Qua biểu đồ 2.2 chúng ta có thể thấy NDT đánh giá về chi phí làm thẻ thư viện hầu hết là ở mức vừa phải. 68.75%. mức thấp là 15.10% và ở mức cao chỉ chiếm 16.15%. Hầu hết NDT đánh giá chi phí làm thẻ thư viện ở mức vừa phải vì khi có thẻ thư viện NDT được sử dụng các DV miễm phí sau: DV đọc tài liệu tại chỗ, mượn về nhà và dịch vụ internet

Dịch vụ in ấn, sao chụp tài liệu: Phục vụ ở tất cả các phòng phục vụ của thư viện. Bản sao các tài liệu 500đ/trang.

Dịch vụ tra cứu tin: NDT cung cấp yêu cầu, cán bộ thư viện sẽ tổng hợp, tìm kiếm tài liệu theo yêu cầu của NDT, in ra hoặc gửi email… vì vậy đối với dịch vụ này NDT phải trả chi phí tuy theo từng nội dung mà NDT yêu cầu.

Đánh giá của NDT về giá của các dịch vụ Dịch vụ

Cao Vừa phải Thấp

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Đọc tài liệu tại chỗ 9 5.52 88 53.99 66 40.49

Mượn tài liệu về nhà 7 4.49 87 55.77 62 39.74

DV tra cứu thông tin 8 5.13 86 55.13 62 39.74

DV internet 7 4.38 86 53.75 67 41.87

DV cung cấp bản sao

tài liệu 24 16.33 82 55.78 41 27.89

Bảng 2.4: Đánh giá của NDT về chi phí các dịch vụ của thƣ viện

016%

069% 015%

Đánh giá của NDT về chí phí làm thẻ thƣ viện

Cao Vừa phải Thấp

Qua bảng đánh giá trên cho thấy, hầu hết NDT đánh giá các dịch vụ tại thư viện đều vừa phải và thấp, phù hợp với chi phí của họ

Như vậy có thể nhận thấy các sản phẩm và dịch vụ tại TT LT&TV Trường ĐH PCCC đều ít thu phí và những dịch vụ có thu phí gần như đều ở mức thấp và vừa phải mà NDT có khả năng chi trả.

Biểu đồ 2.3: Khả năng NDT sẵn sang trả chi phí cho các dịch vụ có chất lƣợng cao có chất lƣợng cao

Qua biểu đồ trên ta thấy nhiều NDT có khã năng và sẵn sang chi trả cho sản phẩm và dịch vụ của thư viện có chất lượng cao. Cụ thể. NDT sẵn sàng trả chi phi cho các dịch vụ cung cấp thông tin có chất lượng cao chiếm 57.75% và NDT không sẵn lòng chi trả chi phí cao cho các dịch vụ có chất lượng cao cũng chiếm 42.25%. Nhóm NDT sẵn sàng trả chi phí cho các dịch vụ có chất lượng cao chủ yếu là các nhóm NDT lãnh đạo, quản lý và các nhà nghiên cứu, giảng viên, vì họ là những NDT đã đi làm và có nhu cầu thông tin có chất lượng lớn.

2.2.2. Chi phí về thời gian

Như đã đề cập ở trên, thời gian NDT phải bỏ ra để có được tài liệu hay thông tin mà họ cần chính là chi phí của họ cho việc sử dụng thư viện. Qua khảo sát thực tế và làm việc tại thư viện cho thấy mặc dù khối lượng công việc nhiều nhưng các cán bộ tại các bộ phận phục vụ đều phục vụ với tinh thần cung cấp tài liệu cho bạn đọc thời gian nhanh nhất có thể.

058% 042%

Không

Biểu đồ 2.4: NDT đánh giá về thời gian cung cấp tài liệu của thƣ viện

Nhìn vào biểu đồ trên cho chúng ta thấy được thời gian phục vụ tài liệu của thư viện. NDT đánh giá về việc thư viện cung cấp tài liệu cho họ là nhanh chóng 43.81%, bình thường là 52.58% và chậm chỉ chiếm 3.61%. Như vậy NDT đánh giá khá cao về tốc độ thời gian cung cấp tài liệu của thư viện, hầu hết NDT đánh giá tốc độ cung cấp tài liệu cho họ ở mức nhanh chóng và bình thường.

Tóm lại các sản phẩm và dịch vụ tại TT LT&TV Trường ĐH PCCC đều ít thu phí, những dịch vụ có thu phí đều ở mức thấp hoặc vừa phải so với khả năng chi trả của NDT. Thư viện được sự ủng hộ của NDT về việc sẵn sàng trả chi phí cho việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao và NDT đánh giá về mức độ cung cấp tài liệu hầu hết là ở mức nhanh chóng và trung bình.

2.3. Phân phối sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện

Trong hoạt động TT-TV “Phân phối nghĩa là phải trả lời các câu hỏi sau: Khi nào thì sản phẩm được cung cấp, các sản phẩm này được cung cấp ở đâu và bằng cách thức nào”

Như vậy phân phối trong hoạt động TT-TV là các phương thức, cách thức mà thư viện cung cấp, phổ biến các loại hình sản phẩm và dịch vụ tới NDT.

43.81 52.58 3.61 0 10 20 30 40 50 60 Nhanh chóng Bình thƣờng Chậm %

Có nhiều phương thức và cách thức để thư viện phổ biến và cung cấp sản phẩm tới NDT. Hiện nay, hoạt động cung cấp thông tin, phân phối sản và dịch vụ đến các nhóm NDT khác nhau thư viện có các phương thức phân phối sau.

2.3.1. Phƣơng thức phân phối trực tiếp

Theo phương thức phân phối này NDT phải đến trực tiếp thư viện để sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thư viện. Đây là phương thức phân phối được xác định là phương thức phân phối chính của thư viện. Luận văn xem xét phương thức phân phối này dưới các góc độ: vị trí thư viện và thời gian mở cửa.

Vị trí thư viện

Vị trí thư viện là một trong những yếu tố quan trọng nhất để NDT đưa ra quyết định có đến sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện hay không. TT LT&TV Trường ĐH PCCC có 3 cơ sở: Cơ sở chính được đặt ở tầng 6 của tòa nhà 7 tầng tại 243 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội. Cơ sở 2 đặt ở Tầng 4 – 5 tòa nhà hành chính trường Đại học PCCC tại xã Hòa Sơn – Lương Sơn – Hòa Bình và cơ sở 3 đặt ở tầng 1 Long Thành - Đồng Nai. Luận văn chỉ khảo sát tại cơ sở 1 và cơ sở 2.

Mức độ thuận tiện Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Thuận tiện 153 80.95

Không thuận tiện 36 19.05

Bảng 2.5: NDT đánh giá về mức độ thuận tiện của địa điểm phục vụ

Qua bảng khảo sát ở trên cho thấy, hầu hết NDT đánh giá cao về mức độ thuận tiện của thư viện với tỉ lệ 80.95% và 19.05% không thuận tiện. Như vậy hầu hết NDT đánh giá vị trí của thư viện là thuận tiện đối với họ. Đối với NDT cho rằng tòa nhà thư viện chưa thuận tiện chủ yếu là nhóm NDT là học viên hệ đại học trong ngành công an ở cở sở chính, đây là nhóm NDT ở khu ký túc xá của nhà trường trong khi đó thư viện đặt tại giảng đường học nên mỗi lần muốn vào thư viện nhóm NDT này phải đăng ký với quản lý học viên để họ được phép ra ngoài mới được khai thác sử dụng thư viện

Thời gian mở cửa thư viện

Thời gian mở cửa tại thư viện là thời gian thư viện mở cửa tiếp đón phục vụ NDT sử dụng sản phẩm và dịch của thư viện. TT LT&TV Trường ĐH PCCC mở cửa phục vụ NDT buổi sang từ 7h đến 11h30, buổi chiều từ 1h30 đến 4h30, các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần tại tất cả các phòng phục vụ. Đối với buổi tối thư viện phục vụ từ 7h đến 9h thứ 2 và thứ 5 hàng tuần. Ngoài ra vào các mùa ôn thi cao điểm của học viên thư viện mở cửa phục vụ tất cả các buổi tối trong tuần.

Mức độ phù hợp Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Phù hợp 157 85,33

Không phù hợp 27 14.67

Bảng 2.6: NDT đánh giá về mức độ phù hợp của thời gian mở cửa tại thƣ viện

Với thời gian mở của phục vụ trên hầu hết NDT đánh giá thư viện mở của phục vụ như vậy là hợp lý có tới 78,33% NDT đánh giá là phù hợp và không phù hợp chỉ chiếm 14,67%. Đối với những NDT cho rằng thời gian phục vụ không hợp lý là do thư viện không mở cửa phục vào cuối tuần là thứ 7 và chủ nhật. Vì vậy mà nhiều NDT đã có đề xuất thư viện mở cửa phục vụ vào cuối tuần.

2.3.2.Phƣơng thức phân phối gián tiếp

Phương thức phân phối gián tiếp. Là phương thức giúp NDT có thể sử dụng các sản phẩm thư viện thông qua mạng internet, qua điện thoại, hòm thư điện tử, website… của thư viện.

Với công nghệ thông tin ngày càng phát triển, khả năng sử dụng thư viện không chỉ giới hạn ở việc NDT phải đến thư viện mà NDT hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện qua internet, qua điện thoại…Việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ qua phương thức phân phối gián tiếp mang lại nhiều tiện ích nhất. Đó là NDT không mất thời gian đến thư viện mà vẫn có thể ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cũng có thể sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của thư viện.

Trước đây, hình thức phổ biến nhất là NDT đến thư viện tìm sách báo tạp chí bằng cách tìm tin qua các hệ thống tra cứu truyền thống như tủ mục lục, sách tra

cứu và qua chỉ dẫn của cán bộ thư viện. Sự phát triển của việc tin học hóa thư viện, các ngân hàng dữ liệu với hệ thống CSDL được xây dựng có nội dung phong phú, đầy đủ và chính xác hơn đã phần nào đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NDT.

Hiện tại thư viện sử dụng phương thức này qua các công cụ sau

Qua website của trường: Hình thức phân phối qua qua website của trường được thư viện đề cập tới, tuy nhiên lại chưa được tập trung phát triển, vì thư viện chưa có website riêng biệt mà sử dụng website chung của toàn trường để quảng bá một số thông tin về thư viện. Website hoạt động của trường là http://www.daihocpccc.edu.vn

Qua điện thoại: Với công cụ phân phối này, NDT có thể gọi điện thoại tới tổng đài của thư viện để yêu cầu cung cấp thông tin. Số điện thoại NDT có thể gọi và yêu cầu thông tin là: 0435430334; 02186280888. NDT có thể gọi và yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing tại trung tâm lưu trữ và thư viện trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)