.Xác định nội dung quảng bá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Bình Định (Trang 105)

Đối với nhiều nơi, nội dung để quảng bá hình ảnh du lịch địa phương tốt nhất vẫn là lễ hội. Nếu như Đà Lạt tổ chức Festival hoa thành cơng có sức quảng bá cho thành phố cao nguyên này, hay Festival Huế thành công với các loại hình nghệ thuật cung đình làm hấp dẫn du khách; Bình Định sẽ chọn cho mình những nội dung quảng bá gắn liền với Festival Tây Sơn – Bình Định, Liên hoan võ thuật cổ truyền quốc tế. Ngành du lịch Bình Định phải biết tranh thủ các sự kiện này nhằm tơn vinh, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng là dịp để bạn bè quốc tế và cả nước hiểu biết hơn về kinh tế, văn hóa, xã hội trên quê hương “Miền đất võ”. Thơng qua các chương trình hưởng ứng Festival, Bình Định tổ chức một số địa điểm biểu diễn mới gắn với các di tích lịch sử (Quang Trung – Nguyễn Huệ), danh lam thắng cảnh của Bình Định (Thành Hồng đế, khu du lịch Hầm Hô…); tổ chức Lễ hội đường phố Võ cổ truyền Việt Nam; giới thiệu với bạn bè về ẩm thực Bình Định, bài chịi cổ dân gian, thơ Hàn Mặc Tử- Xuân Diệu…tạo động lực phát triển du lịch Bình Định. Trên tinh thần đó, tuyên truyền cho các hoạt động này là những nội dung quảng bá phù hợp nhất đối với du lịch Bình Định.

3.2.1.2 Phương tiện và kênh quảng bá với các thị trường mục tiêu

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, khách du lịch biết đến Bình Định chủ yếu qua các phương tiện truyền thơng như: sách, báo, tạp chí và truyền hình…Cụ thể:

Đối với thị trường trong nước

Nghiên cứu về kênh và phương tiện thông tin cho thấy, 57% du khách trong nước biết đến Bình Định qua phương tiện truyền thơng: internet, báo chí, truyền hình, truyền thanh; 21% qua người thân, 11% qua trang web du lịch Bình Định, 8% qua các công ty lữ hành, đại lý du lịch và 3% qua các ấn phẩm quảng cáo du lịch Bình Định.

Đối với thị trường ngoài nước

Như đã xác định ở phần trên, du lịch Bình Định cần tập trung vào 2 thị trường quốc tế quan trọng: thị trường Tây Âu, thị trường Bắc Mỹ. Hơn 48,2% khách Tây Âu

biết đến Bình Định qua phương tiện truyền thơng: Internet, báo chí, truyền hình, truyền thanh; 33,3% qua các công ty lữ hành, đại lý du lịch; còn lại 18,5% qua người thân. Cịn đối với thị trường Bắc Mỹ thì hơn 52,4% qua phương tiện truyền thơng: Internet, báo chí, truyền hình, truyền thanh mà du khách biết đến Bình Định, 38,1% du khách biết qua các công ty lữ hành, đại lý du lịch, còn lại 9,5% biết qua người thân. Điều này cho thấy đối với thị trường ngồi nước thì sách, báo, tập chí, truyền hình, Internet và các cơng ty du lịch lữ hành là những kênh quảng bá quang trọng.

Do đó để quảng bá du lịch Bình Định đến với thị trường trong và ngồi nước một cách có hiệu quả bên cạnh những nội dung về nhiệm vụ của các bên liên quan đã trình bày ở mục 3.1.6.1, tác giả đề xuất bổ sung những giải pháp về phương tiện và kênh quảng bá cụ thể như sau:

a. Quảng cáo * Báo chí, tạp chí

- Phạm vi quảng cáo: Địa phương, trên cả nước, vùng lân cận - Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Phát động các cuộc thi viết về Bình Định có gắn kết với chủ đề lịch sử, phong trào Tây Sơn, Quang Trung – Nguyễn Huệ thu hút nhiều cây bút nổi tiếng trong và ngoài nước. Đồng thời tổ chức xuất bản các tác phẩm trên qua nhiều sách, báo, tạp chí trong nước;

+ Thực hiện các bài viết quảng bá du lịch Bình Định và giới thiệu hàng chục ảnh đẹp về du lịch Bình Định trên các tập chí du lịch.

* Truyền hình

- Phạm vi quảng cáo: Địa phương, cả nước, truyền hình cáp địa phương - Nội dung thực hiện quảng bá: Xây dựng những phim phóng sự giới thiệu về du lịch Bình Định với thời lượng và tần suất phát sóng thích hợp.

* Radio

- Phạm vi quảng cáo: Khu vực địa phương, khu vực trường học

- Nội dung thực hiện quảng bá: Thực hiện các nội dung du lịch Bình Định hấp dẫn như ẩm thực, chương trình du lịch tạo cảm hứng tưởng tượng cho du khách

* Các phương tiện sử dụng ngồi trời: Bảng hiệu, áp phích, xe bus…

- Phạm vi quảng cáo: Địa điểm công cộng: Sân bay, bến xe, nhà ga, dọc đường quốc lộ, khách sạn, quầy hàng, trạm dừng trên đường…

- Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Xây dựng, thuê các biển quảng cáo tấm lớn, biển điện tử để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Bình Định;

+ Đầu tư xây dựng các mẫu quảng cáo đặc trưng văn hóa Tây Sơn, tháp Chăm… hay dấu hiệu nhận diện thương hiệu du lịch Bình Định nhằm tăng khả năng nhận biết hình ảnh du lịch Bình Định;

+ Xây dựng và mở rộng mạng lưới các quầy thông tin du lịch nhằm cung cấp các ấn phẩm, brochure, bưu thiếp, đĩa CD, DCDs hình ảnh du lịch Bình Định tại các sân bay có số lượng chuyến bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Bài, Cần Thơ, Cam Ranh, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột... để giới thiệu cho khách du lịch các thông tin cần thiết về du lịch Bình Định.

+ Tại các nhà ga xe lửa, các cửa khẩu quốc tế đường bộ, tùy theo điều kiện cụ thể bố trí các giá để ấn phẩm quảng bá du lịch cung cấp cho khách du lịch miễn phí.

+ Nhà nước hỗ trợ các chi phí đầu tư xây dựng các quầy thông tin du lịch; các doanh nghiệp du lịch, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn cần đóng góp chi phí và đầu tư kinh phí duy trì hoạt động của quầy thơng tin du lịch.

* Brochure, bưu thiếp, đĩa CD, DCDs

- Phạm vi quảng cáo: Gửi thư trực tiếp, đặt tại bộ phận nhân sự các cơng ty lớn; văn phịng du lịch; khách sạn địa phương; các trường đại học, cao đẳng; các trạm dừng, bến xe, bến tàu; thư viện và các trung tâm cộng đồng…

- Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Đầu tư ngân sách nhiều hơn cho việc tăng chất lượng và đa dạng hóa các chủng loại ấn phẩm, brochure, bưu thiếp, đĩa CD, DCDs với các nội dung giới thiệu sản phẩm du lịch địa phương;

+ Đầu tư các loại ấn phẩm với nhiều ngôn ngữ phù hợp với 2 thị trường chính châu Âu và Bắc Mỹ;

+ Thường xuyên tổ chức và tham gia các hội chợ chuyên ngành du lịch qua đó quảng bá các ấn phẩm, brochure, bưu thiếp, đĩa CD, DCDs hình ảnh du lịch Bình Định đến du khách.

b. Quan hệ công chúng

* Tập tài liệu thông tin truyền thông

- Phạm vi quảng cáo: Các nhà tiếp thị du lịch - Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Đầu tư xây dựng các tư hiệu được in ra đặc biệt phục vụ cho truyền thông; + Phân tích các mẫu chuyện như các câu chuyện dã sử Quang Trung – Nguyễn Huệ, phong trào Tây Sơn, văn hóa Chăm; hay các thơng tin truyền thơng về văn hóa, ẩm thực du lịch Bình Định;

* Thơng cáo báo chí

- Phạm vi quảng cáo: Báo chí, hãng du lịch lữ hành - Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Tổ chức nhiều tour du lịch dành cho giới báo chí và đại diện của các hãng du lịch lữ hành (FAM Trip) nhằm thực hiện một thơng cáo báo chí với những lời nhận xét tích cực về chương trình du lịch, lễ hội giúp quảng bá hình ảnh du lịch Bình Định

+ Phải duy trì mối quan hệ với những phóng viên báo chí và đài truyền hình/ truyền thanh địa phương

* Hình ảnh cơng chúng

- Nội dung thực hiện quảng bá: Thông qua các lần Festival Tây Sơn- Bình Định, Liên hoan quốc tế võ thuật cổ truyền, các sự kiện du lịch của tỉnh… nhà tiếp thị du lịch thực hiện những tấm ảnh công chúng phản ánh mọi người đang tham dự một cách tích cực vào những hoạt động du lịch nhằm tạo sự quan tâm đến du khách.

*Bài diễn thuyết

- Phạm vi quảng cáo: Hội chợ, triển lãm

- Nội dung thực hiện quảng bá: Thường xuyên tổ chức các đoàn tham gia hội chợ, triển lãm và tổ chức các cuộc họp báo giới thiệu du lịch Bình Định với du khách .

* Chương trình tài trợ

- Phạm vi quảng cáo: Đua xe đạp, hòa nhạc, thi đấu…. - Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Phải lựa chọn chương trình tài trợ thích hợp có khán giả trùng khớp với thị trường mục tiêu, chương trình thu hút được sự chú ý tích cực của khán giả, phù hợp với các hoạt động marketing khác nhằm phản ánh và củng cố cho hình ảnh thương hiệu;

+ Thiết kế chương trình tài trợ tối ưu; + Phải đánh giá kết quả tài trợ.

c. Xúc tiến bán

* Quà tặng; những chương trình khuyến mãi

- Phạm vi quảng cáo: Khách du lịch: nội địa, quốc tế - Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Thông qua việc thành lập Hiệp hội du lịch tỉnh Bình Định các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần hợp tác, liên kết nhằm định giá vé của các sự kiện, khách sạn, dịch vụ ăn uống hợp lý đến khách hàng tiềm năng;

+ Các doanh nghiệp du lịch tăng cường hoạt động xúc tiến bán có hiệu quả; + Thiết kế logo du lịch Bình Định làm quà tặng du khách.

d. Marketing trực tiếp

* Thư trực tiếp, thư điện thử, tiếp thị trực tiếp và khuyến mãi

- Phạm vi quảng cáo: Khách du lịch : nội địa, quốc tế - Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: lữ hành, khách sạn… phải thiết lập thông tin liên lạc giữa khách du lịch với doanh nghiệp nhằm truyền đạt thông điệp quảng cáo thông qua thư, thư điện tử hay điện thoại. Chẳng hạn: Ngành Du lịch Bình Định thực hiện một mẫu tiếp thị trực tiếp sẽ thông báo các hoạt động Festival Tây Sơn – Bình Định và cung cấp cho khách hàng tiềm năng những chương trình du lịch hấp dẫn hay các chương trình du lịch giảm giá; Khách sạn địa phương cũng có thể cung cấp cho khách hàng khuyến mãi “Giá đặc biệt mùa lễ hội” nhằm thu hút du khách;

e. Hội chợ - triễn lãm

- Phạm vi quảng cáo: Chuyên ngành du lịch - Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Các doanh nghiệp, tổ chức du lịch cần tích cực tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành;

+ Các doanh nghiệp, tổ chức du lịch cần phải thu thập các nội dung thông tin đầy đủ về hội chợ - triễn lãm nhằm có chiến lược quảng bá thu hút khách tham quan trong thời gian diễn ra hội chợ;

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu tiếp thị chuyên môn: catalogue, brochure ...;

+ Bố trí nhân sự phải có đủ năng lực về ngơn ngữ, kiến thức kỹ thuật, khả năng giao tiếp và xây dựng quan hệ;

+ Chú ý xây dựng gian hàng và trang trí gian hàng phải đảm bảo có được sự cuốn hút, sáng tạo, tạo điểm nhấn, tạo một đặc trưng riêng nổi bậc;

+ Theo dõi du khách triển vọng;

+ Các doanh nghiệp cần chú ý các hoạt động sau hội chợ-triển lãm không chỉ để xác định kết quả mà còn nhằm củng cố, mở rộng kết quả thu được trong hội chợ như đánh giá kết quả, duy trì mối quan hệ với khách hàng và đối tác: gửi thư chào hàng , cung cấp thông tin bổ sung, mời khách đến công ty, thực hiện những điều doanh nghiệp đã hứa với khách hàng trong thời gian tổ chức hội trợ - triển lãm.

f. Internet

* Phát triển trang Web

- Phạm vi quảng cáo: Khách du lịch: nội địa, quốc tế - Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Tỉnh và các doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa cho các website giới thiệu sản phẩm du lịch, có đường liên kết (link) với các website có lượng truy cập lớn;

+ Cần nâng cao chất lượng thẩm mỹ của các giao diện với các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh hấp dẫn người truy cập;

+ Thông báo địa chỉ và giao diện website trên các ấn phẩm quảng cáo của thương hiệu Bình Định;

+ Cung cấp các thơng tin du lịch có giá trị, hữu ích cho người truy cập; + Tổ chức các diễn đàn và trả lời thắc mắc nhằm thu hút người truy cập.

3.2.1.3 Quản lý thương hiệu du lịch Bình Định

Thành lập tổ chức quản lý thương hiệu du lịch nhằm có một định hướng chiến lược rõ ràng trong việc quảng bá, thúc đầy thương hiệu du lịch Bình Định phát triển. Cơng việc của họ là hỗ trợ các thương hiệu, quản lý trong việc thúc đẩy thương hiệu về phía trước, duy trì đà tăng trưởng, giám sát tác động của nó, và quyết định khi nào để làm mới thương hiệu hoặc tái thương hiệu .

Để thực hiện thương hiệu du lịch Bình Định một cách có hiệu quả cao, ngồi các cơng việc tích hợp qua các kênh truyền thơng, quảng bá thương hiệu việc thực hiện thương hiệu cần được bảo đảm lâu dài, thông qua việc đăng ký nhãn hiệu, logo thương hiệu độc quyền, bảo hộ thương hiệu… là hết sức quan trọng. Bởi chính vấn đề này làm cơ sở cho thương hiệu không bị xâm phạm, ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến du lịch Bình Định ;

Bước tiếp theo và cuối cùng trong tiến trình xây dựng thương hiệu điểm đến là giám sát, đánh giá, nhận xét thương hiệu du lịch Bình Định. Việc đo lường, đánh giá thương hiệu thông qua mức độ nhận biết thương hiệu, mức độ nhận thức giá trị sản phẩm và sự liên tưởng rõ ràng trong tâm thức của du khách. Tuy nhiên các nội dung của đề tài nhằm định hướng những vấn đề cho yêu cầu xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định và cách thức quảng bá thương hiệu ra ngoài thị trường. Trong phạm vi đề tài khơng đi sâu phân tích vấn đề giám sát, đánh giá, nhận xét thương hiệu du lịch Bình Định vì việc này cần rất nhiều thời gian để kiểm chứng. Vì vậy phần nội dung này cần được nghiên cứu trong các đề tài chuyên sâu.

3.2.2. Giải pháp bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch và môi trường

3.2.2.1. Bảo tồn và nâng cấp các di sản văn hóa

Cần có sự nhận thức nhất quán, đầy đủ trong bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên, di sản nói chung và du lịch nói riêng;

Phải có sự phối hợp đa ngành, liên vùng trong công tác quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch và các ngành kinh tế khác với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản, tài nguyên du lịch phù hợp với mục tiêu chung ;

Các tổ chức, ban ngành cần xác định hiện trạng khai thác, có kế hoạch Bảo vệ di sản và hoạt động du lịch của du khách tại các địa điểm Di sản. Đồng thời người dân địa phương cũng phải được tham gia vào việc lập kế hoạch bảo vệ di sản; phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Cần có sự đầu tư đồng bộ cho di tích, từ tu bổ kiến trúc, nội thất tới tôn tạo cảnh quan sân vườn, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng chống cháy, trộm, cải tạo hệ thống đường đi lối lại trong và xung quanh di tích, xây dựng các khu quản lý và dịch vụ...

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, tăng tính hấp dẫn của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan; tổ chức các hoạt động văn hố tại di tích hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững là hết sức cần thiết ; Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở... ;

Tổ chức các lớp tập huấn về du lịch và tuyên truyền Luật Di sản văn hóa cho hướng dẫn viên, những người kinh doanh dịch vụ du lịch để họ hiểu vai trị của mình trong việc bảo vệ, bảo tồn di tích, hiểu được sự gắn kết hài hòa giữa việc khai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Bình Định (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)