TT Số lần đi du lịch đến tỉnh Bạc Liêu Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ (%)
1 Lần đầu tiên 62/200 31.0
2 Lần thứ hai 30/200 15.0
3 Lần thứ ba 18/200 9.0
4 Trên ba lần 90/200 45.0
(Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả, 2017)
Qua bảng trên cho thấy khách du lịch đến với Bạc Liêu trên ba lần chiếm tỷ lệ khá lớn (45%), tiếp đó là đến lần đầu tiên (31%), khách du lịch đến lần thứ hai (15%), lượng khách đến với Bạc Liêu lần thứ ba là ít nhất (9%). Tỷ lệ đến với Bạc
Liêu trên ba lần chiếm cao nhất cho thấy được sự quay trở lại của khách du lịch đối với điểm đến Bạc Liêu ở mức khá.
Mục đích chính của du khách đến Bạc Liêu là để tham quan (83,5%), tín ngưỡng (38,0%), giải trí (34,5%), học tập và nghiên cứu (15,0%), thăm người thân (10,0%) nghỉ dưỡng (5,5%), và các mục đích khác (công tác, kinh doanh, chữa bệnh,…).
Khách du lịch đến Bạc Liêu chủ yếu là tham quan (83.5%) và tín ngưỡng (38%). Việc Bạc Liêu đã khai thác các điểm di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt các điểm du lịch có yếu tố tâm linh phục vụ du lịch thì tham quan, tín ngưỡng đã tạo động lực để khách du lịch đến với Bạc Liêu, đây là đều tất yếu. Trong khi đó khách du lịch đến Bạc Liêu vì mục đích khác (kinh doanh, công tác, ...) chiếm 15%. Từ những mục đích chính của khách du lịch đến tỉnh Bạc Liêu sẽ tạo nên cơ sở quan trọng trong việc đầu tư phát triển du lịch của tỉnh tại các điểm du lịch.
Hoạt động phổ biến nhất của du khách khi đến Bạc Liêu là tham quan di tích lịch sử-văn hóa (100%), chiêm bái, cúng quải ở các cơ sở tín ngưỡng (68,5%), thưởng thức đặc sản địa phương (63,5%), thưởng thức đờn ca tài tử (31,5%), tham quan làng nghề (5,5%) và các hoạt động khác (tham quan hình thức mưu sinh của người dân, giao lưu văn nghệ,…). Qua đây cho thấy rằng các di tích lịch sử, văn hóa và các cơ sở tín ngưỡng có vai trò rất quan trọng, là cơ sở để tạo ra các hoạt động du lịch của khách du lịch.
4.3.3. Mức độ hài lòng của khách du lịch về du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu
Tác giả sử dụng phương pháp đánh giá trung bình Mean và độ lệch chuẩn Std. Deviation – SD để đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch về du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu.
Với thang đo Likert 5 điểm, ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng. Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0,8
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1,00 – 1,80 Hoàn toàn không hài lòng
2,61 – 3,40 Bình thường
3,41 – 4,20 Hài lòng
4,21 – 5,00 Rất hài lòng
Đối với tài nguyên du lịch văn hóa
Bảng 4.3. Mức độ hài lòng của khách du lịch về thang đo tài nguyên du lịch văn hóa
TT Thang đo Tài nguyên du lịch văn hóa Trị trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận 1 Các di tích lịch sử, văn hóa và các giá trị gắn liền độc đáo, hấp dẫn 3,72 ± 0,87 Hài lòng
2 Lễ hội có tính hấp dẫn cao 3,52 ± 0,81 Hài lòng
3 Món ăn hấp dẫn 3,60 ± 0,97 Hài lòng
4 Hàng lưu niệm đặc trưng 3,09 ± 0,97 Bình thường 5 Công tác bảo tồn tài nguyên
du lịch văn hóa tốt 3,54 ± 0,87 Hài lòng 6 Vị trí tiếp cận điểm đến du lịch văn hóa tốt 3,78 ± 0,80 Hài lòng Trung bình 3.54 ± 0,88 Hài lòng (Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả, 2017) Yếu tố tài nguyên du lịch văn hóa nhìn chung được khách du lịch đánh giá ở mức hài lòng. Thang đo vị trí tiếp cận điểm đến du lịch văn hóa tốt được đánh giá 3,78 và thang đo các di tích lịch sử, văn hóa và các giá trị gắn liền độc đáo, hấp dẫn được đánh giá 3,72, từ kết quả này cho thấy rằng tài nguyên du lịch văn hóa Bạc Liêu có sức hấp dẫn lớn, tạo nên sự hài lòng của khách du lịch. Trong khi đó thang đo hàng lưu niệm đặc trưng được khách du lịch đánh giá thấp nhất với 3,09. Đây là sự đánh giá hợp lý khi mà Bạc Liêu vẫn chưa có những sản phẩm lưu niệm đặc trưng, còn trùng lấp với các sản phẩm lưu niệm các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối với cơ sở hạ tầng