Cơ cấu nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 77 - 82)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng

2.2.3. Cơ cấu nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng

2.2.3.1. Cơ cấu giới tính

Du lịch là một ngành kinh tế đặc thù, mang tính dịch vụ cao, phần lớn lao động tiếp xúc với khách hàng, lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm do vậy chất lượng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao động mà còn phụ thuộc vào sự khéo léo, mềm dẻo, tinh tế trong giao tiếp ứng xử, đây là một đặc điểm rất phù hợp với lao động nữ.

Xét theo tổng thể thì tỷ lệ lao động nữ trong ngành du lịch Cao Bằng cao hơn lao động nam, trong tổng số 1.082 lao động thì lao động nữ chiếm tới 68,6 % và lao động nam chỉ chiếm 31,4%. Qua những con số này có phần thể

hiện là nhu cầu lao động nữ cao hơn lao động nam, nhưng trái lại trên thực tế thì Cao Bằng đang có nhu cầu về lao động nam hơn nữ, xảy ra sự trái ngược này là do vấn đề di dân ở Cao Bằng. Như đã trình bày trong phần dân số tỉnh Cao Bằng, hiện nay phần lớn lao động trẻ, nam giới ở Cao Bằng đang xuống các thành phố lớn như Hà Nội hoặc các thành phố dưới đồng bằng để làm việc, số còn lại chủ yếu là lao động phổ thông và chủ yếu là gánh vác công việc nặng nhọc. Chính điều này khiến ngành du lịch ở Cao Bằng đang có số lượng lao động nữ cao hơn hẳn và thiếu lao động nam giới. Trong các cơ sở lưu trú thì số nhân lực nam chiếm 29,4% và nhân lực nữ là 70,6%, điều này cũng không xa lạ đối với ngành du lịch nhà hàng – khách sạn. Nhưng đối với ngành lữ hành, với công việc thường xuyên phải đi xa thì thích hợp với nam giới hơn mà số nhân lực nam cũng chỉ chiếm 45,8% xấp xỉ bằng với lượng lao động nữ 45,2%.

Bảng 2.3. Nhân lực du lịch theo giới tính của tỉnh Cao Bằng

STT Tổng số lao động (người) Giới tính Nam Nữ Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%)

1 Cơ quan quản lý

nhà nước về du lịch 17 9 52,9% 8 47,1%

2 Đơn vị sự nghiệp 70 27 38,5% 43 61,5%

3 Cơ sở lưu trú 923 271 29,4% 652 70,6%

4 Lữ hành 72 33 45,8% 39 45,2%

Tổng số 1.082 340 31,4% 742 68,6%

Nguồn: - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng - Cá nhân tự điều tra tháng 7/ 2015

2.2.3.2. Cơ cấu theo độ tuổi

Độ tuổi lao động cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công của một doanh nghiệp vì ở mỗi độ tuổi khác nhau có mức độ ảnh hưởng đến công việc khác nhau. Đối với lao động trẻ thì có lợi thế về kiến thức chuyên môn, trình độ học vấn, ngoại ngữ, khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh, nhưng lại thiếu kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm thực tiễn trong công việc. Ngược lại đối với những lao động có thâm niên, họ lại có kinh nghiệm trong công việc, kinh nghiệm thực tiễn cao, nhưng thiếu đi sự năng động, linh hoạt với công việc, gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới. Chính vì vậy cơ cấu lao động theo độ tuổi hợp lý, hài hòa giữa các nhóm tuổi sẽ tạo nên thành công trong kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Bảng 2.4. Nhân lực du lịch theo nhóm tuổi tỉnh Cao Bằng

Tổng số nhân lực (ngƣời)

Độ tuổi Cơ quan quản

lý nhà nƣớc về du lịch Dưới 30 tuổi 30 – 45 tuổi 46 – 55 tuổi Trên 55 tuổi Người 17 0 10 5 2 Tỷ lệ % 0 58,8 29,4 11,8 Đơn vị sự nghiệp du lịch Người 70 21 34 15 0 Tỷ lệ % 30 48,5 21,5 0 Cơ sở lƣu trú Người 923 431 269 167 56 Tỷ lệ % 46,6 29,1 18 6,3 Lữ hành Người 72 23 42 7 0 Tỷ lệ % 31,9 58,3 9,8 0 Tổng cộng Người 1.082 475 355 194 58 Tỷ lệ 43,9 32,8 17,9 5,4

Nguồn: - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng - Cá nhân thực hiện điều tra 7/2015

Qua bảng thống kê ở trên cho thấy, cơ cấu lao động của ngành du lịch tỉnh Cao Bằng không phải đa số là lao động trẻ. Nhóm nhân lực độ tuổi dưới 30 chiếm 43,9%, nhóm 30 đến 45 tuổi chiếm 32,8%, nhân lực từ 46 đến 55 tuổi chiếm 17,9% và thấp nhất là nhóm trên 55 tuổi chỉ có 5,4%. Ta xét từng ngành nghề thì nhân lực làm quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp có độ tuổi chủ yếu từ 30 đến 45 tuổi, đây là nơi ít có biến động về nhân sự và cần nhân lực có trình độ tốt về chuyên môn và quản lý, có kiến thức chuyên sâu và toàn diện về ngành. Ngược lại với các cơ sở lưu trú thì nhân lực dưới 30 tuổi lại chiếm đa số 46,6%, điều này cũng phù hợp với ngành lưu trú, cần những nhân lực có sức khỏe tốt, năng động, có khả năng giao tiếp tốt, xử lý tình huống khéo léo và kiến thức chuyên môn vừa được đào tạo trong các cơ sở đào tạo. Riêng đối với nhân lực của ngành nghề lữ hành thì độ tuổi chiếm đa số của ngành nghề này là từ 30 đến 45 tuổi (58,3%) còn nhóm dưới 30 tuổi chiểm chiếm 31,9%, đây là một điểm chưa phù hợp với ngành nghề này. Nhân lực trong lĩnh vực lữ hành đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, khả năng chịu đựng được áp lực công việc, sẵn sàng làm thêm giờ, có trình độ chuyên môn, đặc biệt là đối với nghề hướng dẫn viên phải thường xuyên đi xa trong một khoảng thời gian dài và tất cả những điều này thì lao động trẻ phù hợp hơn (nhóm dưới 30 tuổi). Họ là những người mới ra trường, có thời gian, có sức khỏe, có chuyên môn và chưa vướng bận chuyện gia đình. Vì vậy, nhân lực trong ngành nghề lữ hành cần có sự trẻ hóa trong thời gian tới để phù hợp hơn, đáp ứng được yêu cầu và đặc điểm của công việc, góp phần thúc đầy lĩnh vưc lữ hành của tỉnh Cao Bằng phát triển.

2.2.3.3. Cơ cấu theo ngành nghề

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng, đến cuối năm 2014 thì số lượng lao động làm việc trong cơ sở lưu trú chiếm tỷ trọng cao nhất là 85,3%, lao động làm việc trong lữ hành chỉ chiếm có 6,7% và hoàn toàn chưa có lao động làm việc lĩnh vực vận chuyển khách

du lịch do tỉnh chưa có doanh nghiệp vận chuyển du lịch. Với tỷ lệ lao động trong các cơ sở lưu trú như trên cũng tương xứng với tốc độ gia tăng của số lượng đơn vị lưu trú qua các năm. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực lữ hành đang ở mức khá thấp so với quy mô của ngành du lịch tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là ngành du lịch của tỉnh đang không có lĩnh vực vận chuyển du lịch, điều này đang phản ánh chính xác về thực trạng phát triển ngành kinh doanh lữ hành của tỉnh còn quá nhiều hạn chế và khó khăn.

Đơn vị tính: Phần trăm

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu lao động của tỉnh Cao Bằng

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng

Trong điều tra của cá nhân với một số cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cao Bằng đã có kết quả như sau: Lao động phục vụ buồng phòng chiếm tỷ lệ cao nhất 27.4%, tiếp đến là lao động tại bộ phận lễ tân là 16.7% , lao động phục vụ trong nhà hàng và bar chiếm 15.2 %, lao động quản lý cũng chiếm một tỷ trọng khá đồng đều so với những ngành nghề khác là 13.5 %, số lao động khác chiếm một tỷ trọng tương đối cao là 22% và cuối cùng là lao động chế biến món ăn có tỷ lệ thấp nhất 5.2 %. Tuy nhiên, tỷ lệ cơ cấu này sẽ phụ thuộc vào loại hình khách sạn (1 sao, 2 sao, 3 sao…) và đây là điều tra đối với các khách sạn có đầy đủ các bộ phận nghiệp vụ, còn với các khách sạn không có nhà hàng thì cơ cấu này chưa thực sự phù hợp.

Lữ hành

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch & đơn vị sự nghiệp Cơ sở lưu trú

85,3 %

8 % 6,7 %

Đơn vị tính : Phần trăm

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu nghề nghiệp trong cơ sở lƣu trú đƣợc điều tra

Nguồn: Cá nhân thực hiện điều tra 7/2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)