Các tổ chức xã hội tại địa phƣơng (Đội hoạt động xã hội tự nguyện –

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 56 - 58)

2.1.4 .Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện về y tế

2.3. Các tổ chức xã hội tại địa phƣơng (Đội hoạt động xã hội tự nguyện –

quản lý ngƣời sau cai)

Tại hai xã cũng có những mô hình hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng như Đội hoạt động xã hội tự nguyện. Cơ cấu của đội có nét khác biệt so với những địa phương khác. Đội gồm 1 đội trưởng, 5 đội phó và các thành viên. Đội trưởng, đội phó là những cán bộ đại diện cho các ban ngành đoàn thể ở địa phương, có kinh nghiệm và có năng lực trong lĩnh vực công tác xã hội. Tại hai xã Đốc Tín và Hương Sơn thì đội trưởng đội phó là Bí thư Đoàn và trưởng công an xã. Thành viên trong đội là những người sau cai nghiện và hoàn thành việc cai nghiện tại cơ sở hoặc có giấy chứng nhận cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, tham gia sinh hoạt và những người không nghiện ma túy là cán bộ đại diện cho các ban ngành đoàn thể.

Hoạt động của câu lạc bộ bao gồm các nội dung sau:

Đội tổ chức sinh hoạt định kỳ một tháng 3 lần với các nội dung sau: Phối hợp với bên công an rà soát đối tượng sau cai nghiện tại nhà, đến động viên theo dõi nắm bắt tình hình kịp thời phát hiện các đối tượng tái nghiện, tổ chức tư vấn nhóm, tư vấn cá nhân và gia đình hội viên.

“Đội bên anh tổ chức thường là một tháng 3 lần vào các ngày mồng 7,20,30 hàng tháng. Các hoạt động thì phong phú, nhưng thường là ngồi với nhau để trao đổi kinh nghiệm, tham gia văn nghệ. Qua đó, cũng biết được nhiều anh có năng khiếu, bố trí, sắp xếp tổ chức thi cầu lông cho đội và giao lưu với các đội khác trong xã. Cũng vui” “(PVS, nam, 32 tuổi, hội viên trong

đội hoạt động xã hội tình nguyện)

Hoạt động hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: các hoạt động tọa đàm, tuyên truyền và phòng chống ma túy, dã ngoại, tham quan, thể thao, các hoạt động tạo thu nhập bao gồm định hướng nghề nghiệp và việc làm, tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm, tổ chức cho học viên lao động tập thể gây quỹ. Đội bắt đầu hoạt động từ năm 2009, lấy nòng cốt từ bên Đoàn. Về kinh phí chuyên biệt thuộc ngân sách của xã.

Đội vận động các đoàn viên tại cơ sở có hiểu biết về ma túy thu gom các điểm chích hút những xi lanh, ống tiêm ở các bở mương, ngoài ruộng... tránh làm ảnh hưởng tới người dân địa phương.

Đội thường xuyên tiến hành căng treo băng zôn khẩu hiệu tuyên truyền tại các cơ sở thôn nơi người dân dễ quan sát nhất. Đặc biệt là gần trường học. Nhằm tuyên truyền rộng rãi về tác hại của ma túy đối với mọi người và gia đình.

Tiếp cận những người sau cai ngay sau khi họ trở về cộng đồng để vận động họ tham gia sinh hoạt tập thể lành mạnh ngay sau khi họ trở về gia đình và cộng đồng.

“Vừa về nhà được mấy hôm, tôi hầu như không đi đâu ra khỏi nhà, tôi sợ mọi người nói tôi là thằng nghiện. Tôi rất bất ngờ khi được mọi người đến động viên thăm hỏi. Trong lòng tôi vừa cảm động, vừa vui. Tôi đã tham gia vào đội từ đó”( PVS: Nam, 30 tuổi, hội viên của đội hoạt động tự nguyện).

Đội còn thường xuyên trao đổi, thảo luận với người sau cai nghiện và nhân thân về cách ứng xử với gia đình, cộng đồng để giảm bớt kỳ thị, phân biệt đối xử. Tổ chức các buổi tập huấn về kỹ năng sống của các nạn nhân trở về, định hướng cuộc sống tương lai cho người sau cai nghiện, cung cấp thông tin liên quan đến việc phòng ngừa tái nghiện. Nhằm giúp người sau cai nghiện ma túy ổn định tâm lý trong suốt quá trình tái hòa nhập cộng đồng.

Không chỉ có vậy, đội xã hội tự nguyện còn lập nhóm nòng cốt thường xuyên tuyên truyền về tác hại của ma túy. Mỗi tháng, đội thường xuyên mở những buổi tọa đàm để sinh hoạt định kỳ với các câu hỏi vừa mang tính giáo dục vừa mang tính giải trí. Các thành viên tham gia nếu có câu trả lời đúng sẽ có qua. Tuy món quà giá trị vật chất nhỏ, nhưng giá trị tinh thần lớn thông qua đó, cũng giúp người sau cai nghiện nói ra được những ý kiến của mình, lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn và tự tin hòa nhập cộng đồng hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động trên cũng làm cho cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xứ với người sau cai nghiện và gia đình họ.

Như vậy, chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của Đội hoạt động xã hội tự nguyện trong công tác tuyên truyền , phòng chống tái nghiện cho người sau cai nghiện tại cộng đồng. Câu lạc bộ với tư cách là nơi hội tụ những người đồng cảnh ngộ, cùng chí hướng và sở thích nhằm chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc để họ không cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Từ đó họ có thể dễ dàng chia sẻ, bộc bạch những khúc mắc, những điều tế nhị của bản thân. Trong hoạt động quản lý cai nghiện tại cộng đồng, quản lý tái hòa nhập sau cai và hỗ trợ tạo việc làm phòng chống tái nghiện thì các hội viên ngày càng phát huy được chức năng, vai trò của mình. Thông qua các buổi sinh hoạt hàng tháng, các thành viên có điều kiện để gặp gỡ, dám sát và trao đổi những thông tin cho nhau. Từ đó, họ dễ dàng hòa nhập cộng đồng hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động Đội cũng vấp phải rất nhiều khó khăn, nhất là vấn đề tài chính do ngân sách còn hạn hẹp chính vì vậy cần nhận được sự quan tâm sâu sắc hơn từ phía chính quyền địa phương. Hoạt động của phong trào ngày càng đi xuống, do vấn đề tài chính để duy trì hoạt động của hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 56 - 58)