Những thuận lợi và rào cản trong hoạt động hỗ trợ và tìm kiếm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 37 - 49)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Khái quát chung về công tác hỗ trợ ngƣời sau cai nghiện tái hòa

2.1.2. Những thuận lợi và rào cản trong hoạt động hỗ trợ và tìm kiếm việc

làm cho người sau cai nghiện ma túy.

- Thuận lợi:

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, tác giả nhận diện được một số thế mạnh để có thể phát huy hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy.

Thuận lợi trước hết là về nhu cầu của người sau cai nghiện ma túy. Xuất phát từ những nhu cầu đó là động lực để họ tìm kiếm việc làm và cố gắng trong quá trình lao động. Người sau cai nghiện ma túy có nhu cầu tìm viêc rất cao.

“Những ngày tháng trong tù, anh chỉ mong nhanh chóng cai nghiện để

về cùng vợ lao động kiếm tiền nuôi các cháu. Nhưng khổ nỗi, giờ trở về mọi dự định trong tù đều tan biến. Anh không thể tìm được việc làm khi chuyên môn không có. Có làm thì chỉ làm được thời vụ thôi. Mọi người không ai nói

tận tai anh. Nhưng sau lưng họ vẫn coi anh là một thằng nghiện vô dụng. Nếu như được giới thiệu việc làm anh hứa sẽ cố gắng chăm chỉ làm ăn để không phụ công vợ mong mỏi” (PVS nam, 34 tuổi sau cai nghiện xã Đốc Tín)

Đối với người sau cai nghiện thì việc làm là rất quan trọng bởi chỉ có việc làm và lao động sẽ là sợi dây liên kết vững vàng nhất của người nghiện đối với cộng đồng, việc tạo việc làm tạo nên một vòng xoáy rất tích cực giúp người nghiện quên và từ bỏ ma túy, gắn kết với cộng đồng ngày càng khăng khít hơn. Việc làm giúp người sau cai nghiện kiểm soát được hành vi của mình để rồi từ đó, họ tự ý thức được bản thân phải từ bỏ ma túy mà tìm kiếm việc làm.

Những người sau cai nghiện tại địa bàn hai xã có nhu cầu rất lớn trong việc tìm kiếm việc làm, bởi bản thân họ đã đều là người trưởng thành và đều là người trụ cột của gia đình. Thế nên, mong muốn có việc làm tạo thu nhập và kinh tế quả thực là yếu tố hết sức dễ hiểu. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao, có việc làm tức là sẽ sẽ có thêm nguồn thu nhập trang trải cho cuộc sống đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của bản thân cũng như gia đình người sau cai nghiện. Khi những nhu cầu này được thỏa mãn thì sẽ vươn tới mức độ cao hơn.

Bên cạnh đó người sau cai nghiện muốn có việc làm bởi chính bản thân họ cảm thấy mình là người tội lỗi, họ cho rằng vì họ mà gia đình mang tiếng và chịu khổ, kiếm việc làm để họ không cảm thấy mình là gánh nặng của gia đình, cũng không phải là kẻ ăn bám, vô công rồi nghề. Và cũng chính vì điều đó mà họ rất nhạy cảm, mặc cảm tự ti về bản thân

Bản thân người sau cai nghiện cũng có nhu cầu về việc làm với mong muốn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía cộng đồng. Đây cũng là con đường để họ tự khẳng định bản thân và mong muốn được ghi nhận, được tin tưởng từ phía cộng đồng xung quanh.

Bên cạnh những thuận lợi về mặt tâm lý của người sau cai nghiện tạo động lực thúc đẩy người sau cai nghiện có động lực để từ bỏ ma túy thì về phía cộng đồng cũng có những thuận lợi, các cơ sở dạy nghề ngắn hạn dành cho người lao động được đặt rải rác trên địa bàn xã nên rất thuận tiện cho việc đi lại sinh hoạt của người sau cai nghiện để có thể thoải mái tận dụng tối đa hỗ trợ từ phía cộng đồng, gần dân cư cũng khiến cho người sau cai nghiện không cảm thấy cô đơn hay chán nản. Tan giờ làm là về với gia đình, không bị bạn xấu rủ rê. Các ngành nghề người sau cai nghiện được học như: may, sâu hạt vòng, làm đồ trang sức mỹ ký, làm tăm hương, chăn nuôi… Những ngành nghề này đều phù hợp với điều kiện đặc điểm của địa phương và phù hợp với điều kiện sức khỏe, tinh thần của người sau cai nghiện cũng như trinh độ học vấn của họ. Sau khi được đào tạo nghề, những người sau cai nghiện nếu học tập và kỷ luật tốt sẽ được tiếp nhận và bố trí công việc tại cơ sở. Một số chủ doanh nghiệp và giáo viên dạy nghề cũng vô cùng tâm huyết với đối tượng nên những người sau cai nghiện sẽ không tự ti khi tham gia các khóa học nghề ngắn hạn hay dài hạn tại địa phương.

Tìm kiếm việc làm đối với người sau cai nghiện còn một thuận lợi đáng kể nữa đó là những người sau cai nghiện đều trong độ tuổi lao động. Chính vì vậy, dù là học nghề hay tham gia lao động thì họ đều có khả năng tiếp thu công nghệ sản xuất cũng như trình độ tay nghề sẽ tăng lên rất nhanh nên có thể phù hợp với các khóa học kỹ năng ngắn hạn và có thể làm việc ngay cho cơ sở sau khi kết thúc khóa học ngắn hạn mà vẫn đảm bảo về kỹ năng lao động.

Đối với người sau cai nghiện học tập tại cơ sở dạy nghề, nhiều người sau cai nghiện có năng lực vượt trội, họ rất khéo tay và làm việc chăm chỉ do bản thân họ luôn ý thức được những thiệt thòi của mình nên họ luôn chuyên tâm vào chuyên môn và không ngừng trau dồi kỹ năng tay nghề.

“ Đi trại về là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với tôi, tôi tham

kiếm công việc phù hợp với mình để phụ giúp gia đình. Chứ nhận thức mình là trụ cột mà không giúp được gia đình, nhiều lúc tôi thấy thực sự bế tắc”.

(PVS Nam 30 tuổi,người sau cai nghiện xã Hương Sơn đang học nghề tại trung tâm)

Bên cạnh đó, người sau cai nghiện còn nhận được sự quan tâm từ phía Đảng ủy và các ban ngành đoàn thể của huyện như phòng lao động thương binh và xã hội, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên thường xuyên xuống thăm hỏi động viên người sau cai nghiện.

- Rào cản

Trình độ văn hóa thấp, thiếu kiến thức và kỹ năng tay nghề.

Trình độ văn hóa thấp cũng là một yếu tố rào cản lớn đối với người sau cai nghiện trong quá trình tìm kiếm việc làm để tái hòa nhập cộng đồng:

“Có bằng có cấp đi xin việc còn khó nói chi đến anh. Sinh viên đại học, cao đẳng thất nghiệp nhan nhản. Anh chỉ làm được các công việc tay chân thôi. Nhưng người ta cũng chẳng thuê anh em ạ” (PVS Nam 29 tuổi người

sau cai nghiện xã Hương Sơn).

“Không chỉ có trình độ văn hóa thấp mà người sau cai nghiện còn thiếu

cả kỹ năng tay nghề. Thực tế là họ chỉ biết làm ruộng thuần nông, công việc làm theo mùa vụ và rất ngại đi học nghề. Chính vì vậy mà kỹ năng nghề của họ hầu như không có. Nên xin việc thì lại phải học lại từ đầu và lý lịch nghiện ngập của họ, sẽ là rào cản lớn cho bản thân họ” (PVS Nam, 29 tuổi, cán bộ

xã Đốc Tín).

Hay nghe như chính bản thân người sau cai nghiện ma túy cũng chia sẻ:

“Mặc dù ở trong trại cai nghiện anh cũng được học nghề mây tre đan, nhưng giờ về quê thì lại không có nghề đó và không tìm được việc phù hợp với nghề mình được đào tạo em ạ. Tự nhiên mình thành không có việc làm. Ở nhà quanh quẩn anh cũng chán lắm em ạ. Thay đổi việc khác, một chốc chuyển nghề có dễ đâu em”

Đối với người bình thường để có thể tìm một công việc cũng không dễ và càng khó khăn hơn khi người đó là người sau cai nghiện.

Sự kỳ thị của xã hội

Sự kỳ thị của xã hội là một trong những yếu tố chính gây trở ngại cho người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Đó là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tái nghiện tăng cao. Nhiều người trong cộng đồng có cái nhìn coi thường, khinh bỉ hoặc soi xét người sau cai nghiện. Họ luôn tìm cách xa lánh, và cho rằng người sau cai nghiện là hư hỏng hoặc là “ không nghe văn thằng nghiện”; „không nghe thằng nghiện trình bày”.

“Tôi rất quý chú S, nhưng gặp tôi chỉ hỏi han thôi. Tôi nghĩ nếu người ngoan ngoãn sẽ chẳng dính nghiện đâu, mà đã nghiện ngập rồi thì có bỏ đằng giời”(PVS Nữ, 57 tuổi, người xung quanh người sau cai nghiện)

“Chú cai nghiện về nhà mà đi mọi người cứ nhìn rồi xì xào, lắm lúc cũng ngại chẳng muốn đi đâu. Chú có cảm giác đến nhà họ họ luôn nghĩ là chú dình mò ăn trộm. Đã đành là quá khứ lúc nghiện có ăn trộm đồ nhưng chú đã cai được nghiện rồi. Tại lúc trước thèm thuốc nên làm liều. Còn giờ về chú chỉ muốn tu chí làm ăn thôi” (PVS Nam,52 tuổi, người sau cai nghiện tại

xã Hương Sơn).

Một thực tế, nguyên nhân gây nghiện không hẳn là ăn chơi, đua đòi mới nghiện. Nguyên nhân dẫn đến nghiện hút có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do hoàn cảnh xô đẩy nên trở nên như vậy. Chứ không ai là người muốn dính dáng đến ma túy.

“Anh lên quê vợ ở Sơn La làm nghề cắt tóc và sửa đồng hồ. Xung quanh hàng xóm nhà nào cũng nghiện, nghiện ngay sát vách nhà anh luôn. Vậy là anh tò mò nông nổi nên hút thử thành ra nghiện luôn em ạ. Anh ân hận lắm”(PVS Nam, 32 tuổi người sau cai nghiện tại xã Đốc Tín).

Nếu có dính rồi họ cũng chỉ mong muốn từ bỏ mà thôi. Nhưng vì không đủ bản lĩnh nên kéo họ vào vòng luẩn quẩn nghiện – cai – nghiện. Vì

vậy, về phía cộng đồng cần nhận thức rõ và thay đổi suy nghĩ không nên đánh đồng tất cả người có quá khứ nghiện ngập đều đáng coi thường và khinh bỉ họ. Hãy cho họ một cơ hội để có thể từ bỏ ma túy. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử sẽ không giúp người sau cai nghiện tốt hơn mà thậm trí còn đẩy họ vào sự chán trường mà nhanh chóng tìm đến ma túy. Nếu mọi người hiểu và xem những người nghiện ma túy như một nạn nhân đồng thời có cái nhìn đồng cảm đối với người nghiện ma túy và có thái độ tích cực, hỗ trợ họ kịp thời, kiên trì và bao dung thì có lẽ người sau cai nghiện sẽ có động lực bỏ ma túy mạnh mẽ hơn. Nhận thức đúng, hành động tích cực để người nghiện ma túy nhận được sự hỗ trợ từ phía cộng đồng giúp họ tự tin hơn để sống và làm việc.

2.1.3. Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện về khả năng giao tiếp hòa nhập với cộng đồng

- Nhu cầu giao tiếp của người sau cai nghiện khi hòa nhập cộng đồng.

Nhu cầu giao tiếp là một loại nhu cầu tinh thần của con người, nó giúp con người thỏa mãn nhu cầu trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tình cảm, thiết lập quan hệ với người khác. Đó là một trong những nhu cầu quan trọng nhất của con người cần phải được đáp ứng.

Người sau cai nghiện trở về với cộng đồng mong muốn của họ là nhận được sự quan tâm của mọi người. Họ mong muốn được giao tiếp, được sẻ chia.

- Thuận lợi:

Mạng lưới xã hội bao gồm: Gia đình, họ hàng, bạn bè… là chủ thể rất quan trọng trong quá trình tạo sự tự tin trong giao tiếp cho người sau cai nghiện ma túy. Trước nhất là gia đình của người sau cai nghiện ma túy bởi đây là nơi gần gũi nhất với người sau cai nghiện.

Trước hết, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập, dựa vào cộng đồng. Gia đình được xem như một tế bào của xã hội, là một trong những môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người, chính vì vậy, tìm hiểu mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình sẽ là một

yếu tố quan trọng tác động tới quá trình tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma túy. Đối với người sau cai nghiện ma túy, gia đình không chỉ là nơi bao bọc, che chở mà còn là nơi sẻ chia, động viên giúp đỡ họ để họ từ bỏ ma túy. Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả số người được hỏi cho biết gia đình là chủ thể đầu tiên giúp đỡ họ trong mọi công việc.

“Gia đình là điều tuyệt vời nhất với anh, anh nghiện ma túy rồi đi trại 4 năm nay mới trở về, nhìn bạn bè xung quanh vợ con đề huề. Còn mỗi mình cảnh mẹ già nheo nhóc. Kinh tế gia đình không có. Nhưng không vì thế mà mẹ bỏ rơi anh. Từ hôm về nhà tới giờ. Mẹ luôn luôn bên cạnh động viên cố gắng cai nghiện. Mẹ còn cắt thuốc bắc bồi bổ cho anh nữa. Đấy em xem dạo này anh có béo không?Khác hẳn với lúc anh mới về” (PVS Nam, 29 tuổi, người sau cai nghiện tại xã Đốc Tín).

Phần lớn gia đình đều không có mặc cảm gì nhiều đối với người nghiện ma túy sau cai. Họ luôn mở rộng vòng tay đón nhận con em mình cho dù người sau cai nghiện có mắc phải lỗi lầm, khuyết điểm, đa số gia đình đều chú ý quan tâm, chăm sóc, chia sẻ động viên tinh thần con em mình, mong muốn những người sau cai nghiện có thể nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng và sớm trở thành người con, người công dân có ích cho gia đình và xã hội.

“Anh đi cai nghiện tại trại 3 năm, mới về được 1 năm em ạ. Được vợ và

bố mẹ đỡ đần. Anh mở được quán cắt tóc này đây. Mỗi ngày túc tắc cũng được 20.000 đến 50.000 đồng. Thêm thắt đồng vào đồng ra. Nông dân thì em bảo như vậy là được rồi. Còn vợ con nuôi thêm con ngan con gà cải thiện. Từ ngày anh về, gia đình có thêm tiếng cười và niềm vui” (PVS Nam, 27 tuổi,

người sau cai nghiện tại xã Đốc Tín)

Có thể nói rằng gia đình là nơi luôn bảo vệ che chở cho mỗi chúng ta. Mỗi khi chúng ta đau khổ nhất thì hơn ai hết. gia đình là nơi che chở chúng ta nhiều nhất. Vì thế, hơn tất cả mọi thứ, gia đình chính là sức mạnh to lớn có thể giúp người sau cai nghiện ma túy có thể vượt qua những vấp ngã để làm

lại cuộc , trở thành con người có ích cho gia đình và xã hội. Nếu có được sự trợ giúp của gia đình thì quả thật nghững người sau cai nghiện sẽ tự tin hòa nhập cộng đồng hơn so với những người thiếu đi sự quan tâm từ gia đình. Trên thực tế, số người sau cai nghiện trở về lại có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khác do đó mà dẫn đến việc nhận được sự hỗ trợ gia đình là rất ít.

“Tháng 4 năm 2012, anh dính nghiện nặng tới nỗi không thể kiểm soát

được hành vi của bản thân. Lúc nào cũng chỉ nhăm nhe vác tất cả những thứ gì có thể bán được để có thuốc. Em chưa hình dung ra lúc lên cơn nghiện nó vật vã như thế nào đâu. Lúc đó em hãy tưởng tượng ra có hàng ngàn con ròi đục rũi trong xương. Chỉ mong có thuốc để bớt đi đau đớn thôi. Lúc đó, anh bán hết đồ đạc, đuổi vợ con về nhà ngoại. Nay anh về, chị ấy mang gạo và thức ăn lên cho anh. Bận Xuân Hội mấy tháng nên giờ mới về cùng anh. Có vợ con yêu thương nên anh giờ rất hạnh phúc em ạ!” (PVS Nam, 32 tuổi,

người sau cai nghiện tại cộng đồng).

“Bố anh mất từ năm anh mới 5 tuổi, giờ anh đã 37 tuổi rồi. Một mình mẹ anh nuôi ba chị em anh, hai chị gái đi lấy chồng. Còn anh với mẹ, nhà nghèo nên anh chỉ có ham muốn làm giàu, anh lên Sơn La và dính nghiện từ đó. Anh đi tù cai nghiện về được hai năm rồi. Mẹ già, lại mắt kém. Anh thì ở nhà chăn nuôi, cũng chẳng có thời gian đi đâu. Hai mẹ con động viên nhau.”(PVS Nam 35 tuổi, người sau cai nghiện tại Hương Sơn).

Đối với người sau cai nghiện sau khi trở về cộng đồng trong thời gian đầu, gần như chỉ có mối liên hệ với gia đình, họ rất ít liên hệ với họ hàng làng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 37 - 49)