Khả năng NDT sẵn sang trả chi phí cho các dịch vụcó chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing tại trung tâm lưu trữ và thư viện trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 57)

có chất lƣợng cao

Qua biểu đồ trên ta thấy nhiều NDT có khã năng và sẵn sang chi trả cho sản phẩm và dịch vụ của thư viện có chất lượng cao. Cụ thể. NDT sẵn sàng trả chi phi cho các dịch vụ cung cấp thông tin có chất lượng cao chiếm 57.75% và NDT không sẵn lòng chi trả chi phí cao cho các dịch vụ có chất lượng cao cũng chiếm 42.25%. Nhóm NDT sẵn sàng trả chi phí cho các dịch vụ có chất lượng cao chủ yếu là các nhóm NDT lãnh đạo, quản lý và các nhà nghiên cứu, giảng viên, vì họ là những NDT đã đi làm và có nhu cầu thông tin có chất lượng lớn.

2.2.2. Chi phí về thời gian

Như đã đề cập ở trên, thời gian NDT phải bỏ ra để có được tài liệu hay thông tin mà họ cần chính là chi phí của họ cho việc sử dụng thư viện. Qua khảo sát thực tế và làm việc tại thư viện cho thấy mặc dù khối lượng công việc nhiều nhưng các cán bộ tại các bộ phận phục vụ đều phục vụ với tinh thần cung cấp tài liệu cho bạn đọc thời gian nhanh nhất có thể.

058% 042%

Không

Biểu đồ 2.4: NDT đánh giá về thời gian cung cấp tài liệu của thƣ viện

Nhìn vào biểu đồ trên cho chúng ta thấy được thời gian phục vụ tài liệu của thư viện. NDT đánh giá về việc thư viện cung cấp tài liệu cho họ là nhanh chóng 43.81%, bình thường là 52.58% và chậm chỉ chiếm 3.61%. Như vậy NDT đánh giá khá cao về tốc độ thời gian cung cấp tài liệu của thư viện, hầu hết NDT đánh giá tốc độ cung cấp tài liệu cho họ ở mức nhanh chóng và bình thường.

Tóm lại các sản phẩm và dịch vụ tại TT LT&TV Trường ĐH PCCC đều ít thu phí, những dịch vụ có thu phí đều ở mức thấp hoặc vừa phải so với khả năng chi trả của NDT. Thư viện được sự ủng hộ của NDT về việc sẵn sàng trả chi phí cho việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao và NDT đánh giá về mức độ cung cấp tài liệu hầu hết là ở mức nhanh chóng và trung bình.

2.3. Phân phối sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện

Trong hoạt động TT-TV “Phân phối nghĩa là phải trả lời các câu hỏi sau: Khi nào thì sản phẩm được cung cấp, các sản phẩm này được cung cấp ở đâu và bằng cách thức nào”

Như vậy phân phối trong hoạt động TT-TV là các phương thức, cách thức mà thư viện cung cấp, phổ biến các loại hình sản phẩm và dịch vụ tới NDT.

43.81 52.58 3.61 0 10 20 30 40 50 60 Nhanh chóng Bình thƣờng Chậm %

Có nhiều phương thức và cách thức để thư viện phổ biến và cung cấp sản phẩm tới NDT. Hiện nay, hoạt động cung cấp thông tin, phân phối sản và dịch vụ đến các nhóm NDT khác nhau thư viện có các phương thức phân phối sau.

2.3.1. Phƣơng thức phân phối trực tiếp

Theo phương thức phân phối này NDT phải đến trực tiếp thư viện để sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thư viện. Đây là phương thức phân phối được xác định là phương thức phân phối chính của thư viện. Luận văn xem xét phương thức phân phối này dưới các góc độ: vị trí thư viện và thời gian mở cửa.

Vị trí thư viện

Vị trí thư viện là một trong những yếu tố quan trọng nhất để NDT đưa ra quyết định có đến sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện hay không. TT LT&TV Trường ĐH PCCC có 3 cơ sở: Cơ sở chính được đặt ở tầng 6 của tòa nhà 7 tầng tại 243 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội. Cơ sở 2 đặt ở Tầng 4 – 5 tòa nhà hành chính trường Đại học PCCC tại xã Hòa Sơn – Lương Sơn – Hòa Bình và cơ sở 3 đặt ở tầng 1 Long Thành - Đồng Nai. Luận văn chỉ khảo sát tại cơ sở 1 và cơ sở 2.

Mức độ thuận tiện Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Thuận tiện 153 80.95

Không thuận tiện 36 19.05

Bảng 2.5: NDT đánh giá về mức độ thuận tiện của địa điểm phục vụ

Qua bảng khảo sát ở trên cho thấy, hầu hết NDT đánh giá cao về mức độ thuận tiện của thư viện với tỉ lệ 80.95% và 19.05% không thuận tiện. Như vậy hầu hết NDT đánh giá vị trí của thư viện là thuận tiện đối với họ. Đối với NDT cho rằng tòa nhà thư viện chưa thuận tiện chủ yếu là nhóm NDT là học viên hệ đại học trong ngành công an ở cở sở chính, đây là nhóm NDT ở khu ký túc xá của nhà trường trong khi đó thư viện đặt tại giảng đường học nên mỗi lần muốn vào thư viện nhóm NDT này phải đăng ký với quản lý học viên để họ được phép ra ngoài mới được khai thác sử dụng thư viện

Thời gian mở cửa thư viện

Thời gian mở cửa tại thư viện là thời gian thư viện mở cửa tiếp đón phục vụ NDT sử dụng sản phẩm và dịch của thư viện. TT LT&TV Trường ĐH PCCC mở cửa phục vụ NDT buổi sang từ 7h đến 11h30, buổi chiều từ 1h30 đến 4h30, các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần tại tất cả các phòng phục vụ. Đối với buổi tối thư viện phục vụ từ 7h đến 9h thứ 2 và thứ 5 hàng tuần. Ngoài ra vào các mùa ôn thi cao điểm của học viên thư viện mở cửa phục vụ tất cả các buổi tối trong tuần.

Mức độ phù hợp Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Phù hợp 157 85,33

Không phù hợp 27 14.67

Bảng 2.6: NDT đánh giá về mức độ phù hợp của thời gian mở cửa tại thƣ viện

Với thời gian mở của phục vụ trên hầu hết NDT đánh giá thư viện mở của phục vụ như vậy là hợp lý có tới 78,33% NDT đánh giá là phù hợp và không phù hợp chỉ chiếm 14,67%. Đối với những NDT cho rằng thời gian phục vụ không hợp lý là do thư viện không mở cửa phục vào cuối tuần là thứ 7 và chủ nhật. Vì vậy mà nhiều NDT đã có đề xuất thư viện mở cửa phục vụ vào cuối tuần.

2.3.2.Phƣơng thức phân phối gián tiếp

Phương thức phân phối gián tiếp. Là phương thức giúp NDT có thể sử dụng các sản phẩm thư viện thông qua mạng internet, qua điện thoại, hòm thư điện tử, website… của thư viện.

Với công nghệ thông tin ngày càng phát triển, khả năng sử dụng thư viện không chỉ giới hạn ở việc NDT phải đến thư viện mà NDT hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện qua internet, qua điện thoại…Việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ qua phương thức phân phối gián tiếp mang lại nhiều tiện ích nhất. Đó là NDT không mất thời gian đến thư viện mà vẫn có thể ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cũng có thể sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của thư viện.

Trước đây, hình thức phổ biến nhất là NDT đến thư viện tìm sách báo tạp chí bằng cách tìm tin qua các hệ thống tra cứu truyền thống như tủ mục lục, sách tra

cứu và qua chỉ dẫn của cán bộ thư viện. Sự phát triển của việc tin học hóa thư viện, các ngân hàng dữ liệu với hệ thống CSDL được xây dựng có nội dung phong phú, đầy đủ và chính xác hơn đã phần nào đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NDT.

Hiện tại thư viện sử dụng phương thức này qua các công cụ sau

Qua website của trường: Hình thức phân phối qua qua website của trường được thư viện đề cập tới, tuy nhiên lại chưa được tập trung phát triển, vì thư viện chưa có website riêng biệt mà sử dụng website chung của toàn trường để quảng bá một số thông tin về thư viện. Website hoạt động của trường là http://www.daihocpccc.edu.vn

Qua điện thoại: Với công cụ phân phối này, NDT có thể gọi điện thoại tới tổng đài của thư viện để yêu cầu cung cấp thông tin. Số điện thoại NDT có thể gọi và yêu cầu thông tin là: 0435430334; 02186280888. NDT có thể gọi và yêu cầu cung cấp thông tin mà họ cần, thông tin đó có thể là thông tin thư mục, các bản in ấn, sao chụp từ các tài liệu khác…sau đó cán bộ thư viện hẹn ngày giờ mời NDT đến nhận thông tin. Đối với phương thức này thì NDT phải tra chi phí cước viễn thông và tiền công mà cán bộ thư viện phải đi tìm tài liệu cho họ.

Qua hòm thư điện tử: NDT có thể yêu cầu cung cấp thông tin qua hòm thư của trường là:websitet34@yahoo.com.vn. Đây cũng là hòm thư chung của trường, thư viện cũng chưa có một hòm thư chung của thư viện để hoạt động. Hòm thư này được sử dụng để gửi thông tin và nhận các thông tin phản hồi từ NDT

Phương thức phân phối qua phương tiện chuyển phát: Phương thức này thường được những NDT ở các tỉnh, thành phố sử dụng để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Hình thức tiếp nhận tài liệu của NDT ở đây cụ thể như sau:

Thư viện tiếp nhận các yêu cầu qua internet (hòm thư), điện thoại, fax. Sau khi tiếp nhận yêu cầu của NDT, thư viện tìm các tài liệu theo các yêu cầu đó, xử lý yêu cầu. Gửi thông tin đến NDT qua hình thức chuyển phát. Hình thức chuyển phát thư viện hay sử dụng là chuyển tài liệu qua đường bưu điện. Thư viện thường sử dụng kênh phân phối này để chuyển tài liệu vào các cơ sở 2, cơ sở 3 và các tỉnh thành phố đào tạo về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

Phương thức phân phối lưu động

Để học viên có kiến thức thực tế xã hội và nâng cao chất lượng huấn luyện. Hàng năm nhà trường tổ chức cho học viên năm thứ 2 đi làm công tác dân vận, mỗi lần đi khoảng 5 lớp và kéo dài trong vòng 1 tháng. Mỗi lần như vậy theo yêu cầu của nhà trường trung tâm tổ chức cho sách vào các thùng mang theo để học viên làm công tác tuyên truyền đồng thời giúp giải trí trong các giờ nghỉ giải lao. Các sách mang theo chủ yếu là các sách văn học và sách phòng cháy chữa cháy. Đây là hình thức phục vụ bạn đọc rất linh hoạt bởi từng nhóm học viên sẽ được chia nhỏ vào sinh sống cùng dân cư và được gọi là “Tủ sách trên vai”. Mặc dù hình thức này ở trung tâm chưa được phổ nhiều nhưng hy vọng đấy là cơ sở để phát triển hình thức phục vụ này phát triển mạnh lên.

Do Nhà trường là cơ sở duy nhất về đào tạo phòng cháy chữa cháy và tài liệu chủ yếu do nhà trường phát hành nên trung tâm còn một số lượng không nhỏ bạn đọc ở các sở Cảnh sát phòng cháy các tỉnh có nhu cầu tìm tài liệu.

Tần suất sử dụng các kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ

Các kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ

Trên 10 lần Dưới 10 lần Chưa bao giờ

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Tại thư viện 97 54.49 63 35.39 18 10.12

Website của trường 51 28.49 78 43.58 50 27.93

Bảng tin thông báo

của trường 77 43.5 77 43.5 23 13

Điện thoại 37 20.9 66 37.29 74 41.82

Email 24 14.2 63 37.28 82 48.52

Bảng 2.7: Tần suất khai thác sử dụng các kênh phân phối SP&DV của NDT

Qua bảng số liệu trên cho thấy. Tần suất sử dụng các kênh phân phối của NDT. Đối với kênh phân phối tại địa điểm phục vụ, tức là phần phối trực tiếp NDT

sử dụng với tần suất lớn. Trên 10 lần hàng tháng 54.49%, dưới 10 lần 35.39% và chưa bao giờ sử dụng chỉ chiếm 10.12%.

Đối với các kênh phân phối như qua website, qua email, qua điện thoại là các kênh phân phối gián tiếp thì NDT sử dụng nhiều nhất là kênh phân phối qua website trên 10 lần hàng tháng 28.49%, dưới 10 lần 43.58% và qua điện thoại trên 10 lần 20.9%, dưới 10 lần 37.29%. Tuy nhiên tần suất sử dụng như vậy vẫn còn thấp.

Tóm lại, hiện nay kênh phân phối chính được thư viện chú trọng vẫn là phân phối trực tiếp tại địa điểm phục vụ. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển thư viện số như hiện nay, trong khi đó thư viện cũng đang triển khai các kế hoạch số hóa tài liệu để tạo ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với việc phát triển này, vì vậy thư viện cần phát triển các hình thức phân phối gián tiếp tức là các kênh phân phối qua internet, điện tử.

2.4. Truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện

Với nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng không ngừng được đổi mới và phát triển, cung với hoạt động phục vụ được đẩy mạnh, từ nhiều năm nay TT LT&TV Trường ĐH PCCC đã tiến hành nhiều hình thức quảng bá sản phẩm. Qua khảo sát cho thấy thư viện chưa có kế hoạch cụ thể cho hoạt động truyền thông quảng bá sẩn phẩm và dịch vụ. Các hoạt động mà thư viện thực hiện chỉ mang tính tự phát chưa có chiến lược, mục tiêu kế hoạch cụ thể chính vì vậy các hình thức quảng bá không được thực hiện thường xuyên và đồng đều. Các hình thức thư viện sử dụng.

2.4.1.Quảng cáo

Đây là một trong những công cụ hữu ích trong việc truyền thông marketing. Để hoạt động quảng cáo hiệu quả thư viện cần phải xác định được mục tiêu quảng cáo, nguồn lực dành cho quảng cáo, nội dung thông tin cần được quảng cáo và lựa chọn phương tiện quảng cáo phù hợp với tình hình thực tế.

Có nhiều mục tiêu quảng cảo khác nhau như: thông tin, thuyết phục, nhắc nhở, thúc đẩy. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của các sản phẩm và dịch vụ mà các thư viện nên chọn mục tiêu quảng cáo cho phù hợp. Hiện nay, các SP&DV của

TT LT&TV Trường ĐH PCCC đang ở giải đoạn mới được đem ra phục vụ NDT vì thế mục tiêu quảng cáo là thông tin và thuyết phục để NDT tin tưởng khai thác, khi NDT đã tin tưởng mới hướng mục tiêu quảng cáo sang thuc đẩy. Chính vì thế, thư viện xác định nội dung quảng cáo là các thông tin khái quát về thư viện, về các SP&DV của thư viện và các tiện ích của các SP&DV này. Để truyền tải nội dung thông tin đó hiện nay thư viện mới chỉ lựa chọn các phương tiện quảng cảo sau: Qua lớp hướng dẫn sử dụng thư viện, website của trường, triển lãm tại trường, mạng xã hội, hội nghị bạn đọc… Thư viện đã tiến hành giới thiệu và quảng cáo đến NDT các sản phẩm , dịch vụ, quyền lợi mà NDT được hưởng khi sử dụng thư viện.

Các hình thức quảng cáo được NDT quan tâm được thể hiện qua bảng sau. Lớp hướng dẫn sử dụng TV Bảng tin TV và bảng tin thông báo trường Hội nghị bạn đọc Triển lãm tại trường Báo, tạp chí Website của trường Bạn bè, người xung quanh Mạng xã hội 17.9 26.17 6.5 6.3 3.4 13 18 8.8 Đơn vị: %

Bảng 2.8: Mức độ NDT quan tâm tới các hình thức quảng cáo của thƣ viện

Thông qua bảng trên chung ta có thể thấy được mức độ NDT quan tâm tới các hình thức quảng cáo của thư viện là chưa cao, các hình thức đều chiếm tỉ lệ thấp. Hầu hết NDT quan tâm tới các hình thức quảng cáo qua bảng tin thư viện và bảng tin thông báo của trường là nhiều nhất chiếm 26.17% và hình thức quảng cáo qua lớp hướng dẫn sử dụng thư viện chiếm 17.9%. Còn các hình thức quảng cáo khác không đem lại nhiều sự quan tâm của NDT.

Ngoài ra quảng cáo thông qua bạn bè của họ cũng nhận được nhiều sự chú ý của NDT chiếm 18%. Họ đến sử dụng thư viện nhận được lời mời, lời giới thiệu cùng với sự nhiệt tình phục vụ của cán bộ thư viện, từ đó họ có thể giới thiệu cho bạn bè của họ đến với thư viện. Đây là hình thức đạt hiệu quả khá cao trong hoạt

động quảng bá. Bởi vì dù thư viện có quảng cáo rất hay trên các phương tiện khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing tại trung tâm lưu trữ và thư viện trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)