Nhân lực du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 74 - 77)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng

2.2.2. Nhân lực du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Cũng theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng thì nhìn chung trình độ của đội ngũ lao động trong ngành Du lich của tỉnh không cao. Tổng số lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch của tỉnh là 1.082 lao động, trong đó chiếm ưu thế là lượng lao động trong các cơ sở lưu trú như: nhà nghỉ, khách sạn… và một số ít là lao động trong các lĩnh vực khác.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng Đại Học Cao Đẳng Thạc Sỹ 10 6 4 13 10 3 16 13 2 1 17 14 2 1

Trong tổng số nhân lực về du lịch của Cao Bằng thì số lượng nhân lực du lịch tại doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, chúng ta cũng sẽ xem xét khối nhân nhân lực này ở cả 2 mặt là số lượng và chất lượng.

Số lượng nhân lực du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Đơn vị tính: Người

Biểu đồ 2.6. Số lƣợng nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng

Thông thường, các hình thức kinh doanh du lịch thường được đan xen giữa các đơn vị và luôn có mối liên kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các hoạt động kinh doanh nhà hàng – cơ sở lưu trú – lữ hành – vận chuyển du lịch nhưng ngành du lịch của tỉnh Cao Bằng hiện nay lại thiếu đi hoạt động kinh doanh nhà hàng và vận chuyển du lịch. Việc thiếu 02 hoạt động kinh doanh không có nghĩa là không có mà là không có sự liên kết với các hoạt động cơ sở lưu trú – lữ hành và quy mô hoạt động quá nhỏ, chỉ dừng lại ở nhà hàng nhỏ lẻ, gia đình tự kinh doanh đối với lĩnh vực nhà hàng. Riêng với lĩnh vực vận chuyển du lịch thì ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng thì chưa có doanh nghiệp nào, mà chỉ có các doanh nghiệp vận chuyển khách chung phục vụ cho tất cả khách hàng chứ không phải riêng cho khách du lịch. Chính vì vậy mà tốc độ

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng Cơ sở lưu trú Lữ hành 418 381 37 594 554 40 846 789 57 995 923 72

tăng trưởng nhân lực cao nhất là của lĩnh vực kinh doanh cơ sở lưu trú, điều đáng nói là việc tăng trưởng này là do có nhiều nhà nghỉ tư nhân, khách sạn 1 sao hình thành nên nhân lực trong cơ sở lưu trú tăng nhanh và chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch.

Nhìn vào biểu đồ trên, tốc độ tăng trưởng của nhân lực của các doanh nghiệp là khá nhanh, trung bình khoảng 25 – 30% hàng năm và chủ yếu là của khối nhân lực trong cơ sở lưu trú. Trên địa bàn thành phố Cao Bằng bây giờ có 03 công ty lữ hành hoạt động đó là: công ty cổ phần du lịch Cao Bằng, công ty thương mại du lịch khách sạn Bằng Giang, công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật Lợi, ngoài ra có một vài công ty du lịch ở dưới Hà Nội có đặt đại lý tại thành phố Cao Bằng, toàn bộ nhân lực trong lĩnh vực lữ hành chỉ chiếm khoảng 5 – 8% trên tổng số và tuy là công ty lữ hành nhưng hoạt động lữ hành lại không có sự nổi bật, chủ yếu các công ty này vẫn chú trọng vào việc kinh doanh lĩnh vực lưu trú. Hiện nay, số lượng hướng dẫn viên của tỉnh Cao Bằng chỉ có 08 người và cũng chỉ có ngoại ngữ Anh – Trung, ngoài ra tại các điểm du lịch cũng có thuyết minh viên nhưng số lượng cũng chỉ là 1 – 2 người tại mỗi điểm và chỉ thuyết minh tiếng Việt, không có thuyết minh viên cho khách nước ngoài.

Trình độ chuyên môn của nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch Nhân lực trong các cơ sở lưu trú: Theo báo cáo của phòng du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng thì cứ một khách sạn giải quyết được 09 lao động, chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch chiếm 75 – 80%; cứ mỗi nhà nghỉ tạo công việc cho 04 lao động và lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 85 – 90%. Qua đó cho thấy trình độ nhân lực qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất ít và đa số là chủ doanh nghiệp, ban giám đốc, nhân lực trong bộ phận quản lý, còn nhóm nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách chiếm đa số thì lại chỉ được đào tạo sơ cấp và lao động phổ thông. Chính vì điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ lưu trú của các cơ sở lưu trú dẫn đến doanh thu du lịch không cao.

Nhân lực trong các doanh nghiệp lữ hành: Với nhân lực trong lĩnh vực lữ hành thì bắt buộc phải có chuyên môn nhất định mới có thể hành nghề nên 100% nhân lực trong các doanh nghiệp lữ hành đều đã qua đào tạo, trong đó, trình độ đại học chiếm 20,5%, trình độ cao đẳng là 15%, trình độ trung cấp chiếm 30,5% và 34% là nhân lực đã qua đào tạo sơ cấp du lịch. Đối với đội ngũ hướng dẫn viên của tỉnh đều đã tốt nghiệp đại học và đều đã có thẻ hướng dẫn viên nội địa, tỉnh chưa có hướng dẫn viên quốc tế. Các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh cũng muốn thuê được nhân lực có trình độ nhưng không có đủ để đáp ứng, nên thường thuê lao động phổ thông và đào tạo sơ qua để làm việc, vì vậy mà số nhân lực chỉ có chứng chỉ sơ cấp vẫn còn nhiều, phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của doanh nghiệp.

Nhân lực tại các điểm du lịch: Nhân lực làm việc tại cái điểm du lịch đa số là các cán bộ quản lý, thuyết minh viên, nhân viên bán vé, nhân viên bảo vệ, nhân viên chăm sóc khu di tích, người bán hàng lưu niệm… Trình độ nhân lực ở đây chủ yếu là trình độ phổ thông chiếm đến 45%, số còn lại có trình độ đại học khoảng 15%, cao đẳng chiếm 7.8%, trung cấp và sơ cấp nghề là 32,2%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)