Nhân lực du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 71 - 74)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng

2.2.1. Nhân lực du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và nhân lực

lực sự nghiệp ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng

Số lượng nhân lực du lịch của cơ quan quản lý nhà nước

Tình Cao Bằng đến thời điểm năm 2014, nhân lực thuộc khối quản lý nhà nước về du lịch ở Cao Bằng có 87 lao động được chia làm 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất là nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước, với tổng số là 17 người làm việc tại phòng Nghiệp vụ Du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng và các phòng Văn hóa thông tin ở các huyện thuộc tỉnh Cao Bằng. Ngày 08 tháng 4 năm 2008, thực hiện Quyết định số: 532/QĐ- UBND, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã hợp nhất Sở Văn hoá- Thông tin với Sở Thể dục Thể thao thành Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng, đồng thời tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và tổ chức biên chế làm công tác du lịch từ Sở Công thương theo Quyết định số: 535/QĐ- UBND ngày 08 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao

Bằng, như vậy trước đây Cao Bằng không có Sở Du lịch. Sau khhi sát nhập thì có phòng nghiệp vụ Du lịch do 1 phó giám đốc quản lý và có 4 nhân viên trong phòng đảm nhiệm các công việc về ngành Du lịch của tỉnh Cao Bằng. Các phòng Văn hóa thông tin tại các huyện thì trung bình mỗi phòng có 1 lao động quản lý du lịch. So với khối lượng công việc quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh thì lực lượng này còn khá ít để đảm đương công việc quản lý ngành vì thế mà công tác quản lý du lịch gặp không ít khó khăn.

Nhóm thứ hai là nhân lực của các đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Xúc tiến Thương mại – Du lịch, Khu di tích lịch sử quốc gia Pắc Bó, Khu du lịch Thác Bản Giốc – Đông Ngườm Ngao, Khu du lịch Hồ Thăng hen, đây là những đơn vị sự nghiệp du lịch có quyền thu, chi và chịu sự quản lý trực tiế của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng. Lưc lượng của nhóm nhân lực này khoảng 70 người và không có sự biến động nhiều qua các năm.

Đơn vị tính: Người

Biểu đồ 2.4. Nhân lực thuộc khối quản lý nhà nƣớc về du lịch tỉnh Cao Bằng

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số

Đơn vị sự nghiệp

Cơ quan quản lý Nhà nước

50 10 40 65 52 13 83 67 16 87 70 17

Nhìn chung thì nhân lực thuộc khối quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh tăng trưởng nhẹ và khá đều qua từng năm, không có sự biến động nào lớn. Trong những năm tới, tỉnh sẽ có nhiều dự án phát triển du lịch nên sẽ cần thêm khá nhiều nhân sự trong khối nhân lực này.

Trình độ chuyên môn của nhân lực quản lý nhà nước

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng thì chiếm đa số nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đều có trình độ Đại học nhưng chỉ có 1/3 số nhân lực là được đào tạo đúng chuyên môn du lịch. Bên cạnh đó về lý luận chính trị chủ yếu đã qua các lớp sơ cấp, còn về quản lý nhà nước thì hầu như chưa được đào tạo. Về trình độ ngoại ngữ, hầu như đều biết tiếng Anh ở trình độ A/B ( khoảng 60%), có tới 25% là không biết ngoại ngữ và có trình độ trên C là 10%, đặc biệt có một số cán bộ biết 2 ngoại ngữ Anh - Trung (4 người). Ngoài ra trình độ tin học cũng chỉ dừng lại ở mức A/B, không có ai trình độ C trong khối nhân lực này. Trình độ Cao Đẳng trong những năm về trước chiếm một tỷ trọng khá cao (khoảng 40%) nhưng trong những năm gần đây đã giảm xuống, tuy vậy vẫn chiếm khoảng 25% tổng nhân lực. Trình độ Thạc sỹ phải đến năm 2013 mới có 01 người và chưa có dấu hiệu tăng thêm trong những năm tiếp theo.

Đơn vị tính: Người

Biểu đồ 2.5. Trình độ nhân lực về du lịch trong cơ quan quản lý nhà nƣớc

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng

Tại các đơn vị sự nghiệp, nhân lực có trình độ Đại học chiếm khoảng 25%, cao đẳng, trung cấp chiếm khoảng 35%, số nhân lực này biên chế tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Du lịch, các phòng Văn hóa huyện. Số còn lại là nhân lực có chứng chỉ nghề và nhân lực lao động phổ thông làm việc tại các khu du lịch Thắc Bản Giốc, động Mường Ngao, hang Pắc Bó, hồ Thăng hen. Hơn nữa nhân lực du lịch ở các đơn vị sự nghiệp phải kiêm nghiệm nhiều công việc khác chứ không chỉ làm công việc liên quan đến ngành du lịch, tính chuyên môn hóa là rất thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực du lịch tỉnh cao bằng (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)