Phát triển nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 29 - 37)

7. Kết cấu của đề tài

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Phát triển nhân lực du lịch

1.1.3.1. Khái niệm phát triển nhân lực du lịch

Thuật ngữ phát triển nhân lực gắn liền với sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng nhân lực, được thể hiện ở việc nâng cao trình độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, sức khoẻ và thể lực cũng như ý thức, đạo đức của nhân lực.

Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải được thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu về sản phẩm vật chất và tinh thần. Muốn sản xuất, con người phải có cơ sở nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ... và hợp thành các nguồn lực cho sự phát triển, trong đó nguồn lực con người là yếu tố cách mạng nhất và đông nhất, để có được những sản phẩm đó con người phải tiến hành sản xuất ra chúng. Chính bởi vậy, bản thân con

người trở thành mục tiêu của sự phát triển, nhu cầu con người ngày càng phong phú về số lượng và nâng cao về chất lượng thì sản xuất càng được cải tiến để tạo ra những sản phẩm phù hợp và để thực hiện được việc đó, nhân lực phải được phát triển. Nguồn lực con người như vậy không chỉ là đối tượng mà còn là động lực của sự phát triển.

Con người được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại. Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh, thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản vì thế nguồn lực nhân lực là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức.

Phát triển nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển, nhất là trong bối cảnh dân số, lao động và kinh tế của nước ta.

Phát triển nhân lực ngành Du lịch là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý – xã hội) làm gia tăng số lượng và điều chỉnh cơ cấu nhân lực ngành Du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch trong từng giai đoạn phát triển.

Phát triển nhân lực ngành Du lịch bao hàm quá trình đào tạo nhân lực về kiến thức chung liên quan đến nghề nghiệp, kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp, văn hóa và sức khỏe nghề nghiệp.

Tóm lại, có thể hiểu phát triển nhân lực du lịch theo nghĩa chung nhất, đó là tổng thể các chính sách, biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: thể lực, trí lực và nhân lực, đồng thời phân bố, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất nhân lực của nguồn lao động để phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

Phát triển nhân lực du lịch nhằm đạt được mục tiêu kinh tế, chính trị và xã hội. Trong đó mục tiêu kinh tế là việc sử dụng hiệu quả nhân lực, mục tiêu chính trị góp phần thực hiện đường lối chính sách và chiến lược phát triển con người, mục tiêu xã hội là tạo việc làm, giữ an ninh trật tự và an toàn xã hội, đảm bảo xã hội ổn định và phát triển. Để đạt được những mục tiêu đó, nội dung phát triển nhân lực chủ yếu gồm hoạch định, triển khai và đánh giá tình hình thực hiện các chính sách tuyển dụng nhân lực, đào tạo bồi dưỡng phát triển nhân lực, sử dụng, đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần đới với nhân lực.

Việc hoạch định các chính sách phát triển nhân lực phải xuất phát từ đường lối chung của Nhà nước để nghiên cứu, dự báo, xác định được mục tiêu và xây dựng các chính sách, các phương án phát triển nhân lực cho hợp lý. Sau khi hoàn thành quá trình hoạch định, chính sách phát triển nhân lực sẽ được tổ chức thực hiện, đây là giai đoạn thực hiện hóa các chính sách thành những kết quả thực tế. Hiện nay ở Việt Nam, cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch bao gồm Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch và Ủy ban nhân dân các cấp. Đồng thời các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng của mình thực hiện một số nhiệm vụ quản lý về du lịch cũng là những cơ quan liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch. Một vấn đề không kém phần quan trọng là việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách phát triển nhân lực du lịch, sửa đổi chính sách quản lý về phát triển nhân lực du lịch.

Quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch

Du lịch là ngành có số lượng nhân lực khá lớn và biến động phức tạp, thông qua hệ thống các chính sách, quy định để định hướng và phát triển nhân lực du lịch bao gồm theo đúng mục tiêu của chiến lược phát triển ngành. Hệ thống chính sách và quy định liên quan đến phát triển nhân lực du lịch bao gồm chính sách quản lý phát triển nhân lực du lịch, chính sách giáo dục, đào

tạo và chính sách về lao động du lịch… Quản lý nhà nước đối với phát triển nhân lực ngành Du lịch sẽ bao gồm các nội dung sau:

- Xây dựng chiến lược phát triển nhân lực ngành Du lịch: Chiến lược phát triển nhân lực ngành Du lịch giữ một vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành Du lịch, nó là sự cụ thể hoá đồng thời là mục tiêu, động lực của chiến lược phát triển ngành Du lịch. Ở nước ta, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan duy nhất có chức năng hoạch định chiến lược phát triển nhân lực ngành Du lịch trên phạm vi toàn quốc.

Những tiêu chí cơ bản cần có của chiến lược phát triển nhân lực ngành Du lịch gồm số lượng nhân lực cần có, tỷ lệ lao động được đào tạo, cơ cấu trình độ và cơ cấu lao động giữa các ngành nghề thuộc ngành Du lịch. Chiến lược phát triển nhân lực ngành Du lịch trên phạm vi toàn quốc cần được cụ thể hoá thông qua chiến lược phát triển nhân lực ngành Du lịch ở các địa phương.

Chiến lược phát triển nhân lực ngành Du lịch là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển nhân lực ngành Du lịch trên phạm vi toàn quốc; chiến lược phát triển nhân lực ngành Du lịch, các chương trình, kế hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch ở từng địa phương, vùng miền, khu vực.

- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho phát triển nhân lực ngành Du lịch: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cùng các cơ quan có liên quan khác sử dụng công cụ pháp luật và các chính sách vĩ mô tác động vào các mối quan hệ sản xuất, quan hệ lao động và quản lý để điều chỉnh, định hướng cho sự phát triển của nhân lực ngành Du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển.

Hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh sự phát triển nhân lực ngành Du lịch do nhiều cơ quan khác nhau ban hành. Vấn đề là những văn bản này phải được tập hợp trong một thể thống nhất, giải quyết được những nội dung quản lý giao thoa, tránh tình trạng chồng chéo, phủ định lẫn nhau và phải tạo được cơ chế phối hợp, lồng ghép các nội dung liên quan đến phát triển nhân lực ngành Du lịch.

- Xây dựng và ban hành các chính sách về tuyển dụng lao động trong ngành Du lịch: Chính sách quản lý nhà nước đối với tuyển dụng lao động trong ngành Du lịch có nhiều nội dung, trong đó xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành Du lịch là một nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp du lịch có căn cứ để nhận xét, đánh giá, bố trí tuyển chọn lao động vào làm việc trong ngành du lịch, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành Du lịch cần tính đến đặc điểm lao động và cơ cấu lao động của ngành Du lịch để tuyển dụng được đội ngũ lao động phù hợp.

Nhà nước, ngoài việc ban hành hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành Du lịch, còn cần phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra giám sát, tránh tình trạng tuyển dụng và sử dụng lao động một cách tuỳ tiện, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động, đồng thời tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nhân lực ngành Du lịch: Xây dựng và hoàn thiện các chính sách về giáo dục đào tạo, đào tạo du lịch, thu hút và sử dụng lao động. Ban hành, hướng dẫn thi hành các chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với lao động ngành Du lịch, ban hành quy chế về thu hút, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nhân lực ngành Du lịch.

- Mở rộng quan hệ hợp tác, thúc đẩy sự giao lưu hợp tác về nhân lực ngành Du lịch giữa các vùng miền và các quốc gia: Giao lưu hợp tác về nhân lực là một trong những biện pháp nhanh nhất khắc phục những mâu thuẫn, bất hợp lý của nhân lực ngành Du lịch, quá trình này không chỉ phát huy thế mạnh của mỗi vùng miền mà còn giúp thay đổi phong cách, thói quen, tinh thần kỷ luật và đổi mới tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực ngành Du lịch, tạo mặt bằng chất lượng nhân lực thống nhất giữa các vùng miền và các quốc gia.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, chỉ đạo thực hiện đưa các chiến lược chính sách phát triển nhân lực vào cuộc sống: Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nhân lực ngành Du lịch. Việc tổ chức thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức bộ máy, cách thức tiến hành và các nguồn lực để phát triển nhân lực ngành Du lịch. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, cần tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đủ mạnh từ Trung ương đến địa phương, bổ sung thêm lực lượng, tăng cường chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý.

Công tác thanh kiểm tra tình hình thực hiện cần được tiến hành thường xuyên, liên tục để có những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo các chiến lược, chính sách phát triển nhân lực ngành Du lịch thực sự đi vào cuộc sống, phù hợp với nhu cầu phát triển ngành Du lịch.

- Chính sách về giáo dục, đào tạo nhân lực du lịch quy định về cơ sở vật chất của các trường đào tạo du lịch: tiêu chuẩn và chế độ của đội ngũ giáo viên, giảng viên, chuyên gia nghiên cứu: quy định về các hệ đào tạo: chính sách này là cơ sở định hướng cho các hoạt động giảng dạy và học tập các giáo viên, học sinh, sinh viên ở các cơ sở đào tạo du lịch. Chất lượng của đội ngũ nhân lực du lịch sau này phần lớn phụ thuộc vào các chính sách này.

- Chính sách về lao động du lịch quy định chế độ làm việc, thời gian làm việc, chế độ đãi ngộ, bảo hiểm, tiền lương, chế độ lao động đối với nữ, chính sách cho các vùng du lịch trọng điểm… Nếu như vào những ngày nghỉ, ngày lễ, người lao động được nghỉ thì đối với nhân lực ngành Du lịch phải làm việc nhiều hơn, nên cần có quy định được hưởng đãi ngộ nhiều hơn thông qua chính sách thưởng, ngày nghỉ bù… hay ở vùng du lịch có địa hình khó khăn, người lao động lại ít có điều kiện tiếp xúc với công nghệ hiện đại, muốn phát triển du lịch ở đây thì cần phải có sự đầu tư, quan tâm nhiều hơn bằng những hành động thiết thực, chính sách đãi ngộ, lương bổng hợp lý để đảm

bảo cuốc sống đủ về vật chất và khuyến khích người lao động làm việc, mặt khác khi người lao động nhận thấy sự quan tâm của Nhà nước, họ cũng được nâng cao thái độ làm việc, xem du lịch là một nghề chính chả họ… Trong ngành Du lịch cũng cần các chính sách người nước ngoài lao động tại Việt Nam, người Việt Nam xuất khẩu lao động ra nước ngoài…

Một trong những nội dung của phát triển nhân lực mà nahà nước cũng cần phải quan tâm đó là công tác dự báo nhân lực, đây là công tác nhằm dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực trong lương lai, đối với nhân lực du lịch thì công tác dự báo được xem là một công cụ đắc lực nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch nhân lực. Có thể tóm tắt quy trình dự báo thành ba bước sau:

Bước 1: Dự báo số lượng việc làm theo ngành nghề

Nguyên tắc cơ bản là dự đoán nhu cầu lao động thông qua dự đoán sự phát triển sản lượng kinh tế, du lịch, được tính toán theo phương pháp vĩ mô tuyền thống. Tuy nhiên, việc thực hiện dự báo này đòi hỏi phải có một tầm nhìn và được hoạch định ở cấp vĩ mô, khi phải dự báo được ngành nghề, lĩnh vực mà vùng có lợi thế hoặc nên tập trung phát triển, phát huy được lợi thế cạnh tranh của vùng với thị trường du lịch các tỉnh khác.

Bước 2: Dự báo đào tạo

Bước tiếp theo là dự báo đào tạo, đây là bước khó khăn nhất vì phải chuyển từ dự báo nhân lực theo cơ chế việc làm sang cơ cấu giáo dục theo trình độ. Mối quan hệ này được coi là đơn ứng giữa một ngành nghề và một loại đào tạo, các ngành nghề và các đào tạo xếp thăng bằng với nhau. Sau đó, các mô hình dự báo đã được bổ sung, phát triển nhằm làm mềm đi mối mối quan hệ đào tạo – việc làm, gần với thực tế hơn: mỗi nghề có thể liên quan tới một cấu trúc đào tạo chứ không chỉ một loại đào tạo.

Sau hai loại dự báo trên , mới chỉ có cầu lao động được nghiên cứu, cung lao động không phải không được nhắc đến nhưng là đối tượng của các hoạt động dự báo tách rời và độc lập.

Bước 3: Các dự báo liên quan

Dự tính cung lao động theo loại đào tạo, cho phép tính thống kê về số lượng nhân lực có và rời khỏi địa bàn tỉnh, số lượng nhân lực cần bổ sung vào số người lao động đang có việc làm và tìm kiếm việc làm. Ngoài ra, mối quan hệ tiền lương – việc làm cũng phải được xem xét, vì đây là một trong những nguyên nhân chính khiến luồng lao động dịch chuyển khá lớn giữa các khu vực trong địa bàn tỉnh.

Đào tạo nhân lực du lịch

Phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu nhân lực và đào tạo, ta thấy khó khăn trong việc nghiên cứu vấn đề khoa học về mối quan hệ đào tạo – việc làm. Các lý thuyết hiện nay có khản năng đưa ra một cách nhìn thực tế hơn về mối quan hệ đào tạo – việc làm làm thực sự tồn tại, nhưng mức độ của mối quan hệ này phụ thuộc vào sự phát triển, đặc biệt vào cơ chế điều chỉnh về tiền lương và về số lượng người lao động.

Có thể nói nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển của cả nước nói chung, để có dự báo đúng đắn và làm cơ sở cho công tác hoạch định chính sách đào tạo, cần có một tổ chức có trách nhiệm điều phối và phối hợp công tác dự báo. Khi đó công tác dự báo và vấn đề đào tạo rất phù hợp đáp ứng được nhân lực cho địa phương tránh được thừa số lượng và chất lượng kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)