Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện về việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 34 - 37)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Khái quát chung về công tác hỗ trợ ngƣời sau cai nghiện tái hòa

2.1.1. Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện về việc làm

Như số liệu người cai nghiện do phòng lao động thương binh và xã hội đã nêu trên thì số lượng người nghiện mặc dù ngày càng gia tăng nhưng số lượng không lớn. Chính vì vậy, theo như các cán bộ địa phương thì chưa có chính sách cụ thể nhằm trợ giúp riêng cho đối tượng sau cai nghiện. Những người sau cai nghiện có nhu cầu học nghề sẽ được tạo điều kiện học nghề và giới thiệu việc làm như những người lao động khác nếu như họ có mong muốn tìm kiếm việc làm.

Người nghiện ma túy khi đi cai về thường thì họ muốn tìm việc làm, có những việc làm nguy hiểm ngoài khả năng kiểm soát của gia đình (ví dụ: phụ xe đi nơi này nơi khác, chạy xe ôm…) hoặc có những công việc đòi hỏi vốn lớn ngoài khả năng của gia đình nên người nghiện không được đáp ứng và có thể xảy ra mâu thuẫn giữa gia đình và người nghiện sau cai. Những mâu thuẫn này có thể đưa người nghiện trở lại con đường nghiện hút ma túy.

Tác giả phỏng vấn sâu đối với từng đối tượng là người sau cai nghiện ma túy tại địa bàn hai xã cho thấy rằng công việc hiện tại của người sau cai nghiện ma túy trở về hòa nhập với cộng đồng rất đa dạng. Cụ thể như sau:

Công việc hiện tại Số ngƣời

Làm tự do thời vụ 20

Làm kinh doanh buôn bán nhỏ 3

Không có việc làm 10

Cắt tóc, gội đầu 3

Làm trong cơ quan nhà nước 0

(Nguồn: Khảo sát nhu cầu vay vốn, tạo việc làm của người sau cai nghiện ma túy huyện Mỹ Đức).

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng tình trạng việc làm của người sau cai nghiện còn chưa được đáp ứng được chất lượng cuộc sống của người sau cai nghiện. Phần lớn người sau cai đều làm công việc tự do thời vụ. Các công việc khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Bên cạnh đó, các công việc này là do người sau cai nghiện tự tìm kiếm chứ không phải nhận được sự hỗ trợ từ phía nhân viên công tác xã hội.

“Tôi chưa nghe thấy ở địa phương có hoạt động hỗ trợ người sau cai

nghiện về việc làm. Chắc là sắp có thì tôi không biết. Nhưng những người cùng cành ngộ như tôi thì toàn tự tìm việc thôi. Mình không tự thân vận động thì ai thương?” (PVS: Nam 28 tuổi, người sau cai nghiện xã Hương Sơn)

“May mà cậu ấy khéo tay nên có nghề cắt tóc không thì về đượt này chỉ có chết rũ. Lấy đâu ra việc để làm. Túc tắc ngày ngày cậu ấy cũng kiếm được răm ba chục. Vậy là yên tâm cháu ạ” (PVS người thân người sau cau nghiện

tại xã Đốc Tín)

Theo số liệu của phòng lao động thương binh và xã hội huyện Mỹ Đức thì các ngành nghề đào tạo cho đối tượng sau cai nghiện chủ yếu là các ngành nghề sau đây: Nghề may thêu, điện dân dụng, hàn, chăn nuôi nông nghiệp, làm rèn…Các chính sách dạy nghề ngày càng được quan tâm nhiều hơn, thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhu cầu của xã hội. Người sau cai nghiện sẽ được tạo điều kiện học nghề theo nhu cầu của bản thân, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, nhu cầu thị trường và chính sách từ huyện để mở các lớp dạy nghề.

Các khóa đào tạo nghề ngắn hạn do Hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ và đoàn thanh niên phối hợp cùng thực hiện. Những người sau cai nghiện thường tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn.

“Những người sau cai nghiện, thường cảm thấy lãng phí thời gian

trong những ngày tháng đi cai, sau khi trở về cộng đồng họ mong muốn tìm việc làm ngay, nên họ tham gia các khóa đào tạo nghề ngắn hạn. Hiện nay,

trên địa bàn xã có nhiều nghề phụ, một số người sau cai cũng tham gia cùng, dù ngày công không nhiều, nhưng các cô chú ấy cũng thấy vui và thoải mái”

(PVS Nữ, 32 tuổi, cán bộ thương binh xã hội xã Đốc Tín).

Tuy nhiên, số lượng người tham gia các khóa học ngắn hạn vẫn còn hạn chế do nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến việc dạy và học. Do số lượng người học ít nên ảnh hưởng không nhỏ tới công tác dạy và học.

Trong những năm gần đây, song song với số lượng người sau cai nghiện trở về cộng đồng thì công tác đào tạo nghề cho người sau cai nghiện cũng được tăng lên. Công tác dạy nghề và đào tạo việc làm cho người sau cai nghiện bằng nhiều hình thức khác nhau cụ thể như việc tuyên truyền sâu rộng về chế độ học nghề, dạy nghề và tạo việc làm đối với người sau cai. Đồng thời, tuyên truyền rộng rãi các chương trình dạy nghề, học nghề, việc làm để họ có thêm thông tin và cơ hội tiếp cận các chính sách. Bên cạnh đó, xã thường xuyên có những bài viết tuyên dương những người tốt việc tốt, người sau cai có công ăn việc làm tái hòa nhập cộng đồng qua loa phóng thanh để nhiều người biết đến.

Dựa trên thuyết nhu cầu của Maslow tác giả đã thực hiện đánh giá nhu cầu của người sau cai nghiện ở hai xã cho thấy nhìn chung người sau cai nghiện đều có nhu cầu học nghề để có công việc ổn định, tạo thu nhập.

Họ muốn lao động, muốn thay đổi để đáp ứng những nhu cầu cá nhân của mình. Người sau cai nghiện cũng giống như những người lao động khác – họ muốn có việc làm, tạo thu nhập để bù đắp lại khoảng thời gian họ đã bỏ phí trong quá trình đi cai nghiện.

Mặc dù họ xuất phát từ những hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ đều có mong muốn tìm kiếm việc làm tự tạo thu nhập cho bản thân và đóng góp cho gia đình mà không cần sự trợ giúp của người khác ít nhất là giải quyết được tình trạng không có việc làm hiện tại và được đảm bảo các chế độ xã hội.

“Ngày nào chú cũng quanh quẩn ở nhà, nghĩ mà phát chán cháu ạ. Bây giờ chú đợi người khỏe hơn thì chú tìm việc đi làm cháu ạ. Chú để ý thấy nhà đầu làng có mở nghề làm đồ trang sức đang cần tuyển công nhân cháu ạ.Nghỉ ngơi vài hôm nữa rồi chú nộp hồ sơ xin vào đó làm, trước là làm phụ việc thôi, sau học hỏi thêm, chú sẽ cố gắng để đỡ đần vợ con”

(PVS Nam, 43 tuổi người sau cai nghiện xã Hương Sơn)

“Từ ngày tôi về, toàn ở nhà, ai thuê việc gì thì làm, nhưng thu nhập cũng không đáng bao nhiêu. Các công việc mà họ thuê tôi chủ yêu các công việc như xếp gạch gọn vào, rồi phụ xây nhưng mà buổi đực, buổi cái. Không ăn thua. Sức khỏe mình yếu nên việc làm nặng về lại ở một mình không được ăn uống đầy đủ nên ốm một trận thì không đủ tiền thuốc cháu ạ. Nhưng cứ ở nhà ăn bám vợ con mãi, nhiều lúc cũng thấy chán lắm. Chú cũng cảm thấy mình vô dụng.”

(PVS Nam, 27 tuổi người sau cai nghiện xã Hương Sơn)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 34 - 37)