Tình hình phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 65 - 69)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. Tổng quan về du lịch tỉnh Cao Bằng

2.1.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2014

Du lich hiện nay chưa phải là thế mạnh của tỉnh Cao Bằng, tỉnh chỉ mới phát triển du lịch từ những năm 2006 cho đến nay, tuy nhiên không vì thế mà Ban lãnh đạo của tỉnh không có sự quan tâm và đầu tư vào ngành du lịch, tỉnh đã trình và được phê duyệt “Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030” nhằm đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong khối ngành dịch vụ, là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lich có chất lượng tốt, đa dạng, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Cao Bằng. Trong quá tình thực hiện mục tiêu trên, tỉnh đã và đang đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau:

Lượng khách du lịch của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2011 – 2014 có mức tăng trường bình quân là 17,7% mỗi năm, trong đó khách nội địa tăng bình quân là 16,8% mỗi năm và khách quốc tế tăng bình quân là 18,8% mỗi năm. Nếu tính từ trước năm 2010, lượng khách du lịch đến Cao Bằng là con số chưa đáng kể thì đến năm 2011, khi có bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng thì số lượng khách du lịch đến với Cao Bằng đã tăng lên rõ rệt.

Đơn vị tính: lượt khách

Biểu đồ 2.1. Lƣợng khách du lịch đến tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2014

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng Doanh thu du lịch tăng trường bình quân của giai đoạn 2011 – 2014 là 18,3% mỗi năm, mức tăng trưởng du lịch là 18,1%. Sự tăng trưởng về tổng thu du lịch trên là chưa xứng tầm với tài nguyên du lịch mà tỉnh đang có, khả năng tăng doanh thu du lịch của tỉnh Cao Bằng vẫn còn rất là lớn. Nếu tỉnh phát triển được đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch trong thời gian tới từ đó bổ sung thêm các loại hình dịch vụ du lịch hấp dẫn như trekking, nghỉ dưỡng, khám phá, du lịch sinh thái ở khu vực núi rừng

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Khách nội địa Khách quốc tế 435.430 491.830 543.868 17.130 24.170 27.518 28.453 346.780

Đơn vị tính: Triệu đồng

Biểu đồ 2.2. Tổng thu du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2014

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Tỉnh, trong những năm vừa qua, có sự phát triển về mặt số lượng nhiều hơn so với mặt chất lượng. Năm 2011 toàn tỉnh mới có 78 cơ sở lưu trú với tổng số buồng là 994 phòng (bình quân 1 cơ sở lưu trú có 13 buồng) thì đến hết năm 2014 đã tăng lên là 155 cơ sở lưu trú với tổng số phòng là 2088 phòng, bình quân 1 cơ sở lưu trú có 14 buồng. Các cơ sở lưu trú trên toàn bộ địa bàn tỉnh thì khách san mới chỉ có hạng cao nhất là 2 sao , kế đến là 1 sao, cơ sở lưu trú đủ tiêu chuẩn để phục vụ du khách. Chất lượng của các cơ sở lưu trú này được đánh giá chung chưa được tốt, dịch vụ không đa dạng, đội ngũ nhân viên phục vụ thì không được đào tạo bài bản nên phục vụ chưa chuyên nghiệp.

Bảng 2.2. Hệ thống cơ sở lƣu trú của tỉnh Cao Bằng (giai đoạn 2011 – 2014)

Năm 2011 2012 2013 2014

Số cơ sở lưu trú 78 99 141 155

Số phòng 994 1288 1875 2088

Số giường 1769 2231 3038 3375

Một đặc điểm dễ nhận thấy của hệ thống cơ sở lưu trú tại khu vực này là còn nhiều cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ (chỉ trên dưới 10 buồng, trang thiết bị không đồng bộ, mới chỉ có khả năng cung cấp dịch vụ lưu trú đơn thuần). Sự phân bố của các cơ sở lưu trú cũng không đồng đều: thông thường hệ thống cơ sở lưu trú tập trung ở các thành phố Cao Bằng nơi trung tâm của tỉnh Cao Bằng , có 99 cơ sở lưu trú tập trung ở đây với 1379 phòng . Bên cạnh hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, ở các điểm thăm quan du lịch tỉnh đang bắt đầu hình thành các khu du lịch, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước như khu du lịch Thác Bản Giốc – động Mường Ngao, khu du tích hang Pắc Bó, khu du lịch Hồ Thăng hen… Trong đó có khu du lịch thác Bản Giốc – động Mường Ngao là khu du lịch mới được đầu tư nên có cơ sở vật chất mới, trang thiết bị đồng bộ và đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản.

Hoạt động kinh doanh lữ hành, vận chuyển của Tỉnh hiện nay hết sức ảm đạm, toàn Tỉnh mới có được 10 công ty lữ hành hoạt động trong đó có 03 công ty hiện có sự hoạt động tốt nhất là: công ty cổ phần du lịch Cao Bằng, công ty thương mại du lịch khách sạn Bằng Giang và công ty TNHH Nhật Lợi. Những công ty lữ hành này đều đang đặt trụ sở tại thành phố Cao Bằng, lấy thành phố Cao Bằng làm trung tâm đón nhận khách, từ đó đưa khách đi thăm quan các khu du lịch và quay về thành phố và ngoài các tuyến du lịch thăm quan khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng thì các công ty lữ hành này cũng khai thác thêm các tuyến du lịch đi một số tỉnh miền Nam của Trung Quốc để có sự phong phú, đang dạng thu hút du khách hơn. Hiện nay, các công ty lữ hành của tỉnh Cao Bằng chưa hề có nguồn khách để khai thác mà chỉ đang nhận khách từ các công ty lữ hành dưới Hà Nội và các tỉnh thành khác chuyển cho, chưa có sự quảng bá hình ảnh, chưa có sự đầu tư vào marketing để tìm kiếm nguồn khách. Ngoài ra hệ thống vận chuyển khách du lịch của tỉnh Cao Bằng là không có mặc dù có các công ty vận chuyển hành khách từ các tỉnh lên Cao Bằng bằng xe giường nằm chất lượng cao, xe ngồi chất lượng cao và luôn luôn có nhiều chuyến xe khởi hành vào buổi sáng, tối

mỗi ngày. Nếu các công ty lữ hành có nguồn khách thường xuyên sẽ có thể kết hợp với các hãng vận chuyển khách để tạo thành một khối liên kết tốt nhất, tạo thành những hãng du lịch có quy mô lớn hơn so với bây giờ, đem lại nguồn thu du lịch cho tỉnh Cao Bằng.

Nhìn chung, hoạt động du lịch tỉnh Cao Bằng đã có những bước phát triển tốt trong thời gian vừa qua. Sự tăng lên của lượng khách du lịch và doanh thu du lịch qua từng năm tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức về du lịch của các cấp lãnh đạo từ đó công tác quản lý nhà nước về du lịch có được sự quan tâm tốt hơn, có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành và địa phương tốt hơn, và nhất là tạo được môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã định hướng rằng: đẩy mạnh phát triển khối ngành dịch vụ song song với việc phát triển ngành công nghiệp trong những năm trước mắt để tạo tiền đề, thúc đẩy khối ngành dịch vụ từ đó chuyển cơ cấu kinh tế của tỉnh từ hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp từng bước chuyển dần sang dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Và về lâu dài, du lịch là một ngành kinh tế chính, có vai trò thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, chiếm hàng đầu trong lịch vực dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)