2.2.4.7 .Doanh thu du lịch
3.1. Định hƣớng xây dựng thƣơng hiệu du lịchBình Định
3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch Bình Định
Quy hoạch 1996 đã đề ra các quan điểm phát triển du lịch Bình Định tiếp tục phát huy trong thời gian tới như sau:
Quy hoạch phát triển du lịch Bình Định phải gắn liền với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước, khai thác triệt để các tiềm năng của tỉnh để nhanh chóng phát triển ngành du lịch, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố;
Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong nước, ngoài nước đầu tư phát triển kinh doanh du lịch bằng các hình thức đầu tư trực tiếp, liên doanh, liên kết;
Phát triển du lịch phải luôn dựa trên phương châm bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội;
Phát triển du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với việc giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc. Cần đẩy mạnh du lịch quốc tế để tuyên truyền, trao đổi văn hoá, song cũng phải quan tâm phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tham quan du lịch của nhân dân, góp phần cải thiện nâng cao đời sống văn hoá, vật chất và tinh thần cho cộng đồng địa phương;
Phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ mơi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các di sản thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan, đặc biệt là các khu thắng cảnh và các di tích khơng những bị xâm hại mà cịn được bảo vệ và tơn tạo tốt hơn.
Mặt khác, quy hoạch phát triển du lịch cũng phải nhằm bảo vệ môi trường xã hội trong sạch, ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với mơi trường văn hố của địa phương;
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dựa trên cơ sở nắm vững cương lĩnh, điều lệ và nghị quyết của Đảng, bám sát mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.
Trong tình hình mới, việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển du lịch Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến 2020 cần bổ sung và quán triệt đầy đủ những quan điểm sau đây:
Quy hoạch phát triển du lịch Bình Định phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến 2010, định hướng 2020 và phù hợp với điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010; phù hợp với định hướng phát triển khu vực trọng điểm kinh tế Miền Trung;
Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh phát triển du lịch; coi trọng cả khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế; mở rộng kinh doanh du lịch phải kết hợp chặt chẽ với đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội; bảo vệ mơi trường sinh thái bền vững; đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển du lịch để đến năm 2010 trở thành ngành kinh tế quan trọng;
Phát triển du lịch phải gắn liền với phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội khác. Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm; tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, hồ, núi; du lịch văn hoá lịch sử tạo ra ưu thế vượt trội, xây dựng du lịch Bình Định trở thành trọng điểm du lịch quốc gia [5, Tr.48,49]
3.1.2 Định hướng phát triển du lịch Bình Định
3.1.2.1 Định hướng thị trường khách du lịch
- Tiếp tục ưu tiên khai thác, mở rộng các thị trường khách du lịch truyền thống; - Khai thác thị trường nội địa và nội tỉnh vừa tạo cơ sở phát triển ổn định vừa bảo đảm mục tiêu nâng cao điều kiện sống cho nhân dân.
- Khai thác các thị trường mới có tiềm năng làm cơ sở phát triển trong các giai đoạn tương lai.
3.1.2.2 Định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch
a. Đẩy mạnh phát triển Du lịch văn hóa và sinh thái để đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh
Du lịch sinh thái gắn với cảnh quan núi, hồ tập trung khu vực phía Tây tỉnh Bình Định, du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử phong trào khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn, vua Quang Trung và những câu chuyện lịch sử, huyền thoại về các tướng lĩnh của triều đại Quang Trung - Nguyễn Huệ; Gắn với Đàn Tế trời đất đã được hoàn thiện về cơ bản tạo nên sự khác biệt và độc đáo cho du lịch văn hóa Bình Định;
Tạo dấu ấn cho du lịch Bình Định qua việc phát triển sản phẩm du lịch gắn với sức sống mãnh liệt và ngày càng có sức lan tỏa của mơn võ cổ truyền, với bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống Tuồng với tư cách là các giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc.
Các loại hình du lịch: Tham quan nghiên cứu, giáo dục, tâm linh.v.v…
b. Tập trung phát triển loại hình Du lịch biển
Do đặc điểm nổi trội của nguồn tài nguyên biển nên loại hình du lịch gắn với biển, đảo sẽ chiếm vị trí hết sức quan trọng và được ưu tiên đối với du lịch Bình Định. Trong du lịch biển cần chú ý những loại sản phẩm sau :
Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần: Đây là nhóm
sản phẩm du lịch chủ đạo được phát triển trên toàn hành lang ven biển của tỉnh. Tập trung ở cụm trung tâm và khu vực Hoài Nhơn;
Du lịch tàu biển: Phát huy lợi thể cảng biển Quy Nhơn để phát triển loại hình
du lịch tàu biển nhằm khai thác các giá trị văn hóa địa phương trong không gian cụm trung tâm và cụm phía Tây (Tây Sơn);
Du lịch thể thao, khám phá biển đảo: Chủ yếu khai thác hệ thống biển, đảo
ven bờ như Hịn Ơng Cơ, Hịn Khơ, Hịn Đất, Cù Lao Xanh. v.v…
c. Phát triển Du lịch thương mại, công vụ
Với vị trí là một trong các trung tâm khu vực DHNTB và Tây Nguyên, là cửa ngõ hành lang Đơng - Tây cộng với sự hình thành khu kinh tế Nhơn Hội, Bình Định có điều kiện tổ chức một số sản phẩm du lịch thương mại, nhất là du lịch MICE :
- Du lịch hội nghị, hội họp và khuyến thưởng, và hội chợ; gắn với sự kiện thể thao của vùng đất khai sinh ra mơn võ thuật Bình Định như Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền; Festival Tây Sơn – Bình Định;
- Du lịch kèm theo những sự kiện đặc biệt (như lễ hội, lễ kỷ niệm...) của vùng đất mang đậm chất nghệ thuật như “Đêm thơ Hàn Mạc Tử”, “Đêm thơ Xuân
Diệu”; “Đêm nhạc Trịnh”...; festival sân khấu nghệ thuật Tuồng…