Khái quát về thị trường quảng cáo truyền hình Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình việt nam trong kỷ nguyên số (Trang 46 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Khái quát về thị trường quảng cáo truyền hình Việt Nam

2.1. Khái quát về sự phát triển thị trường quảng cáo truyền hình và các cơ

2.1.2.Khái quát về thị trường quảng cáo truyền hình Việt Nam

Từ đầu thế kỉ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, truyền hình đã xuất hiện và phát triển khá nhanh tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Truyền hình đã trở thành phương tiện thiết yếu cho mọi gia đình, là công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng. Chính nhờ vai trò thiết yếu mà truyền hình mang lại, thu hút lượng lớn khán giả đã giúp cho việc quảng cáo trên truyền hình vô cùng hiệu quả. Các doanh nghiệp đã tận dụng được số lượng khán giả khổng lồ theo dõi các chương trình, bản tin truyền hình để quảng bá hình ảnh, thuơng hiệu bằng các TVC xen kẽ giữa chương trình truyền hình.

Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, QCTH lần đầu tiên được phát sóng vào năm 1992. Tiếp đó, đến năm 1994, Pepsi của nước ngoài cũng đã chính thức lên sóng QCTH Việt Nam đã tạo nên tiếng vang thương hiệu lớn trong suốt nhiều năm qua.

Trên thực tế, chưa có ênh thông tin nào đạt được mức độ truyền thông nhanh, hiệu quả và lớn như truyền hình. Đã có thời gian, các doanh nghiệp đạt được 90%, thậm chí 95% thị trường mục tiêu của mình thông qua quảng cáo trên truyền hình antar Media VN, 2012 . Cũng theo Hiệp hội quảng cáo Việt Nam, trong những năm đầu của thế kỷ XXI, tốc độ tăng trưởng của QCTH tại Việt Nam tính bình quân lên tới 25% một năm.

Quy mô và sự tăng trưởng của QCTH có mối liên hệ chặt chẽ với năng lực, phạm vi phủ sóng của các đài cũng như số lượng khán giả thường xuyên

theo dõi. Theo số liệu thống kê của Công ty Tayor Nelson Sofres Việt Nam, hiện nay ở 4 địa bàn chính của thị trường quảng cáo là vùng Đồng bằng Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), vùng Duyên hải miền Trung Đà Nẵng, Huế), vùng Đông Nam Bộ (TP. HCM, Bình Dương , và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ có hoảng gần 90% số hộ gia đình sở hữu ít nhất một chiếc tivi, trong đó số gia đình có ti vi ở thành thị chiếm 95%, và 85% hộ gia đình ở nông thôn có tivi [5].

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của nhân dân, số lượng tivi được sở hữu bởi các gia đình Việt Nam đang hông ngừng tăng lên. Theo báo cáo về thị trường ti vi Việt Nam của Dataxis tại trang web Tạp chí tài chính tính đến hết năm 2018 Việt Nam có hơn 90 triệu người với 35,2 triệu hộ gia đình sở hữu ti vi. Số liệu này thể hiện tiềm năng cực kỳ to lớn cho lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình [7].

Cho đến hiện tại, số lượng các kênh truyền hình được phát tại Việt Nam cũng rất phong phú, với 7 ênh chương trình truyền hình thiết yếu quốc gia và 63 ênh chương trình truyền hình thiết yếu của địa phương. Trong vòng gần 15 năm trở lại đây, số lượng các kênh truyền hình trả tiền cũng tăng đáng ể. Có thể nói đến các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền lớn ở Việt Nam như: VCTV, HCTV, SCTV (truyền hình cáp), K+, AVG (truyền hình DTH) và nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác. Chỉ tính riêng VCTV cung cấp cho khách hàng khoảng 70 kênh truyền hình và đó cũng là con số của HCTV. Theo số liệu của antar Media, vào năm 2012 [33], VCTV và liên minh của VCTV là K+ chiếm tới 65% thị phần trong truyền hình trả tiền… Doanh nghiệp tham gia thị trường QCTH có thêm nhiều sự lựa chọn quảng bá đến từng tập khách hàng riêng của mình trên loạt hệ thống kênh truyền hình của các nhà đài (Nguồn: cafebiz.vn).

Hơn nữa, với mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người khoảng 10%/năm, cộng với việc phổ biến của tiếng Anh tại các trường học và công sở đã và đang tạo điều kiện cho việc gia tăng các số lượng kênh truyền hình bằng tiếng Anh cho khán giả theo dõi như CNBC, CNN, StarTV hay các ênh iến thức như Discovery, National Geographic. Một số doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng giao dịch hoặc hệ thống phân phối tại Việt Nam đã chọn cho mình một trong số các ênh nước ngoài có bản quyền phát sóng này là rất phù hợp. Thậm chí nhiều đơn vị sẵn sàng trả thêm mức phí cao quảng cáo trên các kênh truyền hình quốc tế này để đánh vào tập hách hàng thường xuyên theo dõi những bộ phim ăn hách... Điều này cho thấy sự đa dạng của loại hình QCTH so với các phương thức hác, đáp ứng tối đa nhu cầu quảng bá cho doanh nghiệp.

Trong số lượng khán giả xem quảng cáo chương trình trên các ĐTH trong 20 năm trở lại đây tỷ lệ nữ giới luôn chiếm vị trí đa số, khoảng 53 - 54 , trong hi đó các hán giả là nam giới chỉ chiếm có 46 - 47%. Nhìn chung, dựa trên tỷ lệ khản giả xem truyền hình, các công ty thuê quảng cáo cũng như các công ty quảng cáo sẽ định vị tốt hơn được các chương trình quảng cáo, danh mục sản phẩm cần quảng bá của mình. Nếu xem xét đến độ tuổi xem truyền hình, độ tuổi từ 35 đến 49 chiếm tỷ lệ cao nhất với mức 24% trong hi đó số lượng người xem ở độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ thấp nhất ở mức 18 . Còn các độ tuổi từ 15 đến 34 có mức độ xem tương đối hơn so với các nhóm tuổi khác chiếm 40 lượng khán giả theo dõi các chương trình truyền hình (tuổi từ 15-24 chiếm 20%, tuổi từ 25-34 chiếm 20% lượng khán giả theo dõi các chương trình truyền hình).

Biểu đồ 2.2: Số lượng khán giả theo dõi các chương trình truyền hình chia theo giới tính

Nguồn: Công ty Tayor Nelson Sofres Việt Nam, năm 2018 [3]

Việc phân chia đối tượng xem QCTH theo giới tính dựa trên báo cáo của công ty Tayor Nelson Sofres Việt Nam năm 2018 cho thấy 49% là nữ giới và còn lại 51% là nam giới điều này QCTH đều thu hút cả hai giới không chỉ dành cho nữ giới hoặc nam giới.

Biểu đồ 2.3: Số lượng khán giả theo dõi các chương trình truyền hình chia theo độ tuổi

Nguồn: Công ty Tayor Nelson Sofres Việt Nam, năm 2018 [3]

49% 51% Nữ Nam 19% 20% 20% 23% 18% 4/14/ 15-24 25-34 35-49 >50

Nhìn chung, số lượng người xem truyền hình tính theo lứa tuổi không có sự chênh lệch rõ nét như số lượng tính theo giới tính. Các hộ gia đình có thu nhập ở mức trung bình thường xem các quảng cáo trên truyền hình nhiều hơn nhiều so với số lượng các hộ gia đình có thu nhập hàng tháng cao hoặc thấp hoặc tương đối thấp. Các hộ gia đình có mức thu nhập trên 500 USD một tháng chỉ chiếm có 15% trong tổng số các khán giả theo dõi các chương trình QCTH, trong khi các hộ có mức thu nhập trung bình chiếm 57 lượng khán giả dõi theo các chương trình truyền hình trên cả nước.

Dựa trên các yếu tố phân tích ở trên cho thấy thị trường QCTH Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 khá sôi động và đang có sự phân cấp đối tượng, giới tính, độ tuổi tương đối rõ ràng. Mặc dù đang ở giai đoạn hó hăn bởi sự phát triển như vũ bão của các loại hình quảng cáo khác nhưng trong mỗi gia đình những chiếc ti vi vẫn có vị trí quan trọng phục vụ nhu cầu giải trí, các nhà quảng cáo đánh giá đây chính là tiềm năng cho QCTH có bước phát triển trong tương lai. Có thể thấy rằng, tương lai QCTH sẽ vẫn còn phát triển. Trong thời gian tới, các Marketer cần nghiên cứu, vận dụng thêm nhiều loại kênh quảng cáo giúp hỗ trợ đem hình ảnh thương hiệu tới khán giả. Sáng tạo và khéo léo lồng quảng cáo vào các chương trình truyền hình giải trí hấp dẫn để thu hút người xem chắc chắn sẽ đem lại hiệu ứng không hề nhỏ. Từ đó sẽ thúc đẩy các hoạt động quảng cáo trên truyền hình ngày một lớn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình việt nam trong kỷ nguyên số (Trang 46 - 50)