Đánh giá của NDT về hiệu quả khi sử dụng các kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing tại trung tâm lưu trữ và thư viện trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 86)

Qua bảng khảo sát trên cho thấy hầu hết NDT đánh giá sự hiệu quả khi sử dụng các kênh phân phối của thư viện đều ở mức tốt và trung bình. Đặc biệt là kênh phân phối tại thư viện. NDT đánh giá tốt chiếm 66.86%.

2.6.4. Hiệu quả của hoạt động truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ

Hoạt động truyền thông marketing được thư viện chú ý hơn cả là hoạt động quảng cáo. Chất lượng các hoạt động quảng được NDT phản ánh như sau: Có 72/194 NDT cho rằng chất lượng các hoạt động quảng cáo là “Tốt” chiếm 37.11%, 103/194 NDT cho là “Trung bình” chiếm 53.09% và có 19/194 cho là “Kém” chiếm 9,79%. Vậy chất lượng các hoạt động quảng của thư viện được NDT đánh giá hầu hết ở mức trung bình và tốt.

Mức độ tương ứng từ quảng cáo tới chất lượng thật của sản phẩm và dịch vụ cần được chú trọng. Có nhiều nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ chỉ chú ý tới hình thức quảng cáo, mặc dù quảng cáo rất hay, rất hấp dẫn cuốn hút người sử dụng nhưng chất lượng các sản phẩm lại quá tệ không thật như những gì đã quảng cáo. Vì vậy cần phải có sự đánh giá khách quan từ khách hàng khi sử dụng sản phẩm của nhà cung cấp. Đối với hoạt động thông tin thư viện cũng vậy. Theo khảo sát có 75/194 NDT cho rằng mức độ tương ứng từ quảng cáo với chất lượng thật của sản phẩm và dịch vụ của thư viện là “Tốt” chiếm 38.65%. 107/194 NDT cho là “Trung bình” chiếm 55.15% và 12/194 NDT cho là “Kém” chiếm 6.18%. Qua đó có thể thấy rằng, chất lượng của hoạt động quảng cáo tại thư viện được NDT đánh giá hầu hết ở mức trung bình, chất lượng tốt chưa chiếm tỉ lệ cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thư viện chưa khai thác nhiều hình thức quảng cáo khác nhau và hình thức quảng cáo mà thư viện tập trung lại chưa hợp lý. Thư viện chưa có website riêng vì sử dụng thông qua website chung của trường nên thư viện rất ít cập nhật các thông tin quảng cáo về thư viện, các hoạt động của thư viện mà thư viện chủ yếu thống báo thông qua các bảng tin dán tại trường, vì vậy chưa mang lại hiệu quả cao, thư viện cần lập một website danh riêng cho thư viện.

2.6.5. Nhận xét chung

Ƣu điểm

Các yếu tố của marketing hỗn hợp đã bước đầu được sử dụng trong hoạt động của TT LT&TV Trường ĐH PCCC và đã mang lại hiệu quả nhất định.

Với sự nỗ lực của cán bộ thư viện TT LT&TV đã đạt được những thành tích nhất định đó là ngày càng nhiều NDT khai thác sử sản phẩm và dịch vụ của thư viện, sự quan tâm lãnh đạo cấp trên và đặc biệt thư viện được nhận danh hiệu “Thư viện phục vụ kiểu mẫu” do Công đoàn Công an nhân dân trao tặng

Thư viện đã hình thành ý thức hướng tới đáp ứng nhu cầu NDT trong tất cả các hoạt động của mình. Thư viện luôn coi trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm của thư viện. Tiến hành hiệu đính lại CSDL và đưa ra phục vụ NDT. Các sản phẩm thư mục thường xuyên được cập nhật. Thư viện chú trọng quan tâm tới các sản

phẩm thư mục thông báo sách mới. Một tháng thư viện lập thư mục thông báo sách mới cho NDT một lần. Đặc biệt thư viện đang có dự án thư viện điện tử được đầu tư kinh phí từ Bộ công an, vì vậy đây là điều thuận lợi để thư viện phát triển các nguồn tài liệu số hóa và các CSDL toàn văn.

Để đạt được những ưu điểm này, trên thực tế, các cán bộ thư viện đã nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ của mình theo chức năng nghề nghiệp, tức là: Cung cấp các sản phẩm thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu NDT. Thông qua việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ thư viện, các cán bộ thư viện đã thực hiện các hoạt động marketing nói chung và sử dụng các yếu tố của marketing hỗn hợp nói riêng mà chưa có sự nhận thức về chức năng marketing nằm trong các hoạt động này. Thêm vào đó, cán bộ quản lý thư viện và lãnh đạo của trường đã bắt đầu nhận thấy một phần tầm quan trọng của marketing đối với sự tồn tại và hoạt động của thư viện. Họ đã nhận thấy được rằng tổ chức tốt hoạt động marketing không chỉ lôi kéo NDT đến với thư viện nhiều hơn mà giúp làm thay đổi cách nhìn của NDT về vai trò của thư viện.

-Về việc áp dụng các công cụmarketing hỗn hợp

+ Chiến lược sản phẩm, dịch vụ: Về cơ bản đã hình thành được điểm chính trong chiến lược sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu tin của NDT để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

+ Chiến lược giá: Mức giá của các sản phẩm và dịch vụ của thư viện khá phù hợp với khả năng của NDT. Các mức giá về làm thẻ, sản phẩm và dịch vụ do thư viện đưa ra đều được NDT tiếp nhận một cách tự nguyện và hài lòng, hầu hết NDT đánh giá các mức giá mà thư viện đưa ra là vừa phải hoặc thấp, phù hợp với khả năng chỉ trả của NDT.

+ Chiến lược phân phối: Đã có sự kết hợp giữa một số hình thức phân phối tạo ra sự tiện lợi nhất định cho NDT. Các vấn đề vị trí, giờ mở cửa và mức quyền sử dụng thư viện cũng đã được thư viện quan tâm giải quyết phù hợp với đặc điểm NDT. Hầu hết NDT đánh giá vị trí của thư viện và thời giam thư viện phục vụ là thuận tiện và phù hợp với họ. Các phương thức phân phối tại địa điểm được thư

viện tổ chức rất tốt đạt được nhiều hiệu quả cao và thu hút được nhiều nguồn tài trợ từ trên Bộ công an.

+ Chiến lược truyền thông marketing: Bắt đầu được chú ý và mang lại hiệu quả nhất định. Mặc dù số lượng tổ chức các hoạt động quảng bá marketing còn ít nhưng cũng đã mang lại hiệu quả tương đối tốt. Các hình thức quảng bá được thư viện sử dụng để thu hút NDT và nâng cao nhận thức của họ đối với các hoạt động của thư viện.

+ Hệ thống phòng phục vụ, bàn ghế, kho sách, giá sách được chú trọng cả về chất lượng cũng như cách bài trí. Các yếu tố về môi trường như ánh sang, vệ sinh, thoáng khí, nhiệt độ cũng được quan tâm ở mức độ nhất định nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của NDT. Nguồn lực thông tin luôn được thư viện chú trọng bổ sung giải quyết các nguồn tài liệu mà NDT cần, đặc biệt các tài liệu về giáo trình luôn được thư viện chú trọng và bổ sung kịp thời đáp ứng tối đa nhu cầu của NDT.

Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động marketing hỗn hợp tại TT LT&TV Trường ĐH PCCC còn có nhiều hạn chế sau:

Hoạt động marketing tại Thư viện đang còn mang tính tự phát, chưa có chiến lược marketing cụ thể. Hoạt động tạo lập sản phẩm chưa kết nối chặt chẽ với các hoạt động phân phối, truyền thông marketing. Thư viện đã xây dựng CSDL nhưng lại chưa sẵn sàng phân phối phục vụ các sản phẩm này qua mạng, thư viện đang tiến hành số hóa được một số tài liệu có CSDL toàn văn (mặc dù còn ít) nhưng lại chưa sẵn sàng phân phối các sản phẩm này qua mạng, chưa có kế hoạch quảng bá phù hợp. Điều này dẫn tới NDT không biết đến và không sử dụng được các sản phẩm này

-Việc áp dụng các công cụ marketing hỗn hợp:

+ Về chiến lược sản phẩm và dịch vụ: Các sản phẩm điện tử còn nghèo nàn, dịch vụ tư vấn chưa được chú trọng. Hình thức các sản phẩm không được chú ý đặc biệt là hình thức của thư mục không được hấp dẫn NDT. Để thu hút được NDT sử dụng sản phẩm thì thư viện cần phải tạo ra được sự hấp dẫn ngày từ cái nhìn đầu

tiên từ trang bìa. Thư viện chưa tạo lập được nhiều dịch vụ hữu ích và tiện lợi, nhiều dịch vụ mang tính hình thức chưa hiệu quả, chưa sát với nhu cầu của bạn đọc

+ Về chiến lược giá: Thư viện chưa vận dụng phương pháp khoa học trọng việc định giá và các chi phí thời gian cho việc sử dụng sản phẩm thư viện.

+ Về chiến lược phân phối: Chưa được vận dụng linh hoạt, các hình thức phân phối chưa đa dạng, chưa phát triển được các hình thức phân phối gián tiếp (qua internet, qua phương tiện chuyển phát).

+ Về chiến lược truyền thông marketing: Còn rời rạc, chưa có kế hoạch cụ thế, chưa kết nối được với các hoạt động tạo lập sản phẩm.

Việc sử dụng các công cụ marketing hỗn hợp còn phiến diện và mang tính tự phát. Thư viện mặc dù đã quan tâm tới trình độ cán bộ thư viện, tuy nhiên họ lại chưa coi trọng và có kế hoạch về việc nâng cao trình độ cán bộ về chuyên ngành mà thư viện phục vụ, kỹ năng tra cứu và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp.

Các cán bộ thư viện thực hiện các nhiệm vụ này theo chức năng nghề nghiệp là cung cấp các sản phẩm thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu NDT. Thông qua việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, hầu hết các cán bộ thư viện đã thực hiện các hoạt động marketing nói chung và sử dụng các yếu tố của marketing hỗn hợp nói riêng mà chưa có sự nhận thức về chức năng marketing nằm trong các hoạt động này và họ thường đồng nhất marketing với hoạt động quảng bá, cụ thể đó là hoạt động giới thiệu hình ảnh thư viện, hoạt động về tuyên truyền giới thiệu sách, trưng bày triển lãm sách báo. Việc chưa nhận thức một cách không đây đủ như vậy về hoạt động marketing sẽ là rào cản cho việc thực hiện hoạt động marketing nói chung và marketing hỗn hợp nói riêng một cách đồng bộ.

Cán bộ thư viện còn nặng quan điểm cố hữu nên mới chỉ dừng lại ở chỗ phục vụ cái mình có, NDT tự tìm kiếm tài liệu tại kho mở, đôi khi có sự trợ giúp của thủ thư và được cung cấp tài liệu có trong kho đóng theo phiếu yêu cầu. Cán bộ thư viện không thường xuyên thăm dò, tìm hiểu nhu cầu tin của NDT, chưa có những phương thức chủ động giới thiệu tiềm lực thông tin cũng như cách thức phục vụ mới. Thực tế là NDT hầu như ít biết đến khả năng cung cấp thông tin của thư viện

dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính vì vậy họ thường đến thư viện để đọc, mượn tài liệu, photo tài liệu mà họ cần và sử dụng mạng internet. Họ ít được cán bộ thư viện định hướng, giới thiệu các dịch vụ thông tin phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Phương thức phục vụ bạn đọc ở trung tâm vẫn còn mang nặng tính chất truyền thống, hình thức phục vụ mượn và đọc tại tài liệu chỗ chiếm ưu thế. Các tủ sách trưng bày, giới thiệu tài liệu mới không được thay thế thường xuyên nên không tạo được sự chú ý của bạn đọc. Trung tâm chưa thực sự xây dựng được môi trường văn hóa đọc cho cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường.

TT LT&TV Trường ĐH PCCC chưa thực sự được chủ động về tài chính. Vì vậy, thư viện rất thụ động trong việc thực hiện các hoạt động của mình vì phải phụ thuộc vào sự phê duyệt ngân sách của cấp trên.

Thư viện chưa thường xuyên nghiên cứu cũng như chưa áp dụng nhiều hình thức nghiên cứu nhu cầu của NDT. Thư viện chỉ mới sử dụng phương pháp thống kế lượt truy cập và thống kê lượt mượn/ phiếu yêu cầu để tìm hiểu nhu cầu của NDT hàng năm. Điều này làm cho thư viện chưa nắm bắt một cách kịp thời những biến động về nhu cầu của NDT, dẫn đến việc thư viện chưa cung cấp được các sản phẩm phù hợp với NDT.

Những hạn chế của marketing trong hoạt động thông tin thư viện tại TT LT&TV Trường ĐH PCCC là không thể tránh khỏi do tác động của các nguyên nhân chủ quan và khách quan đã đề cập ở trên. Căn cứ vào tình hình thực tiễn, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này tại chương 3.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAOHIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM LƢU TRỮ VÀ THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiệu quả, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng hoạt động marketing hỗn hợp tại TT LT&TV Trường ĐH PCCC, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing.

3.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả các công cụ marketing hỗn hợp 3.1.1. Nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ 3.1.1. Nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ

Hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng sản phẩm

Để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất lượng, có sức hấp dẫn, có sức cạnh tranh trên thị trường thông tin thư viện cần phải có những biện pháp, định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin như sau:

- Cơ sở dữ liệu

Trước tiên là hệ thống các CSDL. Hiện nay thư viện đang chuyển đổi từ libol5.5 lênlibol6.5. thư viện cần nhanh chóng hoàn thiện và đưa ra phục vụ NDT.

Hiện nay thư viện nhà trường mới bắt đầu xây dựng thư viện số vì vậy thư viện cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng trong việc lựa chọn nguồn tài liệu để số hóa, quy định ưu tiên số hóa những tài liệu nào trước? những tài liệu nào sau? trong từng thời điểm thì thực hiện số hóa những tài liệu nào? .

Qua khảo sát thực trạng thư viện cần ưu tiên cho việc số hóa những tài liệu là giáo trình, tập bài giảng, luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu khoa học và đồ án tốt nghiệp. Do những tài liệu trên là tài liệu đơn bản nhưng tần xuất người sử dụng cao. Có như vậy công tác số hóa mới được thực hiện đồng bộ, đảm bảo được các yêu cầu và đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, giáo viên và học viên trong nhà trường.

Tạo điều kiện cho bạn đọc tra tìm tài liệu không giới hạn về không gian, thời giam, thư viện cần đưa hệ thống CSDLlên mạng internet thay vì chỉ đưa lên mạng Lan như hiện nay.

- Các ấn phẩm thư mục

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện đã làm thay đổi tất cả hoạt dộng của thư viện trong đó có hoạt động tạo lập và phổ biến thông tin thư mục. Cán bộ thư viện có điều kiện đa dạng hóa các hình thức thông tin thư mục theo hướng hiện đại.

+ Nghiên cứu thay đổi hình thức trình bày thư mục thông báo sách mới, thư mục chuyên đề theo hướng thiết kế, trang trí bắt mắt tạo ấn tượng thu hút bạn và nội dung thư mục thông báo sách mới, thư mục chuyên đề cần cập nhật đầy đủ những tin tức về sách mới nhập về thư viện đã đưa ra phục vụ bạn đọc. Chú ý tới nơi trưng bày các thư mục cần phải đặt các thư mục ở nơi mà NDT dễ quan sát nhất khi bước vào thư viện. Thư viện nên có một bảng hướng dẫn giới thiệu tác dụng của các cuốn thư mục đó tới NDT.

+ Mời các giảng viên có uy tín cộng tác trong biên soạn danh mục tài liệu dùng cho các mã ngành đào tạo, danh mục giới thiệu tài liệu chuyên ngành. Bên cạnh đó vẫn phổ biến thông tin thư mục bằng hình thức truyền thống

Mục lục phiếu: Mặc dù năm 2006 thư viện đưa hệ thống CSDL vào phục vụ bạn đọc tra tìm tài liệu nhưng mục lục phiếu truyền thống vẫn là công cụ tra tìm tài liệu thư viện. Hiện nay hệ thống mục lục này đã lỗi thời, không cập nhật thường xuyên dẫn đến tình trạng mục lục không phản ánh hết đầy đủ nội dung kho tài liệu. Do đó thư viện cần phải có kế hoạch tổ chức lại toàn bộ hệ thống mục lục phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing tại trung tâm lưu trữ và thư viện trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)