Cơ sở để lựa chọn phương thức quảng cáo truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình việt nam trong kỷ nguyên số (Trang 35 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các mô hình, phương thức quảng cáo truyền hình

1.3.3. Cơ sở để lựa chọn phương thức quảng cáo truyền hình

Mỗi chương trình, tiểu mục nội dung truyền hình giống như một “chiếc xe” để chuyên chở thông điệp nhưng chính bản thân nó cũng là một thông điệp kinh doanh (hay còn gọi là thương điệp). Doanh nghiệp đầu tư quảng cáo cần nghiên cứu kỹ mối tương quan giữa tiết mục trình bày và quần chúng khán giả. Chương trình như thế nào thì hấp dẫn khán giả loại nào, tài tử nam nữ sẽ lôi éo được người xem thuộc thành phần nào. Người đầu tư quảng cáo phải hình dung được phản ứng của khán giả thông qua một tiết mục truyền

1 Loại thông điệp lẻ là những thông báo tại những vị trí hác nhau Spot Announcement đựơc dùng nhiều nhất hi người ta đặt nó xen kẽ vào hai chương trình Spot hay vào giữa chương trình Participation

hình, khách hàng sẽ mua món hàng của mình hay không, tiết mục ấy có liên quan gần xa gì với món hàng bán hay hông. Sau đó người đầu tư quảng cáo phải biết độ thẩm thấu của tiết mục đó trong quần chúng, người ta xem tiết mục ấy vì tên tài tử, tên người hoạt náo chương trình hay tên tuổi của ĐTH…

Người đầu tư quảng cáo xem tiết mục truyền hình tượng trưng cho “bản mặt” của họ và đánh giá nó theo tác dụng chuyển dịch tình cảm của khán giả đối với nó về phía người quảng cáo cũng như chính món hàng.

Thương điệp lồng khung trong một tiết mục truyền hình thường dài so với một thương điệp trình bày lẻ loi. Trong hi thương điệp lẻ phải “phấn đấu” để nói lên tiếng nói của mình vì được đặt lên một môi trường xa lạ, thương điệp lồng không bị áp lực, nó dựa theo nội dung tiết mục trình diễn mà đi. Một tiết mục trình diễn nhiều hi được “đồng hoá” với chủ nhân quảng cáo và như thế tăng thêm được uy lực cho thương điệp. Sự liên kết chặt chẽ giữa một tên hãng với một khung giờ rất quan trọng vì nó tạo ra khả năng đồng hoá giữa hai vật thể cá biệt nói trên và “điều kiện hoá” phản xạ của khán giả. Chúng ta còn thấy một điều nữa, các chủ quảng cáo luôn luôn tìm cách kết hợp nội dung của tiết mục trình diễn với ngành nghề của họ mà mục đích nhằm gồm thâu tất cả thiện cảm khán thính giả dành cho chương trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình việt nam trong kỷ nguyên số (Trang 35 - 36)