Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 72 - 76)

2.1.4 .Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện về y tế

3.2. Giải pháp cụ thể

Học nghề gắn với tạo việc làm

Người sau cai nghiện ma túy, trước khi về với cộng đồng họ đã gắn bó một thời gian dài cai nghiện tập trung tại trung tâm. Họ cũng được học nhiều nghề khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, những nghề mà nhóm người sau cai nghiện được học lại không phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại địa phương. Xuất phát tình hình kinh tế, xã hội, địa bàn huyện. Cần đẩy mạnh công tác định hướng nghề nghiệp cho người sau cai nghiện ma túy.

Người sau cai nghiện ngoài việc tự ti với cộng đồng, tay nghề chưa có và sức khỏe yếu nhưng họ ý thức được sự cần thiết phải lao động rất cao.

Hiện nay, tại các doanh nghiệp tư nhân như may, làm nghề thủ công, làm tăm hương đây chính là những nguồn lực có thể hỗ trợ người sau cai nghiện có cơ hội tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp tư nhân này. Việc đào tạo người sau cai nghiện thông qua các khóa học ngắn hạn để họ quen tay rồi nhận họ làm việc tại cơ sở luôn. Điều đó góp phần cho người sau cai

nghiện thấy yên tâm học hành vì họ đã có việc làm ngay sau hoàn thành khóa học, tuy nhiên hình thức này còn nhỏ lẻ, thiếu đầu ra cho sản phẩm hoặc sản phẩm làm thành phẩm giá rẻ. Chính quyền cần phối hợp tạo điều kiện cho các cơ sở về mặt vốn và kỹ thuật để họ có thể tiếp tục nâng cao và phát triển mô hình đào tạo nghề cho người lao động nói chung và người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng nói riêng.

Mô hình đào tạo nghề ngắn hạn cho người sau cai nghiện do các ban ngành đoàn thể cùng phối hợp thực hiện và tổ chức. Năm 2014 toàn huyện có 15 xã được đào tạo nghề ngắn hạn. Tuy nhiên, số lượng người sau cai nghiện tham gia học nghề chưa đạt được mức 70%. Thời gian tham gia khóa học này mất khoảng 3 đến 5 ngày. Mục đích của việc học nghề này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế việc làm tại địa phương và bước đầu cũng có những kết quả đáng ghi nhận. Người sau cai nghiện học làm tăm hương, làm thủ công tại các cơ sở sản xuất tư nhân. Đây là các nghề dễ học và sau khi kết thúc khóa học, họ được nhận vào làm việc cho cơ sở luôn. Bước đầu đảm bảo nguồn thu nhập tài chính của người sau cai nghiện. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao hơn nữa của mô hình này cần chú ý đến khâu tổ chức, nội dung chương trình và đối tượng hướng tới.

Trước khi tiến hành tổ chức lớp học nghề các ban ngành cần phối hợp với phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội huyện, công chức văn hóa xã hội để rà soát, theo dõi, động viên người sau cai nghiện trên địa bàn xã. Việc thường xuyên thăm hỏi và động viên cũng làm cho người sau cai nghiện tự tin hòa nhập cộng đồng.

Trong thời gian học nghề, cần hỗ trợ kinh phí đi lại, ăn uống cho người sau cai nghiện, tạo tâm lý thoải mái khuyến khích họ học nghề. Bỏ qua rào cản tâm lý mặc cảm tự ti của người sau cai.

Xây dựng khung chương trình đào tạo nghề phải sát với tình hình thực tế, phù hợp với trình độ và khả năng của người sau cai nghiện, các nghề được

đào tạo phải có tính ứng dụng thực tế cao mới thu hút được người học. Bên cạnh đó, nội dung học nghề phải phù hợp thời gian.

Đối với người sau cai nghiện làm việc tại các cơ sở tư nhân phải thường xuyên trau dồi và tu dưỡng đạo đức. Đồng thời, các cơ sở tạo điều kiện cho họ được tham gia các lớp tập huấn kỹ năng đào tạo nghề để họ có thêm kinh nghiệm và kỹ năng và điều quan trọng nhất chính là việc giải quyết việc làm và tìm đầu ra cho sản phẩm mà họ làm ra. Đảm bảo thu nhập cho họ.

Về giao tiếp

Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Hay nói cách khác đó là cách ứng xử, cử chỉ, nói năng... như thế nào để mọi người xung quanh chấp nhận, để thích ứng xử xã hội, hoàn cảnh và thể hiện phẩm cách, trình độ văn hóa của mỗi con người. Phần lớn người sau cai nghiện ngại giao tiếp, môi trường xã hội đã dần bị thu hẹp. Bởi có một tâm lý xấu hổ vì quá khứ nghiện ngập của mình nên người sau cai nghiện dễ bị mặc cảm và tự ái, muốn sống xa lánh xã hội.

Tại 2 xã Đốc Tín và Hương Sơn – Mỹ Đức – Hà Nội đã có đội xã hội tự nguyện nhằm hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Vì vậy chính quyền và địa phương cần hỗ trợ tổ chức này ngày càng phát triển nhằm làm nhiều việc có ý nghĩa hơn cho người sau cai nghiện ma túy.

Những người sau cai nghiện khi giao tiếp ngoài cộng đồng ít nhiều cũng phải nhận những ánh mắt xét nét nên bản thân họ phải ý thức được bản thân nên trang bị những gì cần cho mình thông qua việc học hỏi mọi người xung quanh.

Về y tế

Hiện tại, công tác khám chữa bệnh cho người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng chưa thực sự được quan tâm và chú trọng. Chính vì thế cần đẩy mạnh công tác thăm khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tại địa phương.

Khuyến khích người sau cai nghiện đi khám chữa bệnh định kỳ nhằm phát hiện ra sớm bệnh của bản thân mình. Các cơ sở y tế cần phối hợp với các ban ngành đoàn thể bên khối ủy ban nhân dân tích cực tuyên truyền, vận động và cách tự chăm sóc bản thân mình.

Mục đích của công tác tăng cường hỗ trợ về y tế nhằm tăng khả năng của người sau cai nghiện đảm bảo sức khỏe để tham gia vào công việc cũng như hòa nhập cộng đồng.

Tiểu kết chương 3

Để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng cần phát huy sức mạnh của cả cộng đồng, nâng cao hiệu quả hoạt động, phòng chống ma túy của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng, bằng các biện pháp đồng bộ, thống nhất như: hoàn thiện các văn bản pháp lý giúp đỡ họ ổn định cuộc sống. Ngoài ra, ủy ban nhân dân tại địa bàn hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – Mỹ Đức – Hà Nội cần có các biện pháp cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho ngwoif sau cai nghiện không tái nghiện, hòa nhập cộng đồng; đổi mới công tác quản lý, giáo dục giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy... cũng là việc cần làm một cách đồng bộ, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước và các tổ chức xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)