Vai trò là người tư vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 62 - 63)

2.1.4 .Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện về y tế

2.4. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ ngƣời sau ca

2.4.3. Vai trò là người tư vấn

Vai trò tư vấn của nhân viên công tác xã hội được thể hiện qua việc tư vấn cho thân chủ chưa có kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng sau một thời gian dài cai nghiện tại cộng đồng. Nhân viên công tác xã hội tư vấn về các dịch vụ hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy, cách tự chăm sóc sức khỏe của mình đồng thời các kỹ năng hòa nhập cộng đồng, hướng dẫn người sau cai nghiện các kỹ năng để có thể lựa chọn cho mình một công việc phù hợp. Bên cạnh đó, với những người có kiến thức thì nhân viên công tác xã hội hỗ trợ và tư vấn thêm cho họ về mặt nhận thức, sức khỏe để họ kiếm việc và duy trì công việc của mình một cách lâu dài, quên đi tâm lý buồn chán và tự ti để rồi từ đó có thể tạo cho mình tâm lý tự tin hòa nhập với cộng đồng. Nhân viên công tác xã hội cần tư vấn, tạo động lực cho người sau cai nghiện có tâm lý rụt rè ngại đối diện với cộng đồng hiểu rằng, không ai có thể giúp họ tốt hơn bản thân họ tự mình đối mặt và vượt qua thử thách do chính mình tạo nên.

Những người nghiện ma túy đã mất một thời gian dài chìm ngập ma túy và đi cai tại trung tâm cai nghiện. Sẽ rất khó khăn để trở lại hòa nhập với cộng đồng, tìm kiếm việc làm, tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ người sau cai nghiện… Bản thân thân chủ luôn mang trong mình sự mặc cảm, thiếu tự tin vì bị bạn bè xa lánh, cộng đồng kỳ thị; tâm lý chán nản. Đây chính là vấn đề cần giải quyết của nhân viên công tác xã hội với vai trò là người tư vấn cần phải khơi dậy, đánh thức, thắp lên sự tự tin của họ vào chính bản thân họ.

Vai trò của người tư vấn còn thể hiện qua việc nhân viên công tác xã hội tham gia tư vấn cho gia đình, bạn bè của người sau cai nghiện về những nhu cầu, mong muốn của họ để gia đình, bạn bè có thể hiểu rõ và có những biện pháp hỗ trợ người sau cai nghiện thực hiện được những nhu cầu, mong muốn đó của họ để rồi từ đó có những biện pháp hỗ trợ kịp thời, thỏa mãn những mong muốn của thân chủ. Một thực tế cho thấy rằng, người sau cai nghiện không được nhiều người tin tưởng ngay cả những người thân của họ. Vì vậy, nhân viên công tác xã hội cần tư vấn cho gia đình, bạn bè về những sự nỗ lực, phấn đấu của người sau cai nghiện với mong muốn hòa nhập dựa vào cộng đồng và phòng chống tái nghiện đồng thời giúp gia đình đưa những hỗ trợ cần thiết tạo điều kiện cho người sau cai nghiện quên đi nỗi ám ảnh mang tên “Nàng Tiên Nâu”.

Là người cung cấp kiến thức kỹ năng liên quan tới vấn đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)