Mô tả một trƣờng hợp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 66 - 69)

2.1.4 .Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện về y tế

2.6. Mô tả một trƣờng hợp cụ thể

Thân chủ: Đỗ Thế S. Sinh năm: 1974. Quê quán: Đốc Tín – Mỹ Đức – Hà Nội Nghề nghiệp: Làm ruộng

Thời gian cai nghiện tại trung tâm: Từ 9/2009 đến tháng 9/2013 Thời gian trở về cộng đồng từ 9/2013 đến nay.

Công việc hiện tại: thợ cắt tóc

Hoàn cảnh gia đình:

Có vợ và một con gái 7 tuổi. Đang nuôi thêm mẹ già 74 tuổi. Hai vợ chồng đều làm ruộng. Vợ có một cửa hàng tạp hóa nhưng chỉ hoạt động vào ba tháng xuân hội của Lễ Hội Chùa Hương. Hoàn cảnh gia đình khó khăn. Do trong suốt thời gian nghiện ma túy thân chủ không tham gia sản xuất và lao động mà thay vào đó là bán hết đồ đạc trong gia đình để hút, chích.

Hiện tại S đã tái hòa nhập cộng đồng được hơn 2 năm và giờ làm thợ cắt tóc tại địa phương. Quán cắt tóc của thân chủ khá đông khách bởi thân chủ cắt tóc rất đẹp, rẻ và khéo mồm nên mọi người quý. Thu nhập bình quân một ngày khoảng 70.000 đồng.

Những việc cộng đồng đã giúp thân chủ: Về phía gia đình:

Mẹ, vợ và chị gái luôn hỗ trợ đắc lực cho thân chủ. Trong suốt thời gian thân chủ đi cai nghiện tại trung tâm. Vợ thân chủ buôn bán và tiết kiệm được một khoản trợ giúp thân chủ về mặt vật chất trong khoảng thời gian thân chủ mới trở về cộng đồng không làm được gì ra tiền và hỗ trợ vốn ban đầu để

mở quán cắt tóc. Chi phí mua kéo, gương, lược… là 5 triệu đồng. Quán cắt tóc nam, xơ xài và đơn giản nên chi phí thấp, bên cạnh đó còn thường xuyên động viên tinh thần cho thân chủ

Vợ anh S cho biết: “Từ ngày anh về, chị từ nhà bà ngoại dưới Yến Vỹ

mang con Ánh – con gái của anh chị về đây cùng với bố cho vui cửa vui nhà. Đợt trước anh ấy nghiện, bà nội cũng phải ra Hà Nội ở với chị gái giờ anh ấy về chị đón bà về ở cùng cho đông vui và ấm cúng em ạ, anh ấy cắt tóc túc tắc vậy thôi chứ chị vẫn phải đi làm thuê thêm ai có việc gì bảo chị là chị làm. Đỡ đần chồng chứ một mình trông vào anh ấy thì cũng không đủ, chỉ cần anh ấy không nghiện nữa thì chị vui lắm. Ăn rau, ăn cháo chị cũng thấy vui rồi em ạ”

Mẹ đẻ thân chủ cho biết: “Thấy con trai về bác từ Hà Nội về ngay cùng

con trai và con dâu cho tình cảm, thằng S nó thế thôi chứ lúc nó không nghiện nó ngọt ngào với bác lắm. Mình là bố là mẹ, phải gột cho con cháu ạ. Bác về đây trông con Ánh đỡ vợ chồng nó cho chúng nó đi làm. Già thì làm việc già. Một người già bằng ba người trẻ cháu ạ”

“Về nhà có mẹ, có vợ và con anh vui lắm. Những ngày tháng trong tù với anh nó quá khủng khiếp. Anh đã thề với bản thân sẽ tu chí không để mẹ và người thân khổ em ạ” Anh S cho biết.

Về phía chính quyền địa phương:

Một cán bộ làm công tác xã hội tại xã Đốc Tín cho biết: “Chúng tôi không tìm việc làm cho S, do anh ấy khéo tay nên tự mở nghề cắt tóc. Ngày trước chú ấy chưa nghiện thì cũng mở quán, giờ mở quán cũng tốt có thêm thu nhâp.Về phía Ủy ban nhân dân và chính quyền địa phương vừa rồi chúng tôi đã hỗ trợ anh ấy và những người sau cai nghiện trwor về là 1 triệu đồng để gọi là có ít vốn ban đầu làm ăn. Việc anh ấy mở quán cắt tóc chúng tôi cũng rất khuyến khích và tạo điều kiện trợ giúp anh ấy để anh ấy yên tâm kiêm sống”.

Công an xã Đốc Tín cho biết: “Anh S về địa phương thuộc đối tượng quản lý của chúng tôi, tôi thường xuyên ghé qua nhà hỏi han về tình hình của anh ấy như thế nào đồng thời động viên anh ấy làm ăn lương thiện đó vừa là trách nhiệm mà chúng tôi phải làm, vừa là tình làng nghĩa xóm với nhau”.

“Anh được các cán bộ địa phương quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ, trong họ ngoài làng cả mà” Anh S cho biết.

Về phía bạn bè, hàng xóm của thân chủ:

Anh H. bạn cùng làng, cùng cấp với anh S cho biết: “Chúng tôi không

bao giờ có ý xa lánh hay coi thường S. Mỗi người có một số phận riêng nên không nên đem ra phán xét. Riêng cá nhân tôi đã là bạn thì mãi mãi là bạn. Họp lớp hay có vụ gì an hem vẫn gọi nhau đi uống rượu, giao lưu. Tình cảm mới đáng trân trọng”

Chú K hàng xóm của anh S cho biết: “Công việc của làng xóm chú S

tham gia hết, chúng tôi cũng rủ chú ấy tham gia cùng cho vui. Quá khứ chú ấy nghiện nhưng hiện giờ chú ấy rất quan tâm và lễ phép với mọi người. Nhìn chung chưa có ảnh hưởng gì đến hàng xóm đâu”.

Trạm trưởng trạm y tế: “Chúng tôi chưa có kế hoạch hỗ trợ riêng cho

nhóm đối tượng sau cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, nếu bất cứ công dân nào có nhu cầu đến khám chữa bệnh chúng tôi đều nhiệt tình khám và tư vấn”

Thông qua một trường hợp cụ thể có thể thấy được công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng tại địa phương.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, chúng ta có thể thấy có rất nhiều yếu tố tác động tới quá trình tái hòa nhập dựa vào cộng đồng tại hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội trong đó có cả yếu tố thuận lợi và rào cản. Từ việc làm rõ và phân tích vấn đề đó. Chúng ta sẽ đưa ra được những giải pháp hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả nhất.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TÁI HÒA NHẬP DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)