ĐVT: %
Nguồn: Theo tác giả xây dựng dựa trên kết quả phiếu đánh giá khách du lịch và phiếu điều tra công ty du lịch
Biểu đồ 3.5: Cảm nhận của du khách về hình ảnh Bình Định sau chuyến đi cho thấy rằng: Điều để lại ấn tượng tốt nhất đối với du khách là Bình Định có nhiều phong cảnh đẹp kết hợp với sự đa dạng, phong phú của văn hóa truyền thống. Các
tiêu chí khách đánh giá là tốt chiếm tỷ lệ cao, hầu hết ở mức trên 50%. Có thể nhận thấy, giữa giá trị mong đợi và giá trị cảm nhận của du khách khi đến du lịch tại Bình Định là tương đối sát thực. Chứng tỏ du lịch Bình Định phần nào đã đáp ứng được những mong muốn của khách du lịch về các tiêu chí như cảnh quan, môi trường, an ninh, dịch vụ phục vụ…
Một điều đáng quan ngại cho việc tạo dựng hình ảnh tại điểm đến của Bình Định chính là vấn nạn vệ sinh mơi trường, có tới 77/210 phiếu điều tra (chiếm 36,7%) cho rằng vệ sinh môi trường chưa tốt. Tại nhiều điểm, do ý thức của du khách, trách nhiệm của người làm du lịch, sự quan tâm đầu tư và quản lý của chính quyền chưa tốt nên tình trạng xả rác bừa bãi trong mùa du lịch đến mức báo động. Bên cạnh đó là các tiêu chí về cơ sở hạ tầng của các cơng trình dịch vụ trong khn viên các điểm đến, các dịch vụ phục vụ tại điểm du lịch còn là vấn đề cần được quan tâm cải thiện, khi có tới 67 phiếu điều tra được hỏi (chiếm 31,9%) cho rằng cơ sở phục vụ du lịch chưa phù hợp với khuôn viên các điểm đến, chưa đáp ứng nhu cầu khách du lịch; 56/210 phiếu điều tra (chiếm 26,7%) cho thấy chất lượng dịch vụ chưa tốt, hàng lưu niệm chưa phong phú. Bên cạnh đó kiến thức của hướng dẫn viên du lịch về văn hóa-lịch sự cũng là một vấn đề cần được quan tâm, Bình Định có một nền lịch sử, văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng. Hướng dẫn viên cần phải nghiên cứu kỹ về Bình Định thì sẽ thỏa mãn được yêu cầu của khách du lịch. Song trước một sự đa dạng kiến thức về lịch sử, văn hóa Bình Định, phải chọn lọc, phải nói làm sao cho đúng và cho trúng thì khơng hề đơn giản, nhất là đối với những hướng dẫn viên trẻ chưa có sự tích lũy nhiều. Cho nên có đến 79/210 phiếu điều tra (chiếm 37,6%) đánh giá kiến thức hướng dẫn viên chưa tốt.
Vì vậy, về mặt chiến lược lâu dài cho sự phát triển chung của du lịch, tỉnh Bình Định cần phải phát huy hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhằm xây dựng niềm tin, sự cảm nhận đối với khách du lịch. Đồng thời cần tập trung rà soát, đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng định hướng và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, thiết thực hơn, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Đây là hoạt động nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp trong
việc phục vụ khách du lịch; đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và lâu dài. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách phục vụ một cách đồng nhất giữa các điểm du lịch nhà hàng, khách sạn…để mang lại sự cảm nhận cao từ phía du khách. Cơng tác quy hoạch chi tiết các điểm du lịch cần sớm được hoàn thiện làm căn cứ cho việc cấp phép các cơng trình liên quan đến cảnh quan mơi trường tại mỗi điểm du lịch. Tăng cường cơng tác tun truyền giữ gìn vệ sinh, an ninh trật tự môi trường tại các khu điểm du lịch.
3.1.7 Phát triển nhận dạng thương hiệu du lịch Bình Định
3.1.7.1 Thuộc tính thương hiệu điểm đến du lịch Bình Định
Thuộc tính thương hiệu điểm đến du lịch Bình Định chính là những tài sản du lịch chính của Bình Định, là những địa điểm du khách ưa thích. Đó là:
- Quần thể di tích thời Tây Sơn – Quang Trung, bao gồm: + Nhà bảo tàng Quang Trung;
+ Điện Tây Sơn;
+ Cây me cổ thụ, giếng nước; + Đàn tế trời đất.
- Cụm tháp Chăm nổi tiếng là: Tháp Bánh Ít, tháp Cánh Tiên, tháp Dương Long) và kiến trúc thành Đồ Bàn (thành Vijaya)-đặt theo niên hiệu của vua Chăm Xá Lợi Đà Ngơ Nhật Hốn là Chapan.
3.1.7.2 Bản chất thương hiệu điểm đến du lịch Bình Định
- Tham quan di tích lịch sử ;
- Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc Chăm pa.
3.1.7.3 Giá trị thương hiệu du lịch Bình Định
Bình Định mang nhiều giá trị trong đó nổi bật là 2 giá trị cốt lõi: văn hóa đặc sắc và lịch sử hùng tráng gắn liền vương quốc Chăm pa và phong trào Tây Sơn. Với những giá trị trên Bình Định đã và đang là điểm đến mới hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
* Giá trị văn hóa
Nếu nói phía Bắc có nền văn hóa Đơng Sơn, phía Nam có nền văn hóa Ĩc Eo thì Bình Định, trung điểm của khu vực miền Trung bên cạnh nền văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa Chămpa nổi tiếng.
Bình Định từng là kinh đơ của Vương quốc Champa từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI và thời vàng son đó cịn lưu lại đến ngày nay những di sản vơ giá với dấu tích thành quách và những ngọn tháp rêu phong vẫn đứng vững trước thử thách của thời gian, bằng chính những giá trị văn hóa nghệ thuật đích thực của chúng. Hiện nay ở Bình Định có hệ thống tháp Chăm còn tương đối nguyên vẹn và hết sức phong phú, đa dạng về nét văn hóa Chăm hấp dẫn đối với khách du lịch và chỉ có được ở Bình Định. Những cụm tháp Chăm nổi tiếng là tháp bánh Ít, tháp Cánh Tiên, tháp Dương Long, tháp Đơi. Ngồi ra văn hóa Chăm cịn được nhìn thấy ở thành Đồ Bàn. Thành được xây dựng từ thành Vijaya (thành Đồ Bàn) từ thế kỷ X - XIII, thành Đồ Bàn giữ chức năng là một trung tâm tôn giáo trong lịch sử. Từ thế kỷ XIII dến XV thành Đồ Bàn đảm nhận hai chức năng: trung tâm tôn giáo hành lễ và là kinh đô vương quốc Chămpa.
Dưới thời khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, ba anh em họ Nguyễn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sau khi quét sạch thù trong, giặc ngồi đã xây dựng nền văn hóa Tây Sơn với tư cách như một cuộc cách mạng về văn hóa, trong đó đề cao chữ Nơm mở đường cho văn hóa dân tộc phát triển đi liền với chủ quyền và độc lập dân tộc. Đồng thời võ thuật và trống trận Quang Trung là hai di sản phi vật thể lớn của Nhà Tây Sơn. Ba anh em Tây Sơn là những người có vai trị rất to lớn khai sáng, phát triển, hồn thiện các võ phái Bình Định, cải cách nâng cao các bài quyền, bài binh khí để truyền dạy cho nghĩa quân. Bởi vậy, nhà biểu diễn võ, nhạc và đội biểu diễn nhạc, võ thuật đã trở thành một phần không thể thiếu của Bảo tàng Quang Trung.
* Giá trị lịch sử
Bình Định gắn liền với diễn biến lịch sử huy hoàng cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của 3 anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Bình Định
gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Huệ - là vị anh hùng dân tộc có cơng dẹp loạn trong nước và đánh đuổi qn xâm lược. Nguyễn Huệ lên ngơi hồng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Những đặc thù lịch sử Bình Định đã lưu lại cùng với thời gian nhiều di lích q giá, đó là quần thể di tích lịch sử thời Tây Sơn – Quang Trung. Quần thể di tích lịch sử thời Tây Sơn – Quang Trung được hình thành trên chính nền nhà cũ của gia tộc Nguyễn Huệ ở làng Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, nay thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn;
Với 11.057 tư liệu hiện vật gốc và hàng trăm hiện vật phục chế về Nhà Tây Sơn, Bảo tàng Quang Trung được coi đang sở hữu một kho tư liệu, hiện vật giàu có, phong phú nhất về một thời đại lừng lẫy và vị vua kiệt xuất nhất, được yêu mến nhất trong lịch sử dân tộc. Bảo tàng Quang Trung là bảo tàng duy nhất ở nước ta có một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong biên chế của mình, chuyên biểu diễn nhạc, võ Tây Sơn. Quần thể di tích lịch sử thời Tây Sơn – Quang Trung đã thu hút lượng khách đến tham quan du lịch học tập. Đây là một trong những địa điểm tham quan chính của du khách khi đến Bình Định.
3.1.8 Thiết kế thương hiệu du lịch Bình Định
3.1.8.1 Tên gọi
Tên gọi “Du lịch đất võ – Bình Định” được thiết kế gồm 2 phần:
“Du lịch đất võ”: hiểu đơn giản là các điểm đến đặc sắc nhưng đặc trưng là võ thuật gói gọn trong một địa phương;
“Bình Định”: Việc gắn địa danh du lịch Bình Định với điểm đặc trưng, nổi tiếng là võ thuật nhằm hướng khách du lịch nhận diện được tốt hơn.
3.1.8.2 Logo
Biểu đồ 3.6 : Đề xuất về biểu tƣợng du lịch Bình Định ĐVT: %
Nguồn: Theo tác giả xây dựng dựa trên kết quả phiếu đánh giá khách du lịch và phiếu điều tra công ty lữ hành
Từ kết quả điều tra đề xuất biểu tượng du lịch Bình Định cho thấy: 95/210 phiếu điều tra chiếm 45,2% đồng ý biểu tượng logo(đã có), 46/210 phiếu điều tra chiếm 21,9% cho rằng biểu tượng du lịch Bình Định phải thể hiện nét văn hóa đặc trưng của địa phương, 39/210 phiếu điều tra chiếm 18,6% đề xuất nên thể hiện cảnh quan biển Bình Định vì Bình Định có những bãi biển đẹp và nguyên sơ, 30/210 phiếu điều tra chiếm 14,3% đề xuất kết hợp cảnh quan và văn hóa. Như vậy bên cạnh ý kiến nên giữ nguyên biểu tượng (logo) đã có thì cũng có ý kiến phải có sự kết hợp cảnh quan và văn hóa đặc trưng tạo sự mới lạ cho logo. Từ đây logo cho thương hiệu du lịch Bình Định được tác giả đề xuất qua thiết kế như sau: tác giả sử dụng biểu tượng của tỉnh Bình Định thể hiện nét đặt trưng: Vua Quang Trung gắn liền phong trào Tây Sơn. Đồng thời, kết hợp với biểu tượng thiên nhiên là những con sóng biển.
Hình 3.7: Logo du lịch Bình Định theo đề xuất của tác giả tác giả
Ý nghĩa logo:
Logo được thiết kế mơ phỏng vịng tròn tượng trưng mặt trời. Bên trong vòng tròn là tượng đài Quang Trung và những con sóng biển đồng thời kết hợp tên gọi
“ Du lịch đất võ – Bình Định”. Với ý nghĩa anh hoa và hào khí của Tây Sơn – Nguyễn Huệ sẽ vượt sóng đại dương để tỏa sáng rực rỡ, tạo nên niềm tin lớn, sức mạnh lớn trong quyết tâm bứt phá, hội tụ và phát triển du lịch Bình Định .
Hình ảnh logo sẽ giúp nhiều người liên tưởng đến những nét văn hóa đặc trưng vốn có của Bình Định đồng thời sự kết hợp hài hòa này tạo sự mới lạ, sáng tạo cho logo thương hiệu du lịch Bình Định.
3.1.8.3 Nhạc hiệu
Nhạc hiệu cho thương hiệu du lịch Bình Định cần thể hiện sự hào khí, sự mạnh mẽ, niềm tự hào của quê hương Bình Định-anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, phong trào Tây Sơn. Với tiêu chí đó, tác giả dùng giai điệu bài hát: “Vang mãi khúc
quân hành mùa xuân” - Sáng tác: Vĩnh An.
Bài hát đã thể hiện được ngọn lửa yêu nước, sức mạnh của đội quân Tây Sơn với chiến thắng Đống Đa lịch sử. Giai điệu bài hát nhanh, dồn dập tạo được khí thế, sức thu hút và lơi cuốn người nghe và truyền tải được thơng điệp thương hiệu: Bình Định - nơi núi non hùng vĩ, nơi có truyền thống thượng võ hào hùng đã sinh ra và nuôi dưỡng người anh hùng dân tộc áo vải, cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ cuối thế kỷ XVIII để từ đó ghi dấu bao chiến cơng hiển hách với chiến thắng Đống Đa lịch sử.
3.1.8.4 Khẩu hiệu (slogan)
Khẩu hiệu (slogan) chứa đựng những thông tin mang tính mơ tả và thuyết phục thương hiệu sẽ là một trong những yếu tố được sử dụng để quảng bá, xúc tiến hình ảnh cho điểm đến. Nhằm có cơ sở để đề xuất xây dựng một khẩu hiệu (slogan) cho du lịch Bình Định tác giả đã dựa những khẩu hiệu (slogan) du lịch Bình Định đã từng sử dụng cho những kỳ Festival võ thuật quốc tế, festival Tây Sơn nhằm thăm dò ý kiến của du khách và cơng ty du lịch thích gọi Bình Định như thế nào.
Biểu đồ 3.8 : Khẩu hiệu du lịch Bình Định ĐVT: %
Nguồn: Theo tác giả xây dựng dựa trên kết quả phiếu đánh giá khách du lịch và phiếu điều tra công ty lữ hành
Dựa trên kết quả nghiên cứu khách du lịch và phiếu điều tra cơng ty lữ hành thích gọi Bình Định như thế nào, tác giả nhận thấy hầu hết những khẩu hiệu du khách và các công ty du lịch lựa chọn là những khẩu hiệu ngắn gọn, đầy súc tích và khẩu hiệu đó phải nêu bậc nét đặc trưng vốn có của du lịch Bình Định điển hình có đến 68/210 phiếu điều tra chiếm 32% tổng số phiếu thích khẩu hiệu “Đất võ trời văn” hay 46/210 phiếu điều tra chiếm 22% tổng số phiếu thích khẩu hiệu ngắn gọn, súc tích nhiều hàm nghĩa “Miền đất hội tụ”.
Vì vậy tác giả đề xuất chọn khẩu hiệu (slogan) cho du lịch Bình Định là “Tinh hoa đất Võ”. Với câu slogan này, tác giả muốn nhấn mạnh điểm đến du lịch Bình Định ln có những trải nghiệm mới, đầy xúc cảm khi đứng trước những di tích lịch sử, văn hóa Tây Sơn đặc trưng của địa phương, và thẩm nhận được những tinh hoa, những giá trị đặc sắc trong nét văn hóa vốn có tại vùng biển miền Trung này. Đồng thời cũng muốn góp phần giúp du khách tăng khả năng nhận biết và lưu lại tên thương hiệu du lịch Bình Định trong trí nhớ khách hàng bằng cách nhấn mạnh “đất Võ”.
3.2. Giải pháp phát triển thƣơng hiệu du lịch Bình Định
3.2.1 Giải pháp tuyên truyền, quảng bá xúc tiến thương hiệu du lịch Bình Định
3.2.1.1 Xác định nội dung quảng bá
Đối với nhiều nơi, nội dung để quảng bá hình ảnh du lịch địa phương tốt nhất vẫn là lễ hội. Nếu như Đà Lạt tổ chức Festival hoa thành cơng có sức quảng bá cho thành phố cao nguyên này, hay Festival Huế thành công với các loại hình nghệ thuật cung đình làm hấp dẫn du khách; Bình Định sẽ chọn cho mình những nội dung quảng bá gắn liền với Festival Tây Sơn – Bình Định, Liên hoan võ thuật cổ truyền quốc tế. Ngành du lịch Bình Định phải biết tranh thủ các sự kiện này nhằm tôn vinh, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng là dịp để bạn bè quốc tế và cả nước hiểu biết hơn về kinh tế, văn hóa, xã hội trên quê hương “Miền đất võ”. Thơng qua các chương trình hưởng ứng Festival, Bình Định tổ chức một số địa điểm biểu diễn mới gắn với các di tích lịch sử (Quang Trung – Nguyễn Huệ), danh lam thắng cảnh của Bình Định (Thành Hồng đế, khu du lịch Hầm Hô…); tổ chức Lễ hội đường phố Võ cổ truyền Việt Nam; giới thiệu với bạn bè về ẩm thực Bình Định, bài chịi cổ dân gian, thơ Hàn Mặc Tử- Xuân Diệu…tạo động lực phát triển du lịch Bình Định. Trên tinh thần đó, tuyên truyền cho các hoạt động này là những nội dung quảng bá phù hợp nhất đối với du lịch Bình Định.
3.2.1.2 Phương tiện và kênh quảng bá với các thị trường mục tiêu
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, khách du lịch biết đến Bình Định chủ yếu qua các phương tiện truyền thơng như: sách, báo, tạp chí và truyền hình…Cụ thể:
Đối với thị trường trong nước
Nghiên cứu về kênh và phương tiện thông tin cho thấy, 57% du khách trong nước biết đến Bình Định qua phương tiện truyền thơng: internet, báo chí, truyền hình, truyền thanh; 21% qua người thân, 11% qua trang web du lịch Bình Định, 8% qua các cơng ty lữ hành, đại lý du lịch và 3% qua các ấn phẩm quảng cáo du lịch Bình Định.
Đối với thị trường ngoài nước
Như đã xác định ở phần trên, du lịch Bình Định cần tập trung vào 2 thị trường quốc tế quan trọng: thị trường Tây Âu, thị trường Bắc Mỹ. Hơn 48,2% khách Tây Âu