Quan điểm, phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 101 - 105)

7. Kết cấu của đề tài

3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển nhân lực du lịch

của tỉnh Cao Bằng đến năm 2020

3.1.1. Quan điểm phát triển nhân lực du lịch

Trong giai đoạn đầu của năm 2011, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng một chương trình “Phát triển du lịch giai đoạn 2011 – 2015” để làm nền tảng và định hướng cho việc phát triển ngành. Nhưng sau một năm thực hiện chương trình, đến đầu năm 2012 tỉnh Cao Bằng đã đệ trình lên thủ tướng chính phủ xin phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và cuối năm 2012 đã được Thủ tướng chính phủ chính thức phê duyệt. Từ đó đến nay, ngành Du lịch của tỉnh Cao Bằng đã thống nhất phát triển theo những quan điểm trong quy hoạch như sau:

Phát triển du lịch Cao Bằng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của cả nước, định hướng quy hoạch phát triển du lịch bền vững Trung du miền núi Bắc bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát triển du lịch Cao Bằng theo hướng bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ vững an ninh quốc phòng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Phát triển du lịch Cao Bằng trong mối liên hệ vùng, cả nước và quôc tế ddeer khai thác cả nguồn khách du lịch quốc tế và nội địa, trong đó chú trọng phát triển khách du lịch nội địa và tằng cường thu hút khách quốc tế.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của các địa phương, các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

3.1.2. Phương hướng phát triển nhân lực du lịch

Theo bản “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030” cảu tỉnh Cao Bằng đã chỉ rõ phương hướng hoạt động du lịch như sau:

Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng với tốc độ phát triển nhanh và bền vững, đồng thời phát huy hiệu quả sự kiên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh thành, vùng kinh tế trọng điểm khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ, giữa các vùng du lịch trọng điểm quốc gia; đẩy mạnh liên kết hợp tác, làm đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp ký kết hợp tác du lịch với các doanh nghiệp lớn khác.

Phát triển thị trường khách du lịch khách nội địa, đây được định hướng là thị trường trọng điểm do xu hướng đi du lịch ngày càng tăng cao nhờ vào kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến hơn. Thị trường khách quốc tế tuy chiếm tỷ trọng không cao so với thị trường khách nội địa nhưng đây sẽ là thị trường khách tăng trưởng đều vào mỗi năm.

Phát triển sản phẩm du lịch gồm 3 loại hình: Du lịch gắn với văn hóa là du lịch về nguồn, giáo dục, tri ân, tham quan di tích, nghiên cứu, du lịch cộng đồng tìm hiểu lối sống văn hóa của các dân tộc vùng Đông Bắc như ẩm thực, tâm linh…; Du lịch gắn với sinh thái là du lịch thăm quan ngắm cảnh (thác, hang động), nghĩ dưỡng vùng núi, du lịch thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí cuối tuần; Du lịch gắn với cửa khẩu là du lịch thăm quan, mua sắm, quá cảnh, du lịch kèm theo các sự kiện khác như thương mại, hội nghị hội thảo (MICE)…

Tổ chức các không gian du lịch bao gồm cụm du lịch, điểm du lịch và các tuyến du lịch trên địa bàn toàn tỉnh đưa toàn tỉnh trở thành một không gian du lịch với mỗi du khách đên với tỉnh Cao Bằng.

Tập trung mọi nguồn lực để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về du lịch của tỉnh đi đôi với công tác đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực phục vụ ngành du lịch. Ngành cần thu hút các dự án đầu tư du lịch cao cấp và các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, đồng bộ, có sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao để thức đẩy các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nhanh số lượng cơ sở lưu trú hạng sang, tụ điểm vui chơi giải trí, các cơ sở phục vụ theo hướng văn mih, hiện đại, phục vụ chuyên nghiệp… đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành du lịch.

3.1.3. Mục tiêu phát triển nhân lực du lịch

Mục tiêu tổng quát của ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng là đến hết năm 2020, du lịch Cao Bằng cơ bản trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ tạo tiền đề đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của tỉnh, thân thiện với môi trường; đưa Cao Bằng trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khu vực phía Bắc và cả nước.

Mục tiêu cụ thể của ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng bao gồm những mục tiêu sau:

Mục tiêu phát triển ngành:

- Phát triển không gian du lịch theo đặc trưng riêng 06 khu vực (Cụm du lịch: Trung tâm thành phố Cao Bằng và phụ cận; Cụm du lịch phía Bắc: Pắc Bó và phụ cận; Cụm du lịch phía Đông: Thác Bản Giốc – Ngườm Ngao và phụ cận; Cum du lịch phía Tây: Phja Dắc – Phja Đén, rừng Trần Hưng Đạo và phụ cận; Cụm du lịch phía Đông Nam: Khu di tích chiến thắng Đông Khê, Di tích chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến dịch biên giới 1950 và phụ cận; Cụm du lịch phía Tây Bắc, Bảo Lạc, Bảo Lâm: khai thác phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng), bảo đảm việc tăng cường liên kết vùng vừa bảo đảm tính đa dạng và phát huy thế mạnh của từng khu vực.

- Phát triển được 1 khu du lịch quốc gia, 01 điểm du lịch quốc gia và một số điểm, khu du lịch quan trọng khác, làm động lực phát triển du lịch các địa phương của tỉnh Cao Bằng

- Du lịch tỉnh Cao Bằng đến hết năm 2020 thu hút 75 nghìn lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 620 nghìn lượt nội địa; năm 2030 thu hút 180 nghìn lượt khách quốc tế, phục vụ 1 triệu lượt khách nội địa. Doanh thu du lịch năm 2020 đạt hơn 41,5 triệu USD và năm 2030 đạt hơn 145 triệu USD. Lúc đó tỷ trọng của ngành Du lịch chiếm khoảng 1,5% tổng GDP năm 2020 và 3% tổng GDP năm 2030.

- Dự báo về đầu tư kết cấu hạ tầng giai đoạn 2016 – 2020 là gần 80 triệu USD , hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu, phát triển các khu, điểm và sản phẩm du lịch đặc trưng tại các vùng du lịch trọng điểm của tỉnh. Đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 2.500 phòng, trong đó tỷ lệ phòng đạt 3 sao trở lên chiếm 5% - 15%, công suất sử dụng phòng đạt 50% trở lên.

- Đầu tư cho giai đoạn 2021 – 2030 cần khoảng 235 triệu USD, chủ yếu để nâng cấp hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trên địa bản tỉnh, hoàn thành kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật du lịch chất lượng cao. Giai đoạn này toàn tỉnh sẽ có khoảng 5.200 phòng, với tỷ lệ phòng đạt 3 sao trở lên chiếm 30%, công suất sử dụng phòng đạt 50% trở lên.

Mục tiêu phát triển văn hóa – xã hội sẽ làm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tăng cường tình yêu quê hương đất nước, ý thức tự hào dân tộc cho nhân dân. Mục tiêu quan trọng nhất là tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giảm nghèo, năm 2020 tạo thêm công việc cho gần 10 nghìn lao động (trong đó khoảng 3 nghìn lao động trực tiếp) và đến năm 2030 tạo ra được 25 nghìn công việc (trong đó có gần 8 nghìn lao động trực tiếp). Bên cạnh đó còn góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, cải thiện điều kiện sống cho đồng báo các

dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa – nơi mà còn nhiều đồng bào dân tộc đang còn sống trong điều kiện khó khăn, lạc hậu.

Mục tiêu cuối cùng là phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với giữ gìn và phát huy các giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)