Tổng quan về thị trường quảng cáo Việt Nam đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình việt nam trong kỷ nguyên số (Trang 42 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về sự phát triển thị trường quảng cáo truyền hình và các cơ

2.1.1. Tổng quan về thị trường quảng cáo Việt Nam đoạn 2016-2018

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, nhất là kinh tế thị trường, dịch vụ quảng cáo cũng đồng hành phát triển. Quảng cáo là một trong những giải pháp của cạnh tranh trong nền kinh tế, là nhu cầu không thể thiếu trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của Việt Nam, quảng cáo ngày càng đóng vai trò quan trọng giúp phát triển doanh số và giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.

Những năm đầu của thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 - 1990), Việt Nam mới có một số đơn vị kinh doanh dịch vụ quảng cáo, với loại hình quảng cáo chủ yếu là biển bảng, panô tấm lớn bằng chất liệu tôn sơn được dựng ở TP. HCM và Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, QCTH cũng xuất hiện đối với một số hàng hóa theo cách thô sơ và đơn điệu.

Từ khi Chính phủ ban hành nghị định 194CP quy định về quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam (Ban hành ngày 31/4/1994) [39] đã đánh dấu một bước cho sự phát triển của ngành quảng cáo nói chung, quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam nói riêng. Thực hiện theo quy định 194CP, năm 1995, Bộ Văn hoá Thông tin cấp giấy phép hoạt động quảng cáo toàn quốc cho 34 đơn vị (tại TP. HCM hơn 20 đơn vị và hơn 10 đơn vị tại Hà Nội). Tại thời điểm này TP. HCM có 16 văn phòng đại diện của các công ty quảng cáo nước

ngoài hoạt động tại Việt Nam. Từ đây, ngành quảng cáo Việt Nam bắt đầu đi vào giai đoạn phát triển mở rộng và ổn định.

Tháng 6 năm 1999, Luật Quốc hội được thông qua và ban hành, cùng với văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ (Nghị định số 02/2000 NĐ - CP ngày 3/2/2000) về đăng ý inh doanh, lực lượng kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở Việt Nam tiếp tực phát triển mạnh. Đầu năm 2000, chỉ tính riêng TP. HCM đã có tới 236 doanh nghiệp, Hà Nội gần 200 doanh nghiệp có đăng ký dịch vụ quảng cáo. Lúc này, quy mô thị trường quảng cáo Việt Nam ước khoảng 1,5 - 1,6 tỉ đô la Mỹ. Theo tính toán của giới chuyên môn trong tổng số giá trị kể trên, QCTH đã chiếm 60%, còn lại 40% thuộc về các phương tiện quảng cáo khác (Tổng cục thống kê hàng tháng vào tháng 12.2008).

Theo báo cáo tổng kết của bộ Thông tin và Truyền thông, giữa năm 2016 Việt Nam có 103 kênh truyền hình quảng bá, 73 kênh truyền hình trả tiền với gần 10 triệu thuê bao. Bộ Thông tin và truyền còn cho biết thông cho biết, 83% hộ gia đình Việt Nam sở hữu ít nhất một chiếc tivi, tỉ lệ vượt trội so với tỉ lệ sở hữu điện thoại thông minh là 40%. (Bài viết "Mỏ vàng trên sóng" trên tạp chí Forbes Vietnam số 45) [1].

Trong sự phát triển của thị trường quảng cáo, các công ty truyền thông quảng cáo lớn (Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo doanh số lớn cho các ĐTH. Đó chính là là các doanh nghiệp hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực quảng cáo và phần lớn theo mô hình tư vấn, lập chiến lược quảng bá cho khách rồi sau đó ết nối với đầu mối truyền hình, báo giấy cùng các phương tiện truyền thông đại chúng khác để thực hiện chiến dịch cho các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ cần quảng cáo.

Một trong những xu hướng phát triển của thị trường quảng cáo Việt Nam trong những năm gần đây là sự phát triển mạnh mẽ của QCTT. Thị trường Quảng cáo online vẫn đang phát triển với một tốc độ chóng mặt, với

sự tăng trưởng của những xu thế đang hiện hữu và sự xuất hiện của các xu hướng tích cực mới. QCTT cũng đang ngày càng trở nên thiết yếu trong các chiến lược Branding. Đây là mảng các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh và kiếm được khá nhiều lợi nhuận thông qua việc quảng cáo nhanh chóng và kinh tế này. Trong đó, việc sử dụng phương thức Livestream video cho thấy được sự nổi trội phát triển hiện nay.

Bên cạnh QCTH, QCTT thì quảng cáo ngoài trời như Billboard, Street furniture ở trạm bus… cũng là hình thức tương đối phổ biến và đang phát triển mạnh mẽ. Điểm sáng của loại hình này là ở khả năng di động và không hề kén chọn loại hình sản phẩm. Doanh nghiệp có thể quảng cáo các mặt hàng như hàng tiêu dùng, thiết bị điện tử, máy móc công nghệ, dịch vụ… Tại Việt Nam, loại hình quảng cáo ngoài trời này tuy mới xuất hiện gần đây nhưng lại phát triển khá nhanh chóng. Từ hi được hợp pháp hoá, xe bus và taxi tận dụng quảng cáo khá mạnh mẽ. Tại Hà Nội, Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng, hầu hết các xe taxi, xe bus là đều có quảng cáo trên xe. Tuy nhiên, một điểm trừ cho loại hình này là hó đo lường độ hiệu quả và doanh nghiệp phải chia sẻ hông gian thương hiệu với hãng xe taxi hoặc bus.

Theo trang tin Recode, báo cáo tổng hợp về quảng cáo tại Việt Nam năm 2017 cho biết tổng chi phí cho quảng cáo trên nền tảng công nghệ số đạt 209 tỉ USD (chiếm 41% giá trị thị trường). Trong hi đó, chi phí cho quảng cáo trên truyền hình là 178 tỉ USD (chiếm 35% giá trị thị trường . Đây là ết quả khảo sát của Magna, chi nhánh nghiên cứu của công ty đa quốc gia IPG Mediabrands. Tuy nhiên thực tế hông có nghĩa là quảng cáo trên truyền hình đang suy thoái, bởi lẽ các khoản chi cho loại hình quảng cáo này vẫn khá ổn định hoặc tăng nhẹ tùy theo năm dù chưa đạt được sự bứt phá như ỳ vọng.

Biểu đồ 2.1: Mức chi cho quảng cáo trên hai nền tảng số và truyền hình trong các năm từ 2000-2017 và dự đoán tới năm 2022

Nguồn: Tập đoàn MAGNA, http://tapchicongthuong.vn [63]

Trong cuộc đua quảng cáo, nỗ lực giành chiếm thị phần của truyền hình khá nhiều áp lực trước sức càn quét ngày càng mạnh mẽ hơn của hai ông lớn công nghệ Facebook và Google. Theo đó, giới chuyên môn dự báo khoảng cách doanh thu giữa hai loại hình quảng cáo này sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Theo Magna, ước tính đến năm 2020, quảng cáo trên nền tảng số sẽ chiếm 50% tổng chi phí cho mọi loại hình quảng cáo. Điều này đồng nghĩa với sự sụt giảm thị phần của QCTH sẽ chuyển sang các đối thủ.

Thị trường quảng cáo ở Việt Nam hiện há đa dạng, điều này tạo ra cho các chủ quảng cáo có nhiều cơ hội lựa chọn hình thức phù hợp với nhu cầu của mình. Doanh nghiệp muốn phát triển thương hiệu hay tăng doanh số bán hàng đều bắt đầu chú trọng khâu quảng bá thông qua quảng cáo. Tuy nhiên ở mỗi thời điểm, vùng miền địa lý khác nhau khách hàng lại có nhu cầu sử dụng

loại hình khác nhau. Điều đó tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các loại hình quảng cáo. Bởi vậy, hình thức quảng cáo truyền thống trên truyền hình cũng đang có nhiều sự thay đổi tích cực để duy trì và tăng trưởng trong bối cảnh các phương tiện truyền thông mới đang ngày càng vươn lên mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình việt nam trong kỷ nguyên số (Trang 42 - 46)