Những dịch vụ hỗ trợ hiện có liên quan đến nhóm đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 29 - 31)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Những dịch vụ hỗ trợ hiện có liên quan đến nhóm đối tƣợng nghiên cứu

Hỗ trợ người sau cai nghiện luôn là một vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu để nhằm đảm bảo trật tự an ninh xã hội. Đề ra các mục tiêu quốc gia nhằm hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Mục tiêu tổng quát của Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về tác hại và hậu quả của tệ nạn ma túy, trách nhiệm của chính quyền xã, phường, thị trấn, cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong tham gia phòng, chống ma túy; đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống ma túy để huy động các nguồn lực cho công tác này; kiềm chế sự gia tăng phức tạp về tội phạm ma túy; giảm số người nghiện ma túy; ngăn chặn có hiệu quả ma túy xâm nhập qua biên giới; thu hẹp địa bàn có tệ nạn ma túy.

Bên cạnh đó còn có các đề án cụ thể nhằm vạch ra phương hướng hiệu quả để hỗ trợ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng và huy động sức mạnh nội lực và ngoại lực ví dụ như: Đề án hỗ trợ người sau cai nghiện thí điểm tại tỉnh Yên Bái.

Doanh nghiệp và cộng đồng cùng dang tay giúp đỡ những người đã có một thời lầm lỡ, tạo cho họ có cơ hội làm lại cuộc đời là mô hình được nhân rộng ở nhiều nơi trong cả nước. Như ở thành phố Ðà Nẵng với đề án "Không có người nghiện ma túy trong cộng đồng", hiện đã có 67 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tham gia dạy nghề, tạo việc làm cho 165 người đang quản lý sau cai và người sau cai nghiện. Còn ở tỉnh miền núi Lai Châu hiện có 15 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã và đang dạy nghề, hỗ trợ vốn và tạo việc làm cho người sau cai nghiện. Tuy nhiên, theo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, số lượng đơn vị kinh tế đã tiếp nhận, sử dụng lao động là người sau cai nghiện vào làm việc trong cả nước vẫn còn hạn chế, chỉ chiếm 0,07% số doanh nghiệp (353/471.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh); (Theo

phê duyệt Đề án thực hiện mục tiêu “Không có người nghiện ma túy trong cộng đồng trên địa bàn thành phố đến năm 2015”). Có nhiều tỉnh, thành phố

có hàng nghìn doanh nghiệp nhưng chỉ có một hoặc hai doanh nghiệp tiếp nhận người sau cai nghiện vào làm việc.

Tuy vậy, những mong muốn của người sau cai nghiện thật sự vẫn chưa được đáp ứng một cách đầy đủ. Mặc dù công tác hỗ trợ người sau cai đã được ưu tiên song một thực tế nữa hiện nay là công tác cai nghiện tại cộng đồng khó triển khai. Bởi, cơ sở vật chất, đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ làm công tác cai nghiện phục hồi ở các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu quy định theo Nghị định 94 và Thông tư 03 của Liên bộ LĐ-TB&XH- Công an - Y tế.

Mô hình cai nghiện tại cộng đồng của Sơn La, từ năm 2006, Sơn La đã tập trung đẩy mạnh công tác cai nghiện và quản lý sau cai tại cộng đồng nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho người nghiện được tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ cai nghiện, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện. Mô hình này đã phát huy mạnh mẽ sự tham gia của thôn bản, tổ dân phố, các tổ chức đoàn thể trong việc vận động người nghiện ma túy tự giác khai báo tình trạng nghiện, hỗ trợ cai nghiện cắt cơn tại cộng đồng, hỗ trợ quản lý người cai nghiện và chăm sóc sau cai.

Mô hình Câu lạc bộ giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng được triển khai ở gần 600 xã, phường, thị trấn thuộc các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng trong cả nước như: Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Ninh Bình, Hải Dương, Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Hoà Bình, Cần Thơ, An Giang, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Lâm Đồng... Các mô hình được thực hiện dưới các hình thức như Câu lạc bộ cai nghiện ma tuý, Câu lạc bộ sau cai, Câu lạc bộ bạn giúp bạn, Tổ phụ nữ không có chồng con nghiện ma tuý… do các chi bộ Đảng, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đội công tác xã hội tình nguyện thực hiện dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ của Đảng uỷ, Ủy ban nhân dân cấp xã. Các mô hình đều có các hoạt động chung

như vận động, giúp người nghiện đi cai nghiện, trực tiếp thăm hỏi động viên hàng ngày, tư vấn, tổ chức các hoạt động văn hoá, xã hội, bảo lãnh vay vốn, tạo việc làm cho đối tượng và gia đình vợ con họ, trợ cấp khó khăn, xin việc làm cho đối tượng vào các cơ sở sản xuất, họp mặt nhân các ngày lễ, tết để khen thưởng, động viên...

Với việc đẩy mạnh các mô hình này đã đem lại hiệu quả khả thi cho người sau cai góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, giảm thiểu số người tái nghiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 29 - 31)