Các kỹ năng vận dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Các kỹ năng vận dụng

Kỹ năng vãng gia

Vãng gia là việc tác giả đến thăm gia đình hoặc nơi thân chủ đang sinh sống, cư trú để thể hiện sự quan tâm của mình đối với thân chủ cũng như hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sống của thân chủ.

Mục đích của vãng gia là giúp tác giả có thêm sự hiểu biết về gia cảnh thực tế và môi trường sống của thân chủ, sự tác động của môi trường sống đến các vấn đề của thân chủ. Đồng thời thấy được sự tương tác của thân chủ với những thành viên khác trong gia đình hay môi trường xã hội. Vãng gia còn giúp tác giả thu được các thông tin về thân chủ, hoàn cảnh thực tế của họ… Đặc biệt, tìm hiểu được sự tác động của chính quyền địa phương, các tổ

chức đoàn thể nơi thân chủ cư trú tới vấn đề sinh kế của họ. Từ đó có thể huy động được các nguồn lực cho việc giải quyết vấn đề của thân chủ một cách hiệu quả nhất.

Kỹ năng vấn đàm

Vấn đàm là một trong những công cụ của Công tác xã hội cá nhân nhằm mục đích thu thập thông tin hay chia sẻ thông tin, để khảo cứu và đánh giá vấn đề của thân chủ hay để đưa ra sự giúp đỡ cho thân chủ. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng vấn đàm như một công cụ để thu thập thông tin và chia sẻ thông tin.

Khi sử dụng vấn đàm, tác giả thu được các thông tin mang tính chiều sâu như: Các dữ kiện liên quan đến các vấn đề của thân chủ, những việc mà họ đã làm để khắc phục những khó khăn đó,… cũng như để tìm hiểu về các mối quan hệ, các nguồn lực trợ giúp cho thân chủ là người yếu thế.

Kỹ năng tham vấn

Kiến thức và kỹ năng trong tham vấn hỗ trợ rất nhiều cho nhân viên xã hội trong quá trình giúp thân chủ giải quyết vấn đề hoặc tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề của thân chủ.

Mục đích của tham vấn là giúp nhóm yếu thế tăng cường khả năng tự ứng phó với những hoàn cảnh khó khăn ở hiện tại và tương lai.

Kỹ năng lắng nghe

Đây là một trong những kỹ năng cơ bản trong Công tác xã hội cá nhân cũng như của người nhân viên xã hội. Lắng nghe không chỉ đơn giản là quá trình tri giác để thu nhận thông tin từ người nói mà còn là sự lắng nghe bằng mọi giác quan, nghe bằng tai, bằng mắt, bằng cả trái tim, và phải biết tránh các yếu tố gây nhiễu trong quá trình lắng nghe cũng như biết nghe có chọn lọc, đồng thời nhân viên xã hội phải loại bỏ hoàn toàn những định kiến và những suy nghĩ chủ quan của bản thân về thân chủ để có thể hiểu suy nghĩ và

lời nói của họ một cách chính xác. Đó cũng chính là việc nhân viên xã hội thực hiện nguyên tắc chấp nhận thân chủ.

Với những người sau cai nghiện cũng vậy, khi khai thác những vấn đề nhạy cảm mà họ cảm thấy khó trả lời, việc lắng nghe tích cực sẽ tạo cảm giác được tôn trọng và như vậy thân chủ sẽ tin tưởng và chia sẻ những vấn đề của mình một cách sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 26 - 28)