Vai trò là người giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 63 - 65)

2.1.4 .Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện về y tế

2.4. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ ngƣời sau ca

2.4.4. Vai trò là người giáo dục

Vai trò giáo dục trong công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội có nhiệm chính là truyền đạt và phổ biến thông tin, tri thức và phát triển các kỹ năng được xem là có vai trò như một giáo viên. Vai trò này có thể hoặc không thể thực hiện theo một tình huống sư phạm chính thức. Để trở thành người giáo dục hiệu quả, nhân viên công tác xã hội đầu tiên phải có kiến thức chuyên môn và đặc biệt là kiến thức hỗ trợ từng nhóm đối tượng cụ thể. Thêm vào đó, nhân viên công tác xã hội phải là người giao tiếp để thông tin được truyền tải rõ ràng và dễ hiểu với khách hàng hay hệ thống vĩ mô.

Nhân viên công tác xã hội với tư cách là người giáo dục không chỉ giáo dục cho riêng nhóm đối tượng mà còn có vai trò giáo dục đối với cả gia đình và cộng đồng xung quanh người sau cai nghiện ma túy. Người sau cai nghiện

khi trở về sẽ gặp nhiều cản trở trong việc tái hòa nhập cộng đồng. Nhân viên công tác xã hội với tư cách là người giáo dục cần hướng tới giáo dục người dân tại cộng đồng mà người sau cai nghiện sinh sống để họ giảm kỳ thị, tham gia vào quá trình giúp đỡ người sau cai nghiện ổn định cuộc sống. Sự kỳ thị của cộng đồng có thể đẩy những người sau cai nghiện trở lại con đường cũ. Chính vì thế vai trò giáo dục với cộng đồng là rất cần thiết.

Một trong những mục tiêu giáo dục của nhân viên công tác xã hội là hỗ trợ giúp người sau cai nghiện ma túy có thêm kiến thức, kỹ năng và hình thành những thái độ, hành vi mới để họ tự tin trong cuộc sống. Tùy thuộc vào những tình huống cụ thể mà nhân viên công tác xã hội có những hoạt động hay cung cấp cho người sau cai nghiện những thông tin phù hợp như những kiến thức về pháp luật; cách phòng chống tái nghiện; các thông tin về việc làm, học nghề; phòng ngừa bệnh tật hay giáo dục các kỹ năng sống, giá trị sống cơ bản… để họ tự tin tiếp cận các dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và tham gia tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp. Các hình thức giáo dục cũng được nhân viên công tác xã hội triển khai một cách đa dạng như tham vấn cá nhân, tổ chức sinh hoạt, tọa đàm nhóm hay cung cấp tài liệu… Giáo dục cho người sau cai nghiện về thái độ đối với cuộc sống hiện tại và trách nhiệm, vai trò của họ đối với cộng đồng nhằm tạo nên sợi dây tương tác bền chặt, phòng ngừa tái nghiện.

Mặc dù, nghiện ma túy là một hành động đáng lên án nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận rằng hiện có rất nhiều người sau cai nghiện ma túy trở về và vượt qua tất cả, sống khỏe, sống có ích và tích cực tham gia các hoạt động chung của cộng đồng và xã hội qua đó làm thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ của xã hội với người nghiện ma túy.

Tập trung giải thích cho người dân hiểu được các tác hại của sự phân biệt kỳ thị và phân biệt đối xử với người nghiện và gia đình họ, nhấn mạnh đến các tác hại đối với cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội và làm cho người nghiện tiêu cực dẫn đến tái nghiện nhanh chóng.

Nhân viên công tác xã hội cần giáo dục về thái độ, cách nhìn nhận của các thành phần khác nhau khi giúp đỡ tạo việc làm cho người sau cai nghiện. Không tính toán về lợi ích kinh tế trước mắt khi thuê mướn hợp đồng lao động mà còn phải xóa bỏ mặc cảm và nâng đỡ, gần gũi, kèm cặp đối tượng trong công việc, tạo môi trường phù hợp để quản lý , hỗ trợ họ cách ly môi trường có tệ nạn xã hội, khuyến khích họ làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 63 - 65)