7. Bố cục của luận văn
1.2. Thực tiễn xây dựng thƣơng hiệu điểm đến du lịch trên thế giớ
1.2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch địa phương: kinh
Kinh nghiệm từ Hạ Long
Vịnh Hạ Long, với những giá trị ngoại hạng toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên và địa chất địa mạo lần lượt vào năm 1994 và năm 2000 đã được tổ chức Unessco công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Và gần đây, vịnh Hạ Long đã được vinh danh là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Những danh hiệu vô cùng cao quý này đã mang lại cho Hạ Long nhiều cơ hội phát triển và ngày càng được khẳng định như một thương hiệu du lịch biển hấp dẫn vào loại bậc nhất của Việt Nam...Bởi lẽ đó, theo dịng thời gian lượng khách du lịch đến với Hạ Long không ngừng gia tăng, tạo ra hàng chục ngàn việc làm cho người lao động, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của Quảng Ninh.
Những kết quả mà du lịch Hạ Long đạt được trong thời gian qua rất đáng tự hào được tạo dựng từ nhiều yếu tố trong đó có yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch – yếu tố về xây dựng thương hiệu điểm đến.
Với những lợi thế nổi trội của vịnh Hạ Long, điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu biển hàng đầu Việt Nam và trong khu vực, tỉnh Quảng Ninh đã nắm bắt cơ hội này, quan tâm tạo dựng hình ảnh điểm đến du lịch Hạ Long [9,Tr.108, 109,110,111] :
Thứ nhất về quy hoạch và định hướng chiến lược: Hạ Long ln được đạt vị trí ưu tiên trong hoạch định phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh cũng như được định vị là một trung tâm du lịch biển hàng đầu Việt Nam
Thứ hai về xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng: Các sản phẩm: tham quan ngắm cảnh thiên nhiên bằng tàu truyền thống, tắm biển, thăm quan hang động, leo núi, tìm hiểu cuộc sống người dân làng chài, nghỉ đêm trên biển, chèo thuyền Kayaking... đã để lại những ấn tượng sâu sắc về Hạ Long đối với khách du lịch, tạo dựng sự khác biệt, hấp dẫn từng phân khúc thị trường.
Thứ ba về bộ máy hoạt động công tác xúc tiến quảng bá du lịch: Nhận thức tầm quan trọng của công tác xúc tiến quảng bá du lịch trong việc tiếp thị điểm đến tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng thành lập Trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch. Theo đó bằng các hình thức tổ chức đồn Famtrip, Hội chợ, triển lãm, tranh thủ sự quan tâm ủng hộ của Tổng cục Du lịch để tuyên truyền quảng bá mạnh mẽ hình ảnh vịnh Hạ Long trên kênh truyền hình uy tín CNN... Hoạt động này cũng mang lại nhiều cơ hội du lịch cho lượng khách đáng kể đến với Hạ Long. Bên cạnh đó, sự tham gia của người dân địa phương đậm chất sắc màu văn hóa biển trong lễ hội Carnaval Hạ Long được tổ chức hàng năm bên bờ vịnh xinh đẹp là một kênh quảng bá hữu hiệu thu hút lượng lớn khách du lịch trải nghiệm vào dịp này.
Thứ tư về ngân sách: Chính quyền tỉnh Quảng Ninh bố trí nguồn ngân sách thành lập “Quỹ quảng bá du lịch” nhằm thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến
Thứ năm về mở rộng quan hệ hợp tác: Ngành du lịch Quảng Ninh đã thiết lập và phát triển được mối quan hệ hợp tác đa dạng giữa Hạ Long với nhiều tổ chức trên thế giới, nhiều đối tác trong khu vực như: Câu lạc bộ vịnh đẹp nhất thế giới, Diễn đàn Du lịch EATOF, với các tỉnh của Trung Quốc...
Thứ sáu về xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh bao gồm việc thiết lập trật tự kinh doạnh du lịch trên địa bàn tỉnh, quyết tâm xây dựng trở thành thành phố năng động, văn minh thân thiện với hình ảnh người Hạ Long nói lời hay, cử chỉ đẹp, thành phố khơng khói thuốc...nhằm tạo dựng sự thân thiện, cởi mở, sự tin cậy cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.
* Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 giới thiệu khái quát thuật ngữ thương hiệu, điểm đến du lịch, điểm du lịch, hình ảnh điểm đến, thương hiệu điểm đến du lịch, xây dựng thương hiệu điểm đến; và những vấn đề liên quan đến điểm đến du lịch. Những lợi ích cụ thể mà các bên liên quan trong hoạt động du lịch và du khách nhận được từ giá trị thương hiệu điểm đến cũng được đề cập đến đã phần nào khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của thương hiệu trong kinh doanh. Chương 1 đã trình bày cơ sở thực tiễn xây dựng thương hiệu du lịch trên thế giới – Thái Lan, Việt Nam để du lịch Bình Định rút ra những kinh nghiệm trong xây dựng thương hiệu: Thứ nhất: Xác định được sản phẩm du lịch nổi bậc của du lịch Bình Định; Thứ hai: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, Thứ 3: Định vị thương hiệu du lịch Bình Định trong tâm trí khách hàng; Thứ 4: Xác định các giải pháp quảng bá, xúc tiến thương hiệu du lịch.
Để định hướng cho các hoạt động thiết kế, xây dựng và phát triển thương hiệu, chương 1 cịn đưa ra quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch. Quy trình gồm các bước: Định hướng chiến lược điểm đến, nghiên cứu phân tích hình ảnh điểm đến, phát triển nhận dạng thương hiệu, thiết kế thương hiệu, giới thiệu và quảng bá thương hiệu và quản lý thương hiệu. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu chỉ có thể tiến hành sau khi những nhà marketing du lịch đã lựa chọn một phân khúc thị trường mục tiêu, chọn lọc sản phẩm cốt lõi sẽ thu hút du khách và phát triển một thông điệp tiếp thị. Điều lưu ý những thương hiệu thành công là những thương hiệu truyền đạt những lợi ích thật, được hiểu một cách dễ dàng, dễ ghi nhớ và được thiết kế sao cho có thể được sử dụng vào nhiều hình thức truyền thơng chiêu thị.
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ XÂY DỰNG THƢƠNG HIỆU DU LỊCH BÌNH ĐỊNH