Khái quát về địa bàn huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 31 - 34)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.5. Khái quát về địa bàn huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội: Đặc điểm tự nhiên

Mỹ Đức là một huyện ngoại thành TP. Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố 50km, huyện Mỹ Đức nằm ở: Phía Tây Nam Hà Nội. Phía Đông giáp huyện Ứng Hoà ranh giới là con sông Đáy. Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ. Phía Tây giáp các huyện của tỉnh Hoà Bình Lương Sơn. Phía Tây Bắc Kim Bôi (ở phía chính Tây). Phía Đông Nam giáp huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

Mỹ Đức là vùng huyện bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng bằng bắc bộ. Phía Nam là vùng núi đá vôi hang động karst có vẻ đẹp nổi tiếng, là khu thắng cảnh chùa hương. Mỹ Đức là một huyện với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi qua Đường bộ: có quốc lộ 21B chạy từ Hà Đông, qua thị trấn Tế Tiêu sang tỉnh Hà Nam rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán hàng hoá, Đường sông có Sông Đáy.(sông Thanh Hà), đặc biệt trong huyện có nhiều khu du lịch như: Khu thắng cảnh Chùa Hương (Thiên Trù, suối Yến, động Hương Tích...), nằm ở rìa phía Tây Nam huyện, ở địa phận xã Hương Sơn, trên ranh giới với huyện Lạc Thủy, khu du lịch hồ Quan Sơn,rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế và thu hút được nhiều luợt khách trong và ngoài nước. Mỹ Đức là huyện được coi là địa bàn có vị trí quan trọng chiến lược trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị và bảo đảm an ninh quốc phòng.

Đặc điểm về kinh tế

Được sự quan tâm chỉ đạo của Thành Phố, cùng với những chủ trương, biện pháp sát thực, vận dụng sáng tạo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào tình hình thực tế của địa phương, Đảng bộ, HĐND, UBND huyện Mỹ Đức đã thu được những thành tựu kinh tế đáng kể về tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, sự nghiệp văn hoá giáo dục, y tế đã có những đổi mới tiến bộ vượt bậc, với những thành tựu trên thì huyện Mỹ Đức đã giải quyết tốt bài toán yên lòng dân, bộ mặt kinh tế của huyện đã có sự thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong huyện được nâng cao.

Đặc điểm về văn hoá - xã hội.

Cùng với việc phát triển kinh tế thì văn hoá - xã hội cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Công tác giáo dục đào tạo luôn được quan tâm sâu sắc, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, trang thiết bị được đầu tư và nâng cấp, khung cảnh, cảnh quan, môi trường của các trường học được đảm bảo.

Công tác y tế - dân số KHHGĐ ngày càng được củng cố phát triển, các cơ quan y tế tiếp tục được đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sỹ tại các trạm y tế của các xã, thị trấn ngày càng được củng cố nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo duy trì tốt công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, chỉ đạo có hiệu quả các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, không để xảy ra dịch bệnh.

Khái quát về địa bàn hai xã Đốc Tín và Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức – Hà Nội:

Xã Đốc Tín và Hương Sơn là hai xã giáp nhau nằm ở cuối huyện Mỹ Đức. Giáp với Hà Nam. Hai xã này tham gia hoạt động du lịch phục vụ lễ hội Chùa Hương. Ngoài hoạt động nông nghiệp ra. Trong ba tháng 1,2,3 người dân hai xã này chủ yếu tham gia hoạt động lễ hội như: Chèo đò, làm dịch vụ phục vụ du lịch… Nhờ có lễ hội chùa Hương nên kinh tế xã hội cũng phát

triển hơn. Bên cạnh những tác động tích cực như đời sống nhân dân được cải thiện rõ ràng, trình độ dân trí cũng phát triển hơn thì cũng có những tác động tiêu cực. Tệ nạn xã hội cũng ngày một gia tăng. Hàng năm tỷ lệ nghiện ma túy tại hai xã này cũng cao hơn. Tuy vậy, số lượng nghiện ma túy cũng đã được cơ quan chức năng kiểm soát và đưa đi vào trung tâm cai nghiện. Sau khi cai nghiện trở về, những đối tượng này cũng gặp rất nhiều khó khăn khi quay trở lại hòa nhập cộng đồng.

Kinh tế xã hội

Kinh tế tương đối phát triển, do đây là hai xã hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch chùa Hương – lễ hội kéo dài nhất miền Bắc. Sau ba tháng Xuân hội, hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp. Đặc biệt trong những năm gần đây, có thêm nghề phụ là nghề trồng nấm và làm hạt vòng, làm rèn… Những nghề phụ này, cũng góp phần tăng thêm thu nhập cho một số hộ gia đình, giảm bớt thời gian nông nhàn cho người nông dân tại địa phương.

Tiểu kết chương 1:

Xem xét về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tại đây, có thể thấy đó là những điều kiện rất thuận lợi nhằm hỗ trợ người sau cai nghiện có thể tái hòa nhập dựa trên cơ sở những nguồn lực có sẵn tại cộng đồng để rồi từ đó giúp đỡ người sau cai nghiện có cơ hội sửa chữa những lỗi lầm trong quá khứ để rồi họ có thể tự lo liệu cho mình và bù đắp lại cho gia đình họ những mất mát mà họ đã làm trước đây.

Tuy nhiên bên cạnh đó, do đặc điểm của người sau cai nghiện là một nhóm đối tượng đặc thù bởi họ có số lượng không nhiều và hơn nữa mỗi người sau cai nghiện lại có một hoàn cảnh khác nhau nên công tác hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn nghiên cứu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, hạ tầng cùng với những kĩ năng chuyên sâu, đặc biệt trong việc chăm sóc các đối tượng này.

CHƢƠNG 2

HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN TÁI HÒA NHẬP DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI ĐỊA BÀN XÃ ĐỐC TÍN VÀ

HƢƠNG SƠN – HUYỆN MỸ ĐỨC – HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 31 - 34)