Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch về du lịch văn hóa tỉnh bạc liêu (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 73)

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để phân tích định tính và định lượng. Từ các thang đo/biến quan sát được xác định ở mô hình nghiên cứu trong chương 2, tác giả đã xây dựng thang đo, thiết kế bảng hỏi, trình bày phương pháp chọn mẫu, các bước phân tích dữ liệu và quy trình nghiên cứu. Đây là những cơ sở quan trọng để thực hiện nghiên cứu chính thức và phân tích dữ liệu, đảm bảo sự chính xác cao về dữ liệu ở chương 4.

Nghiên cứu thử nghiệm (Pilot Test) với 40 phần tử

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây hình thành môhình nghiên cứu ban đầu

Phương pháp thực hiện: tổng hợp tài liệu

Trên cơ sở tổng hợp tài liệu và khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã hoàn thiện lại môhình nghiên cứu ban đầu, xây dựng

bảng khảo sát lần 1

Phương pháp thực hiện: tổng hợp tài liệu và khảo sát thực địa

Kết quả nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu đánh giá về sự hài lòng của du khách đối với du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu chính thức

Thang đo chính thức Bảng câu hỏi chính thức

Tiến hành khảo sát để xác định mức sự hài lòng của du khách đối với du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu

Phương pháp: điều tra khảo sát bằng bảng hỏi Phân tích dữ liệu

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát về tỉnh Bạc Liêu và du lịch tỉnh Bạc Liêu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Bạc Liêu là vùng đất có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, hướng nghiêng chính từ Đông Bắc xuống Tây Nam, với cao độ mặt đất bình quân từ +0,3 - 0,5 m. Chia thành hai khu vực rõ rệt: trong đó khu vực phía nam quốc lộ 1A địa hình cao hơn khu vực phía bắc, cao độ bình quân từ +0,4 - 0,8 m. Do có những giồng cát biển không liên tục, tạo nên khu vực có địa hình cao ven biển hướng nghiêng thấp dần vào nội địa; khu vực phía bắc quốc lộ 1A có cao độ +0,2 - 0,3 m, địa hình phổ biến là đồng bằng với hệ thống kênh rạch chằng chịt và dãi đất ngập nước ven biển (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2015, tr. 5). Địa hình bằng phẳng ít tạo cảm giác hứng thú đối với du khách.

Bạc Liêu có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 năm sau. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.867,8 mm, trong đó 90% phân bố vào mùa mưa. Nhiệt độ không khí trung bình 26,50C, nhiệt độ cao nhất 31,50C, thấp nhất 22,50

C. Số giờ nắng trong năm khoảng 2.300 giờ, tổng lượng bức xạ bình quân 2.410 Kcal/cm2. Độ ẩm trung bình không khí 80% vào mùa khô và 85% vào mùa mưa. Bạc Liêu ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2015, tr. 5). Khí hậu Bạc Liêu khá thích nghi với sức khỏe và an toàn đối với con người. Tuy nhiên, số ngày mưa nhiều, thời gian tổ chức các hoạt động du lịch bị rút ngắn trong năm, tạo nên tính mùa vụ du lịch, dẫn đến khai thác tài nguyên, nguồn nhân lực và vốn đầu tư không thật sự hiệu quả.

Bạc Liêu có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nhưng không bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ ở hệ thống sông Mekong nhưng chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều biển Tây.

Diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 2% diện tích đất tự nhiên của Bạc Liêu (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2015, tr. 5). Trong đó, hệ sinh thái

rừng ngập mặn ven biển chiếm phần lớn diện tích, tạo ra giá trị độc đáo về cảnh quan, môi trường có khả năng tạo thành các sản phẩm du lịch. Động vật hoang dã ở Bạc Liêu chủ yếu là các loài chim nước trú ngụ, sinh sản tại các sân chim Bạc Liêu, Đông Hải và Giá Rai. Các sân chim đều có giá trị tham quan, nghiên cứu khoa học, tạo sự hấp dẫn cho khách du lịch.

Biển Bạc Liêu có trữ lượng hải sản lớn và đa dạng về loài (có tới 661 loài cá). Những loài động vật biển có giá trị kinh tế cao như tôm, cá hồng, cá gộc, cá sao, cá thu, cá chim, cá đường,… Bờ biển Bạc Liêu chạy dài 56 km tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như nghêu, sò,… Ngoài ra, Bạc Liêu còn có 3 cửa biển Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng, có thể phát triển mạnh ngành vận tải biển (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2015, tr. 6).

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế Bạc Liêu tăng trưởng ở mức cao và liên tục trong giai đoạn 2005 - 2014. Năm 2005, GDP của tỉnh chỉ 7.784 tỷ đồng đã tăng lên 34.828 tỷ đồng vào năm 2014, (giá so sánh năm 1994). Tăng trưởng bình quân đạt 10,57%/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước. Năm 2011, cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp; công nghiệp, xây dựng; thương mại - dịch vụ của Bạc Liêu đạt 49,69%, 24,7 và 25,61%, tương ứng (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2015, tr. 6-7). Qua đó cho thấy, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, thương mại và dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng khá cao.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao trong giai đoạn 2005 - 2014, tỷ trọng vốn đầu tư GDP đạt trên mức 25% GDP. Năm 2005 tổng mức đầu tư đạt 2.339 tỷ đồng, đến năm 2014 đạt khoảng 9.120 tỷ đồng, tăng gần 4 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2014 đạt 16,5%/năm.

Năm 2014, dân số toàn tỉnh là 885.000 ngàn người, mật độ 345 người/km2. Tốc độ gia tăng dân số trung bình năm giai đoạn 2005 - 2014 đạt 1,5%. Trong các dân tộc sinh sống ở Bạc Liêu, người Kinh chiếm 89%, người Khmer chiếm 7,9%, người Hoa chiếm 3,1% dân số, ngoài ra có có một số dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất

nhỏ. Thu nhập bình quân (GDP - Gross Domestic Product theo giá thực tế) năm 2014 đạt 39,3 triệu đồng/người (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2015, tr. 7).

Hệ thống giáo dục tỉnh phát triển đa dạng gồm các loại hình đào tạo từ mầm non đến chuyên nghiệp và dạy nghề. Hệ thống giáo dục mầm non và phổ thông đã được quan tâm đầu tư, góp phần tăng trưởng về số lượng và chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, số trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp so với các tỉnh khác vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống giáo dục đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề ở Bạc Liêu khá phát triển. Hiện nay trường Đại học Bạc Liêu đào tạo trình độ đại học và cao đẳng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Ngoài ra tỉnh Bạc Liêu 2 trường trung cấp chuyên nghiệp, 2 trường trung cấp nghề (1 trường tư thục), 2 trường cao đẳng, 63 trung tâm giáo dục cộng đồng, 7 trung tâm giáo dục thường xuyên, 7 cơ sở dạy nghề tư nhân,… (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2015, tr. 7-8).

Trong những năm qua, Bạc Liêu luôn chú trọng và quan tâm đầu tư cho hệ thống y tế tỉnh, vì vậy đã nâng cao được số lượng và chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ do thiếu đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng chất lượng, đặc biệt là hạn chế cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế. (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2015, tr. 7).

Các hoạt động văn hóa, thông tin, truyền thông và thể dục thể thao được đẩy mạnh trong thời gian qua, góp phần gìn giữ các di tích lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần và thể chất cho nhân dân.

4.1.3. Thành tựu phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu

Năm 2017, du lịch tỉnh Bạc Liêu vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cả về lượt khách du lịch và doanh thu du lịch.

Khách du lịch đến với tỉnh Bạc Liêu khoảng 1. 500.000 lượt khách, đạt 105,1% kế hoạch, tăng 20,9% so với năm 2016. Trong đó khách du lịch quốc tế khoảng 40.000 lượt khách, đạt 100% kế hoạch và tăng 5,2% so với năm 2016.

Khách sử dụng dịch vụ lưu trú khoảng 505.000 lượt khách, đạt 101% kế hoạch và tăng 26,2% so với năm 2016.

Doanh thu từ hoạt động du lịch khoảng 1.200 tỷ đồng, đạt 102,6% và tăng 14,2% so với năm 2016, trong đó doanh thu từ nhà hang, khách sạn đạt 490 tỷ đồng, tăng 13,9% so với năm 2016. (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, 2018).

4.2. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bạc Liêu

4.2.1. Vị trí địa lý

Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía tây và tây nam giáp tỉnh Cà Mau, phía đông và đông nam giáp biển Đông. Thành phố Bạc Liêu cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km, cách thành phố Cần Thơ 110 km và cách thành phố Cà Mau 67 km. Vị trí Bạc Liêu thuận lợi cho việc đón khách từ trung tâm trung chuyển khách thành phố Cần Thơ và thị trường khách Cà Mau qua quốc lộ 1A. Đối với thị trường khách giàu tiềm năng ở Đông Nam Bộ và trung tâm trung chuyển khách quốc tế quan trọng thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu chưa khai thác được nhiều do khoảng cách đi lại khá xa cả bằng đường thủy và đường bộ. Thị trường khách từ Kiên Giang (cả nội địa và quốc tế) phần nào cũng hạn chế đến Bạc Liêu do chưa có những tuyến quốc lộ nối liền trực tiếp nhằm rút ngắn khoảng cách đi lại giữa hai tỉnh.

4.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

Tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu không những chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Bạc Liêu trước và trong thời kỳ khẩn hoang của các lớp tiền nhân, thời kỳ đầu của chế độ thực dân - phong kiến mà còn thể hiện tính tâm linh, truyền thống dân tộc, giao hòa với thiên nhiên,… Khai thác các loại tài nguyên này trong du lịch sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nước.

4.2.2.1. Các giá trị văn hóa lịch sử gắn liền với giai thoại về Công tử Bạc Liêu

Công tử Bạc Liêu là một nhân vật có thật trong lịch sử và những giai thoại về ông đến nay vẫn còn được truyền tụng và có sức hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Bạc Liêu. Hiện nay, các di tích gắn với các giai thoại của công tử Bạc Liêu là tòa nhà của Công tử Bạc Liêu tại số 31, Điện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu. Đây là địa chỉ hấp dẫn nhất để đang khai thác du lịch ở Bạc Liêu. Điểm đặc biệt của cụm nhà Công tử Bạc Liêu được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây, những hiện cổ có giá trị gắn liền với đời sống sinh hoạt của gia đình Ông, được nghe những giai thoại về Công tử Bạc Liêu đã làm nên thương hiệu của Ông. Hiện nay, tòa nhà Công tử Bạc Liêu đang được khai thác thành nhà hàng - khách sạn Công tử Bạc Liêu, đáp ứng tốt nhu cầu tham quan của khách du lịch.

Những giá trị gắn liền với các giai thoại về Công tử Bạc Liêu là những tiềm năng có thể khai thác phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa mang tính đặc thù cho Bạc Liêu như các tour du lịch như: một ngày làm Công tử Bạc Liêu, các sản phẩm lưu niệm gắn với giai thoại Công tử Bạc Liêu,...

4.2.2.2. Các giá trị văn hóa lịch sử từ Dạ cổ hoài lang

Bản Dạ cổ hoài lang của nhạc sỹ Cao Văn Lầu được sáng tác năm 1919. Từ đó đến nay đã trở thành bản vọng cổ, là bài ca vua trong nghệ thuật sân khấu cải lương. Bản Dạ cổ hoài lang chính là sự kết tinh của những giá trị nhân văn, nghệ thuật và lịch sử. Bạc Liêu còn là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2014

Hiện nay ở Bạc Liêu, Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu được xây dựng tại phường 2, TP Bạc Liêu, trên con đường mang tên Cao Văn Lầu, có thể nói đây là di tích về đờn ca tài tử độc đáo nhất hiện nay thu hút rất đông du khách đến tham quan, tìm hiểu về Dạ cổ hoài lang và nghệ thuật đờn ca tài tử. Hàng năm lễ hội Dạ cổ hoài lang được tổ chức và là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng của Bạc Liêu.

Những giá trị văn hóa gắn liền với “Dạ cổ hoài lang” và nhạc sỹ Cao Văn Lầu và khu lưu niệm có tiềm năng rất to lớn trong việc khai thác vào trong du lịch, vì đây là điều kiện thuận lợi tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm du lịch ở Bạc Liêu.

4.2.2.3. Văn hóa tâm linh

Bạc Liêu là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long. Chính những giá trị về tâm linh đã tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và cúng bái. Những điểm du lịch nổi bật ở Bạc Liêu:

Khu Quán âm Phật đài - gắn liền với tín ngưỡng thờ Quán âm Nam Hải của người dân vùng biển Nam bộ. Tọa lạc tại ở phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu. Đây là một trong những địa điểm hành hương nổi tiếng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút hàng vạn lượt khách, đặc biệt trong các dịp lễ hội. Tục thờ cá Ông - một trong những tục thờ phổ biến nhất ở các tỉnh ven biển Việt Nam. Tại Bạc Liêu lăng cá ông được xây dựng ở Gành Hào, huyện Đông Hải, nơi đây còn lưu trữ được bộ da cá Ông lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là một trong những điểm du lịch thu hút nhiều du khách, đặc biệt là vào dịp lễ hội Nghinh Ông, mang nét đặc trưng văn hóa của cư dân miền biển.

Nhà thờ Tắc Sậy, tọa lạc ở thị xã Giá Rai là một trong những điểm hành hương nổi tiếng không chỉ trong phạm vi tỉnh mà còn cả khu vực và cả nước, có thể coi đây như trung tâm hành hương của các tín đồ Công giáo ở miền nam Việt Nam, hàng năm thu hút hàng chục ngàn khách đến hành hương, tham quan.

4.2.2.4. Không gian văn hóa gắn với cuộc đời sống thực tế thể hiện sự giao thoa văn hóa của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa

Có 3 dân tộc chính là người Kinh, người Khmer và người Hoa cùng chung sống trong tỉnh Bạc Liêu. Quá trình chung sống hàng trăm năm đã tạo ra cho Bạc Liêu một nền văn hóa độc đáo, có sự giao thoa văn hóa của ba dân tộc, nhưng vẫn có những nét văn hóa riêng biệt của từng dân tộc. Sự đặc sắc ở đây không chỉ về phong tục, tập quán đặc trưng văn hóa được thể hiện rõ nét trong đời sống hàng ngày mà còn có những công trình kiến trúc gắn liền với đời sống tinh thần của từng

dân tộc. Trên cơ sở đó có nhiều sản phẩm du lịch thể hiện rõ nét tính dân tộc thu hút nhiều khách tham quan như: tháp cổ Vĩnh Hưng - di tích văn hóa Óc Eo; chùa Xiêm Cán, chùa Cù Lao của người Khmer; chùa Minh, chùa Ông, chùa Bà của người Hoa, v.v.

4.2.2.5. Hệ thống di tích lịch sử văn hóa

Tỉnh Bạc Liêu có 45 di tích lịch sử được xếp hạng trong đó có 10 di tích cấp quốc gia và 35 di tích cấp tỉnh với những di tích nổi bật có thể khai thác du lịch: Đền thờ Bác Hồ: ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, được xây dựng từ năm 1972, hiện nay được trùng tu mở rộng với diện tích hơn 45.000m2. Đây là công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch về du lịch văn hóa tỉnh bạc liêu (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)