Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 105 - 109)

7. Kết cấu của đề tài

3.2. Đề xuất một số giải pháp để phát triển nhân lực du lịch tỉnh Cao

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phát triển

nhân lực du lịch

Để nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ - du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về phát triển nhân lực với những nội dung sau:

- Xây dựng chương trình phát triển nhân lực ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng: Xây dựng chiến lược phát triển luôn là một trong những nội dung quản lý nhà nước quan trọng của các ngành. Trong các chiến lược thành phần của ngành Du lịch (những chiến lược phát triển theo ngành hẹp), bên cạnh chiến lược về đầu tư phát triển du lịch, chiến lược phát triển thị trường sản phẩm, chiến lược phát triển nhân lực ngành Du lịch giữ một vai trò hết sức quan trọng, cần được quan tâm xây dựng. Vì vậy, việc tỉnh cần xây dựng chiến lược phát triển nhân lực ngành Du lịch khu vực với những định hướng, lộ trình thực hiện cụ thể; xây dựng được lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng; huy động các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển nhân lực ngành Du lịch là vô cùng cần thiết. Ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng nên sớm tiến hành điều tra khảo sát thực trạng nhân lực ngành Du lịch của tỉnh mình sau đó xây dựng Chiến lược phát triển nhân lực ngành Du lịch gắn với chiến lượng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam.

- Lập hệ thống cơ sở dữ liệu về nhân lực ngành Du lịch: Hệ thống cơ sở dữ liệu về nhân lực ngành Du lịch giữ một vai trò hết sức quan trọng trong

việc đánh giá số lượng, chất lượng, cơ cấu đào tạo của nhân lực ngành Du lịch. Chuỗi dữ liệu theo thời gian không chỉ dùng để đánh giá những biến động về số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân lực ngành du lịch mà còn cho phép hoạch định các chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển và các định hướng phát triển du lịch. Ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng cần xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về nhân lực ngành Du lịch của tỉnh mình và từ hệ thống cơ sở dữ liệu này sẽ đưa ra bức tranh toàn cảnh về tình trạng của nhân lực ngành Du lịch của khu vực, sau đó triển khai những kế hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch của khu vực đáp ứng với yêu cầu phát triển. Và để đạt được điều này, ngành Du lịch tỉnh nên có một bộ phận chuyên trách làm các công việc điều tra, xây dựng tài liệu, tổng kết đánh giá và tạo nên cơ sở dữ liệu từ đó nâng cao hiệu quả của công tác phát triển nhân lực ngành Du lịch thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu. Tỉnh cũng nên thuê viết phần mềm cập nhật, xử lý dữ liệu về nhân lực ngành Du lịch, phần mềm này được sử dụng trên máy tính sẽ giúp công việc xây dựng, lưu trữ và tra cứu dữ liệu được thuận tiện hơn, việc cập nhật dữ liệu hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và cả năm được diễn ra nhanh chóng để đưa ra kịp thời những phương án mới bắt kịp với tốc độ phát triển của nhân lực Du lịch toàn tỉnh.

- Hoàn thiện cơ chế phát triển nhân lực ngành Du lịch: Cơ chế phát triển nhân lực nói chung, nhân lực ngành Du lịch nói riêng còn khá nhiều bất cập nên việc hoàn thiện hệ thống cơ chế phát triển nhân lực ngành Du lịch cần được tiến hành một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cả đối với ngành Du lịch và với các ngành khác có liên quan đến hoạt động du lịch. Tỉnh có thể thực hiện một số cơ chế sau:

Xây dựng, ban hành mới hoặc bổ sung, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật quy định về đào tạo du lịch liên quan trực tiếp đến: các cơ sở đào tạo du lịch; hình thức đào tạo du lịch; đội ngũ giảng viên, giáo viên, đào tạo viên;

công tác tuyển sinh; chương trình khung theo các bậc học; học phí; văn bằng, chứng chỉ; tuyển dụng và sử dụng lao động du lịch. Những quy định này sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng của công tác đào tạo du lịch, cũng như quy trình tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo.

Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh quản lý và nghiệp vụ của ngành làm cơ sở cho việc đào tạo và sử dụng nhân lực phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế.

Nghiên cứu áp dụng cơ chế quản lý, kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống quản lý phát triển nhân lực ngành Du lịch.

Xây dựng văn bản quản lý hoạt động bồi dưỡng du lịch trên địa bàn khu vực để phục vụ cho việc đảm bảo tiêu chuẩn chức danh, nghề về du lịch có tính thực thi liên tục.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành có liên quan đến công tác đào tạo phát triển nhân lực.

Trên cơ sở các văn bản có liên quan, nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách thu hút và sử dụng nhân lực ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng để vừa thu hút được lao động cho ngành Du lịch vừa tránh được những biến động theo mùa vụ.

- Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài, đãi ngộ và sử dụng lao động du lịch

Nhân lực du lịch của tỉnh Cao Bằng chưa có nhiều lao động có tay nghề cao nên việc thu hút được đội ngũ lao động du lịch có chất lượng, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động cũng là một vấn đề đáng quan tâm của tỉnh. Vì thế tỉnh cần sớm triển khai các giải pháp để khắc phục vấn đề này:

Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng: Các đơn vị sử dụng lao động cần dựa trên cơ sở các qui chế, chính sách về tuyển dụng lao động, qui định về tiêu chuẩn nhân viên của nhà nước, của ngành để xây dựng các qui định, chính sách và tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

Mỗi bộ phận trong đơn vị cần hoạch định cho mình kế hoạch tuyển dụng kèm theo tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ, sức khoẻ, độ tuổi và hình thức.

Mọi thông tin tuyển dụng, chế độ ưu tiên… cần được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, quá trình thi tuyển phải được giám sát chặt chẽ và bảo đảm tính công bằng.

Sử dụng lao động hợp lý: Vị trí làm việc là một động lực thúc đẩy người lao động vận dụng được khả năng trí tuệ của họ vào công việc mà họ đang đảm nhiệm. Phải xem xét, đánh giá trình độ chuyên môn của người lao động để bố trí đảm bảo “đúng người đúng việc”. Việc bố trí người lao động phải căn cứ vào tình hình thực tế về công việc, sao cho khối lượng công việc mà mỗi cá nhân đảm đương phù hợp với khả năng thực tế của họ, cũng cần mạnh dạn giao công việc cũng như quyền hạn và trách nhiệm cho nhân viên để họ có thể độc lập tự chủ trong công việc.

Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động: Hoàn thiện công tác tiền lương của doanh nghiệp thông qua việc lựa chọn được hình thức trả lương hợp lý vừa khuyến khích được người lao động vừa bảo đảm các mục tiêu kinh doanh, phát triển. Hình thức trả lương hiện nay phù hợp nhất là hình thức khoán theo doanh thu hoặc thu nhập. Đối với người lao động có thời gian gắn bó lâu dài với doanh nghiệp thì nên sử dụng hệ số lương theo thâm niên trong quá trình tính lương

Phát triển các hình thức thưởng và đãi ngộ khác đối với người lao động như: Thưởng đối với những nhân viên cung cấp đươc các dịch vụ có chất lượng cho khách hàng như được khách hàng khen ngợi; thưởng cuối năm, thưởng hoàn thành vượt kế hoạch, thưởng sáng kiến…

Chế độ thu hút nhân lực chất lượng cao: Đối với nhân lực chất lượng cao, cần có chính sách ưu đãi mạnh như tuyển dụng ngay dù chưa có biên chế, có chính sách về chỗ ở, môi trường và điều kiện làm việc trong khuôn khổ thẩm quyền và điều kiện có thể mà không làm xáo trộn nhân lực hiện có.

Có chính sách thu hút các tổ chức có tiềm năng về tri thức như các trường đại học, học viện, các viện nghiên cứu về Cao Bằng để tổ chức đào tạo

và nghiên cứu khoa học, ứng dụng ông nghệ tại khu vực. Khi các trường đại học, học viện đặt cơ sở tại khu vực để triển khai hoạt động của mình, chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc đào tạo nhân lực chất lượng cao cũng như việc áp dụng khoa học công nghệ cho các cơ sở kinh doanh du lịch tại khu vực.

Có kế hoạch tuyển chọn, cử các cán bộ trẻ đi học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch ở trong và ngoài nước để sử dụng trong lâu dài và có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với lực lượng lao động này.

Mở rộng giao lưu hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với các tổ chức quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ cần chủ động đề xuất những kế hoạch cụ thể về việc hợp tác giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của khu vực với quốc tế. Ngoài việc kiểm tra giám sát, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có sự hướng dẫn, tư vấn cho các cơ sở giáo dục đào tạo và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách thông thoáng trong việc hợp tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)