Những yếu tố tác động chủ yếu đến hoạt động phát triển nhân lực du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 37 - 42)

7. Kết cấu của đề tài

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.4. Những yếu tố tác động chủ yếu đến hoạt động phát triển nhân lực du

lực du lịch.

- Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội, nó sẽ là động lực thúc đẩy phát triển nếu có lợi thế, có tiểm năng và ngược lại, đặc biệt điều kiện tự nhiên rất có ý nghĩa quan trọng đối với ngành Du lịch. Một địa điểm được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên tự

nhiên: thời tiết, rừng núi, sông biển… sẽ dễ dàng phát triển hơn, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư hơn của cả trong và ngoài nước cho cơ sở hạ tầng, cở sơ vật chất kỹ thuật và như vậy ngành Du lịch cũng phát triển lên nhanh và mạnh hơn. Khi Du lịch phát triển là lúc đòi hỏi có nguồn lao động và nhân lực dồi dào để đáp ứng nhu cầu phát triển vì vậy mà nhân lực luôn có một mối quan hệ điều kiện với xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Từ đây sẽ xuất hiện nhu cầu đào tạo để thay đổi chất lượng nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành cũng như của xã hội.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội là điều kiện chung cho sự phát triển của tất cả các ngành và lĩnh vực còn lại. Trong đó nó bao hàm các nhân tố cự thể như: an ninh, chính trị, quy mô nền kinh tế, chất lượng cơ sở hạ tầng, quy mô dân số, lực lượng lao động, bản sắc văn hóa… song chúng có mối quan hệ hữu cơ và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành của một quốc gia trong đó có ngành Du lịch. Từ mối quan hệ này, tất yếu sẽ này sinh nhu cầu về nhân lực và đào tạo nhân lực để tạo động lực phát triển toàn diện.

- Sự phát triển của ngành Du lịch

Du lịch là một ngành công nghiệp không khói mà ở đó yếu tố con người là điều rất cần để phát triển tốt và có một chất lượng dịch vụ tốt. Du lịch càng phát triển thì nhu cầu về nhân lực là con người càng cấp thiết. Khi nền kinh tế phát triển thì đồng nghĩa với việc nhu cầu đi du lịch cũng tăng lên, khi đó ngành Du lịch cũng phải phát triển sao cho ngang tầm, thậm chí là đi trước nhằm phục vụ được mọi nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều này thì ngành Du lịch sẽ cần có một đội ngũ nhân lực kỹ năng tốt, chuyên môn cao… thông qua việc đào tạo sẽ đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nhân lực mà ngành đề ra.

Ở những nước đang phát triển, quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng cao chính là lực cản đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển nhân lực. Tốc độ gia tăng dân số cao gây sức ép lên các cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách xã hội của nhà nước, trong đó có chính sách về giáo dục đào tạo và phát triển nhân lực, và để nâng cao chất lượng nhân lực cần hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số ở mức hợp lý.

- Cơ chế, chính sách của nhà nước về phát triển nhân lực

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho bản thân mỗi người và cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và có hiệu quả cao là điều kiện quyết định cho sự phát triển của một đất nước. Do đó, cơ chế, chính sách của Nhà nước về đào tạo nói chung sẽ quyết định lượng và chất của nhân lực từng ngành trong xã hội đó.

- Du lịch là ngành có số lượng nhân lực khá lớn và biến động phức tạp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Phát triển giáo dục, đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đồng thời nhấn mạnh: Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó thì Luật Giáo dục và Luật Dạy Nghề đã tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa của sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề trên cả nước, khuyến khích đầu tư phát triển giáo dục đào tạo dưới nhiều hình thức, chú trọng dạy nghề, tạo cơ chế quản lý linh hoạt theo hướng tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nâm đến năm 2020 tầm nhìn 2030 xác định: Coi trọng phát triển nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du

lịch, tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý trở thành lực lượng mới để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ theo yêu cầu công việc.

- Hệ thống cơ sở đào tạo

Từ mối quan hệ giữa cung và cầu về lao động trong xã hội mà sẽ hình thành số lượng và quy mô của các cơ sở đào tạo. Do đó, nếu không được quan tâm và đầu tư đúng mức về các nguồn lực phục vụ công tác đào tạo như: cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng nhân lực được đào tạo mà còn gây lãng phí nhân lực trong xã hội.

Hiện nay thì trên cả nước ta, các cơ sở đào tạo du lịch đang tăng mạnh và bắt đầu phân hóa về chất lượng tuy nhiên tất cả đều theo hướng hiện đại hóa với xu hướng hội nhập quốc tế, vươn tầm khu vực và cả thế giới. Bên cạnh việc xuất hiện nhiều ngày càng nhiều các cơ sở đào tạo du lịch nước ngoài tại Việt Nam còn có nhiều hình thức học liên kết đào tạo giữa cơ sở trong nước và nước ngoại tạo ra việc du học tại chỗ nên việc có rất nhiều chương trình đào tạo du lịch khác nhau, chất lượng khác nhau sẽ tạo áp lực cạnh tranh khiến người học khó chọn lựa và còn tạo áp lực đối với nguồn giảng viên có trình độ.

Quy mô của hệ thống đào tạo phản ánh bằng số cơ sở đào tạo, số lượng sinh viên đào tạo và số lượng các ngành nghề đào tạo, tất cả các tiêu chí này lại phụ thuộc vào các cấu thành của từng cơ sở đào tạo. Chất lượng của hệ thống đào tạo thể hiện ở chất lượng dịch vụ đào tạo mà họ cung cấp cho người học, mà chất lượng đào tạo lại phụ thuộc vào mức độ đầu tư của cơ sở đào tạo vào phần cứng, phần mềm và nhân lực giảng dạy – giảng viên, giáo viên của họ. Với một địa phương thì quy mô và chất lượng của hệ thống đào tạo nhân lực du lịch sẽ quyết định tới việc đào tạo nhân lực du lịch của địa phương đó. Vì vậy muốn đào tạo nhân lực tốt thì phải nỗ lực phát triển hệ thống đào tạo nói chung và du lịch nói riêng.

- Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô: Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô của Nhà nước như chính sách giáo dục đào tạo; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động... đều có tác động trực tiếp đến nhân lực.

Chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước không chỉ tạo điều kiện phát triển nhân lực mà còn hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển của nhân lực thông qua những công cụ điều tiết vĩ mô.

Chính sách phát triển du lịch của Nhà nước tác động đến sự phát triển du lịch, trong đó chính sách phát triển nhân lực ngành Du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân lực ngành Du lịch.

- Các nhân tố tác động từ bên ngoài:

+ Toàn cầu hoá: Quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển nhân lực tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Toàn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau. Khả năng cạnh tranh được quyết định bởi năng lực tạo ra giá trị tăng thêm của các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động của mỗi quốc gia và của từng doanh nghiệp. Đóng góp chủ yếu vào điều này phụ thuộc vào kiến thức và các kỹ năng của lực lượng lao động. Trên thực tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo và các kỹ năng của lực lượng lao động là vũ khí cạnh tranh quan trọng trong thế kỷ XXI.

+ Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông: Tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những thay đổi lớn trong các tổ chức và xuất hiện cách thức thực hiện công việc mới. Nhiều ngành nghề mới, công nghệ mới và phương thức quản lý mới xuất hiện, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các công việc mới. Những biến đổi trong các tổ chức cũng làm thay đổi vai trò của người lao động, họ có nhu cầu trong việc ra quyết định và thực sự cần thiết trong việc mở rộng hơn các kỹ năng làm việc. Người

nhân viên cần bổ sung nhiều hơn các kỹ năng so với trước đây làm việc với cấp bậc tổ chức chậm thay đổi với một chuỗi mệnh lệnh rõ ràng với người nghĩ ở trên, còn người làm ở phía dưới, những điều này làm thay đổi mạnh mẽ về chất đối với nhân lực.

+ Xu thế thay đổi về cách thức đi du lịch và các nhu cầu trong khi đi du lịch: Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông được cải thiện vượt bậc cho phép khách du lịch rút ngắn thời gian đi lại, tiếp cận đến nhiều điểm đến du lịch, tạo nên xu thế khách du lịch rút ngắn thời gian lưu trú tại mỗi điểm du lịch và thực hiện nhiều chuyến đi du lịch đến các điểm đến du lịch khác nhau trong thời gian trong năm.

Các dịch vụ du lịch được chia thành 2 nhóm chính là nhóm dịch vụ chính (gồm ăn uống và lưu trú) và nhóm dịch vụ bổ sung (nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ, tham gia các hoạt động thể thao, văn hoá - xã hội...). Cùng với xu thế đi du lịch nhiều lần trong năm thì khách du lịch ngày càng có nhu cầu nhiều hơn với các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ bổ sung. Những thay đổi của “cầu du lịch” đã làm thay đổi “cung du lịch” và qua đó tác động trực tiếp, làm thay đổi sự phát triển của nhân lực ngành Du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)