Thang đo Nguồn
Bạc Liêu thật sự có thế mạnh về du lịch văn hóa (X33)
Đề xuất của tác giả
Những yếu tố liên quan đến hoạt động khai thác du lịch văn hóa Bạc Liêu tốt (X34)
Đề xuất của tác giả
Quý khách cảm thấy hài lòng đối với chuyến du lịch văn hóa ở Bạc Liêu (X35)
Đề xuất của tác giả
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2017 3.3.3.2. Thiết kế bảng hỏi
Bảng hỏi hay phiếu điều tra là một kỹ thuật nhằm thu thập thông tin dựa vào hệ thống các câu hỏi dành cho một đối tượng nghiên cứu nhất định (Malholtra, 1999). Có hai loại bảng hỏi cơ bản: bảng hỏi phỏng vấn sâu dành cho phương pháp nghiên cứu định tính và bảng hỏi điều tra khảo sát dành cho phương pháp nghiên cứu định lượng. Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã xây dựng bảng hỏi để thu thập dữ liệu về mức độ hài lòng đối với khách du lịch về du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu.
Để thiết kế bảng hỏi, tác giả dựa vào các tài liệu thứ cấp liên quan và tiến hành khảo sát thực địa ở địa bàn nghiên cứu.
Thiết kế bảng hỏi dựa trên các thông tin từ mô hình lý thuyết đánh giá về mức độ hài lòng của du khách về du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu. Thang đánh giá Likert 5 điểm đi từ hoàn toàn không đồng ý đến rất đồng ý được chọn sử dụng để thiết lập các câu hỏi để đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu. Về mặt hình thức bản câu hỏi được in trên khổ giấy A4, được
trình bày rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu và bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các hoạt động du lịch và đánh giá của du khách về du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu.
Phần 2: Phần thông tin cá nhân về đặc điểm nhân khẩu của người được phỏng vấn như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, loại hình cư trú, thu nhập.
3.3.3.3. Chọn mẫu điều tra
Theo Hair và cộng sự (2006), để sử dụng phương pháp phân tích khám phá, kích thước mẫu tối thiểu khi tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là một biến đo lường cần tối tiểu 5 quan sát. Theo lý thuyết, nghiên cứu sử dụng 35 biến đo lường, do vậy mẫu cần lấy là 35 x 5 = 175. Trong nghiên cứu thực hiện tổng số 200 quan sát, vì thế thỏa điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá.
Vì không thể thiết lập được danh sách tất cả những du khách sẽ đến du lịch ở Bạc Liêu trong thời gian lấy mẫu; hơn nữa, nhiều điểm du lịch không có cổng soát vé (không thể lấy mẫu kiểu ngẫu nhiên đơn giản hoặc phân tầng) nên đối tượng phỏng vấn của nghiên cứu là tất cả những du khách đi theo đoàn (trừ người già và trẻ em, khách không lưu trú qua đêm). Thời gian lấy mẫu từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2017.
Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch về du lịch văn hóa ở một số điểm du lịch văn hóa tiêu biểu, mang tính đại diện ở tỉnh Bạc Liêu. Đối tượng phỏng vấn là khách du lịch nội địa với số lượng 200 phiếu, cụ thể như sau: nhà công tử Bạc Liêu (40 phiếu); khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (40 phiếu); khu Quán Âm Phật Đài (40 phiếu); quảng trường Hùng Vương (40 phiếu); nhà thờ Tắc Sậy (40 phiếu).
3.3.3.4. Phân tích kết quả
Dữ liệu từ bảng câu hỏi được mã hóa và nhập trên phần mềm SPSS. Với sự hỗ trợ của phần mềm này, các phương pháp được sử dụng để phân tích dữ liệu bao gồm:
(1) Thống kê mô tả dùng để tóm tắt số liệu dưới dạng phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.
(2) Phân tích tương quan nhằm kiểm định mối liên hệ và cường độ liên hệ giữa hai biến. Để xác định mối liên hệ và mức độ liên hệ, các nhà khoa học dùng hệ số tương quan Pearson, ký hiệu là r. Giá trị r chạy trong khoảng [- 1, 1]. Khi -1 ≤ r < 0, hai biến có mối quan hệ tuyến tính nghịch (biến x tăng thì biến y giảm và ngược lại). Nếu 0 < r ≤ 1, hai biến có mối liên hệ tuyến tính thuận (biến x tăng thì biến y tăng). Trường hợp r = 0, hai biến không có mối liên hệ với nhau. Giá trị của r giữa 0 và ± 1 thể hiện mức độ liên hệ giữa hai biến. Theo Luck và Rubin (2005), ± 0,8 < r ≤ ± 1, hai biến có tương quan mạnh; r có giá trị từ ± 0,4 đến ± 0,8, hai biến có tương quan trung bình; nếu r < 0,4, hai biến có liên hệ yếu (trường hợp mức ý nghĩa (Sig.) ≤ 0,05).
(3) Phân tích độ tin cậy thang đo (Scale Reliability Analysis) để đảm bảo thang đo và biến đo lường đủ độ tin cậy. Đối với độ tin cậy thang đo, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến gần 0,8 thì thang đo lường sử dụng được, Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt. Đối với biến đo lường đảm bảo độ tin cậy khi có hệ số tương quan biến- tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation) ≥ 0,3 (Nunnally và Bernstein, 1994; trích dẫn bởiNguyễn Đình Thọ, 2011).
(4) Phân tích nhân tố khám phá (Exploratary Factors Analysis) dùng để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998; trích dẫn bởi Khánh Duy, 2007). Sử dụng phương pháp này nhằm phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch tỉnh Bạc Liêu. Việc phân tích nhân tố được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Dùng kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of sampling adequacy) và Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity) để kiểm tra mức độ thích hợp của các biến đã được đánh giá về độ tin cậy. Theo Kaiser (1974; trích dẫn bởi
Nguyễn Đình Thọ, 2011) KMO ≥ 0,9: rất tốt; KMO ≥ 0,8: tốt; KMO ≥ 0,7 được; KMO ≥ 0,6: tạm được; KMO ≥ 0,5: xấu và KMO < 0,5: không thể chấp nhận được. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), nếu kiểm định Bartlett có giá trị Sig. > 0,05 thì không nên áp dụng phân tích nhân tố.
Bước 2: Dựa vào bảng ma trận nhân tố sau khi xoay để xác định số lượng nhân tố. Để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố, cần loại những biến đo lường có hệ số tải nhân tố không đạt tiêu chuẩn ở từng nhân tố. Theo Hair
et al. (1998; trích dẫn bởi Khánh Duy, 2007), hệ số tải nhân tố > 0,3 xem là đạt mức tối thiểu, hệ số tải > 0,4 thì được xem là quan trọng, nếu hệ số tải nhân tố > 0,5 thì có nghĩa thực tiễn. Trên cơ sở đó nghiên cứu chỉ giữ lại những biến có hệ số tải nhân tố > 0,5.
(5) Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để xác định mức độ tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của khách du lịch về du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu. Dựa vào hệ số xác định (R2), hệ số phóng đại phương sai (VIF) và mức ý nghĩa (Sig.) trong bảng ANOVA để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình. Nếu R2 ≠ 0, VIF ≤ 2, Sig. ≤ 0,05 thì mô hình hồi quy thích hợp (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phương trình hồi quy đa biến có dạng: Y = a + b1X1 + b2X2 + b3X3 + … + bnXn. Trong đó, Y: điểm số của biến phụ thuộc, a: giao điểm, b: độ dốc, X: điểm số của biến độc lập (Lê Minh Tiến, 2003).
3.4. Quy trình nghiên cứu
Dựa trên nội dung và phương pháp nghiên cứu ở trên, quy trình nghiên cứu được chia ra làm ba giai đoạn là (1) Nghiên cứu định tính; (2) Nghiên cứu thử nghiệm và (3) Nghiên cứu định lượng.
3.4.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính tập trung vào việc thu thập những dữ liệu sơ cấp quan trọng có liên quan, để từ đó xây dựng mô hình đánh giá sự hài lòng về du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đây là cơ sở quan trong dể tiến hành bảng câu hỏi lần 1.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho mô hình nghiên cứu và hoàn thiện việc thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức.
3.4.2. Nghiên cứu thử nghiệm
Nghiên cứu thử nghiệm (Pilot test) được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bản câu hỏi nhằm mục tiêu thử nghiệm nội dung bảng câu hỏi, kiểm tra cách thể hiện và ngôn ngữ trình bày bảng hỏi. Giai đoạn này giúp cho nghiên cứu đạt được hiệu quả cao hơn và giảm thiểu những sai lầm trong quá trình điều tra.
Sau khi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm với 40 phần tử mẫu là các du khách tham quan tại cụm Nhà công tử Bạc Liêu và Quảng trường Hùng Vương bằng hình thức phát bảng câu hỏi, kết quả cho thấy bản câu hỏi tương đối dễ hiểu, xúc tích, cấu trúc chặt chẽ, nên mọi người hiểu được đúng ý các câu hỏi và trả lời với tâm lý rất thoải mái vì vậy tác giả sẽ sử dụng mô hình nghiên cứu, thang đo và bảng câu hỏi ban đầu để thực hiện nghiên cứu định lượng.
3.4.3. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng thường gắn liền với các cuộc điều tra với mẫu lớn hơn nhiều lần so với nghiên cứu định lượng.
Mục tiêu chính của nghiên cứu định lượng là đưa ra các số liệu cụ thể, và phân tích các số liệu, phát hiện được vấn đề cần giải quyết để có những giải pháp khắc phục các vấn đề đó. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Tổng mẫu sử dụng cho nghiên cứu này có kích thước là 200 mẫu. Dữ liệu thu thập được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu Tiểu kết chƣơng 3 Tiểu kết chƣơng 3
Chương 3 trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để phân tích định tính và định lượng. Từ các thang đo/biến quan sát được xác định ở mô hình nghiên cứu trong chương 2, tác giả đã xây dựng thang đo, thiết kế bảng hỏi, trình bày phương pháp chọn mẫu, các bước phân tích dữ liệu và quy trình nghiên cứu. Đây là những cơ sở quan trọng để thực hiện nghiên cứu chính thức và phân tích dữ liệu, đảm bảo sự chính xác cao về dữ liệu ở chương 4.
Nghiên cứu thử nghiệm (Pilot Test) với 40 phần tử
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây hình thành môhình nghiên cứu ban đầu
Phương pháp thực hiện: tổng hợp tài liệu
Trên cơ sở tổng hợp tài liệu và khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã hoàn thiện lại môhình nghiên cứu ban đầu, xây dựng
bảng khảo sát lần 1
Phương pháp thực hiện: tổng hợp tài liệu và khảo sát thực địa
Kết quả nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu đánh giá về sự hài lòng của du khách đối với du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu chính thức
Thang đo chính thức Bảng câu hỏi chính thức
Tiến hành khảo sát để xác định mức sự hài lòng của du khách đối với du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu
Phương pháp: điều tra khảo sát bằng bảng hỏi Phân tích dữ liệu
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát về tỉnh Bạc Liêu và du lịch tỉnh Bạc Liêu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bạc Liêu là vùng đất có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, hướng nghiêng chính từ Đông Bắc xuống Tây Nam, với cao độ mặt đất bình quân từ +0,3 - 0,5 m. Chia thành hai khu vực rõ rệt: trong đó khu vực phía nam quốc lộ 1A địa hình cao hơn khu vực phía bắc, cao độ bình quân từ +0,4 - 0,8 m. Do có những giồng cát biển không liên tục, tạo nên khu vực có địa hình cao ven biển hướng nghiêng thấp dần vào nội địa; khu vực phía bắc quốc lộ 1A có cao độ +0,2 - 0,3 m, địa hình phổ biến là đồng bằng với hệ thống kênh rạch chằng chịt và dãi đất ngập nước ven biển (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2015, tr. 5). Địa hình bằng phẳng ít tạo cảm giác hứng thú đối với du khách.
Bạc Liêu có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 năm sau. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.867,8 mm, trong đó 90% phân bố vào mùa mưa. Nhiệt độ không khí trung bình 26,50C, nhiệt độ cao nhất 31,50C, thấp nhất 22,50
C. Số giờ nắng trong năm khoảng 2.300 giờ, tổng lượng bức xạ bình quân 2.410 Kcal/cm2. Độ ẩm trung bình không khí 80% vào mùa khô và 85% vào mùa mưa. Bạc Liêu ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2015, tr. 5). Khí hậu Bạc Liêu khá thích nghi với sức khỏe và an toàn đối với con người. Tuy nhiên, số ngày mưa nhiều, thời gian tổ chức các hoạt động du lịch bị rút ngắn trong năm, tạo nên tính mùa vụ du lịch, dẫn đến khai thác tài nguyên, nguồn nhân lực và vốn đầu tư không thật sự hiệu quả.
Bạc Liêu có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nhưng không bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ ở hệ thống sông Mekong nhưng chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều biển Tây.
Diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 2% diện tích đất tự nhiên của Bạc Liêu (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2015, tr. 5). Trong đó, hệ sinh thái
rừng ngập mặn ven biển chiếm phần lớn diện tích, tạo ra giá trị độc đáo về cảnh quan, môi trường có khả năng tạo thành các sản phẩm du lịch. Động vật hoang dã ở Bạc Liêu chủ yếu là các loài chim nước trú ngụ, sinh sản tại các sân chim Bạc Liêu, Đông Hải và Giá Rai. Các sân chim đều có giá trị tham quan, nghiên cứu khoa học, tạo sự hấp dẫn cho khách du lịch.
Biển Bạc Liêu có trữ lượng hải sản lớn và đa dạng về loài (có tới 661 loài cá). Những loài động vật biển có giá trị kinh tế cao như tôm, cá hồng, cá gộc, cá sao, cá thu, cá chim, cá đường,… Bờ biển Bạc Liêu chạy dài 56 km tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như nghêu, sò,… Ngoài ra, Bạc Liêu còn có 3 cửa biển Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng, có thể phát triển mạnh ngành vận tải biển (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2015, tr. 6).
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế Bạc Liêu tăng trưởng ở mức cao và liên tục trong giai đoạn 2005 - 2014. Năm 2005, GDP của tỉnh chỉ 7.784 tỷ đồng đã tăng lên 34.828 tỷ đồng vào năm 2014, (giá so sánh năm 1994). Tăng trưởng bình quân đạt 10,57%/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước. Năm 2011, cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp; công nghiệp, xây dựng; thương mại - dịch vụ của Bạc Liêu đạt 49,69%, 24,7 và 25,61%, tương ứng (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2015, tr. 6-7). Qua đó cho thấy, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, thương mại và dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng khá cao.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao trong giai đoạn 2005 - 2014, tỷ trọng vốn đầu tư GDP đạt trên mức 25% GDP. Năm 2005 tổng mức đầu tư đạt 2.339 tỷ đồng, đến năm 2014 đạt khoảng 9.120 tỷ đồng, tăng gần 4 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2014 đạt 16,5%/năm.
Năm 2014, dân số toàn tỉnh là 885.000 ngàn người, mật độ 345 người/km2. Tốc độ gia tăng dân số trung bình năm giai đoạn 2005 - 2014 đạt 1,5%. Trong các dân tộc sinh sống ở Bạc Liêu, người Kinh chiếm 89%, người Khmer chiếm 7,9%, người Hoa chiếm 3,1% dân số, ngoài ra có có một số dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất
nhỏ. Thu nhập bình quân (GDP - Gross Domestic Product theo giá thực tế) năm 2014 đạt 39,3 triệu đồng/người (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2015, tr. 7).
Hệ thống giáo dục tỉnh phát triển đa dạng gồm các loại hình đào tạo từ mầm non đến chuyên nghiệp và dạy nghề. Hệ thống giáo dục mầm non và phổ thông đã được quan tâm đầu tư, góp phần tăng trưởng về số lượng và chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, số trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp so với các tỉnh khác vùng đồng bằng