Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 69 - 72)

2.1.4 .Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện về y tế

3.1. Giải pháp chung

Cần phải nâng cao trình độ học vấn của người sau cai nghiện ma túy; Muốn vậy cần tổ chức học văn hóa cho người sau cai nghiện ma túy đang cai nghiện tại các cơ sở tại địa phương. Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và việc làm chuyên sâu hơn trong những lĩnh vực mà xã hội yêu cầu.

Đào tạo nghề, tìm việc làm thích hợp cho người sau cai nghiện ma túy cũng là mục tiêu quan trọng cần hướng tới trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma túy. Để tìm được việc làm, trước hết cần phải đào tạo nghề. Với người nghiện ma túy, số được đào tạo nghề trước khi nghiện không nhiều. Do vậy, đào tạo nghề trong quá trình cai nghiện tập trung có vai trò quan trọng. Cần đào tạo những nghề mà xã hội đang cần như may mặc, làm hàng thủ công, rèn, mộc, điện gia dụng... Cần đặc biệt chú ý đào tạo nghề cho người sau cai nghiện ma túy hướng vào những tiêu chí như: đơn giản, ngắn hạn, thu nhập vừa phải, phù hợp với sức khỏe, với học vấn dễ tìm kiếm việc lam khi người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

Cần đẩy mạnh giao tiếp xã hội giữa người sau cai nghiện với gia đình, cộng đồg và hệ thống chính trị, ít nhiều bị suy giảm. Chính vì thế để người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng tốt cần phải tạo môi trường xã hội thuận lợi cho họ. Trước hết cần kết hợp với gia đình và cộng đồng động viên, quan tâm hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy. Nhân viên công tác xã hội có vai trò kết nối các nguồn lực cần thiết để trợ giúp người sau cai nghiện ma túy.

Chống tâm lý kỳ thị đối với người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng nhất là người nghiện đẫ đi cai thường có tâm lý tự ti, mặc cảm, xa lánh cộng đồng. Do vậy, tìm biện pháp khắc phục tâm lý này cũng là điều kiện để giúp đỡ họ tự tin hơn. Ở đây, để giúp đỡ, động viên, thăm hỏi, họ hàng, bạn bè

thân, cộng đồng, hàng xóm kể cả bạn nghiện đã cải tạo tốt, cần tăng cường các cuộc tiếp xúc, giúp đỡ trong những ngày đầu mới về để động viên, giúp đỡ hiểu thêm tâm tư, nguyện vọng tạo điều kiện hỗ trợ, giải quyết việc làm cho họ. Có thể thành lập nhóm đồng đẳng để họ thường xuyên trao đổi, giúp đỡ động viên nhau cùng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Tăng cường hỗ trợ các chính sách xã hội về y tế nhằm chăm sóc sức khỏe cho người sau cai nghiện ma túy để đảm bảo sức khỏe để làm việc.

Để hỗ trợ cho người sau cai nghiện ma túy cần phải huy động sức mạnh tổng hợp từ phía cộng đồng, các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các hoạt động xã hội.

Bên cạnh đó công tác hỗ trợ người sau cai nghiện luôn phải đi liền với sự quản lý tốt an ninh trật tự, cắt nguồn cung chất gây nghiện. Công tác hỗ trợ sau cai nghiện không phải là công tác của một ngành hoặc của từng địa phương riêng lẻ, nó chỉ được thực hiện tốt khi huy động được sự tham gia của toàn hệ thống chính trị và các nguồn lực của cộng đồng. Phải xem đây là một trong những tiêu chí quan trọng của cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Phải tạo ra được sự kết hợp đồng bộ trong mối quan hệ giữa các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương.

Hơn nữa bản chất của công tác hỗ trợ người sau cai nghiện trước hết là công tác phát hiện, bù đắp và điều chỉnh những khiếm khuyết về đạo đức, lối sống cho người nghiện. Nếu đạt được một định chuẩn tốt về đạo đức và giá trị văn hóa, con người sẽ không tìm đến các chất gây nghiện và khi được phục hồi các định chuẩn này, con người sẽ dễ dàng hơn trong việc rời xa các chất gây nghiện. Các giải pháp y tế, nghề nghiệp, việc làm là các yếu tố cần chứ chưa phải là điều kiện đủ. Có nhận thức được như thế chúng ta mới có thể xác định đúng hướng về giải pháp trọng tâm cho cộng đồng và cho những người chuyên trách làm công tác cai nghiện.

Trong công tác quản lý sau cai nghiện tuyệt đối không tách rời nỗ lực của đội ngũ cán bộ viên chức chuyên nghiệp với sự nỗ lực của gia đình đối tượng. Đối tượng đã cố gắng để đoạn tuyệt với quá khứ nghiện ngập của mình, gia đình cũng cần phải điều chỉnh môi trường sống, thường xuyên gần gũi, động viên người nghiện trong khi cai và phải học hỏi kỹ năng hỗ trợ người nghiện sau cai. Nếu nhân tố này không đạt hiệu quả như mong muốn thì quá trình điều trị duy trì sau chữa bệnh tập trung sẽ rất khó thành công.

Kết quả điều trị tại Trung tâm sẽ hoàn toàn không có ý nghĩa gì nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng sau khi người nghiện trở về từ Trung tâm. Cần phải hiểu khái niệm “hỗ trợ” đúng với ý nghĩa tích cực của nó. Hỗ trợ không phải chỉ là quản lý trật tự an ninh, mà là sẵn sàng cảm thông, chia sẻ; sẵn sàng xóa bỏ mặc cảm dị biệt; sẵn sàng tạo cơ hội việc làm và điều kiện thăng tiến trong công việc - thậm chí đôi lúc còn phải ưu tiên hơn so với các đối tượng khác. Có như thế mới tạo được lòng tin và góp phần tái tạo sự tự tin trong bản thân nhóm đối tượng cá biệt này.

Đối với gia đình người nghiện

Cung cấp kiến thức vể ma túy, cách thức chăm sóc, hỗ trợ người nghiện ma túy

Tham vấn gia đình có người nghiện để họ vượt qua khó khăn và cùng hợp tác hỗ trợ tích cực người nghiện trước, trong và sau khi cai nghiện.

Tập huấn những kỹ năng chăm sóc sức khỏe, tâm lý, tình cảm cho thành viên gia đình để họ cùng tham gia vào quá trình giúp đỡ đối tượng

Tìm kiếm, kết nối gia đình với các nguồn lực bên trong và bên ngoài giúp gia đình ổn định, yên tâm giúp đỡ người nghiện. Ví dụ như trong nhiều trường hợp, gia đình người nghiện ma túy có khó khăn về kinh tế, không thể hỗ trợ được người nghiện, nhân viên xã hội có thể giúp họ kết nối với các nguồn lực vay vốn, học cách kinh doanh, sản xuất nâng cao đời sống gia đình để từ đó phần nào yên tâm về kinh tế và hợp tác hỗ trợ đối tượng.

Giúp gia đình chuẩn bị tâm thế đón nhận và hỗ trợ đối tượng hồi gia, tái hòa nhập cộng đồng.

Đối với cộng đồng

Thực hiện các chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của mọi người trong cộng đồng, tại các trường học, công sở về vấn đề ma tuý và những hệ luỵ của ma tuý đối với người nghiện và người xung quanh;

Hỗ trợ, vận động cộng đồng hiểu biết về vấn đề sử dụng các chất gây nghiện, không có hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện.

Đối với xã hội

Thực hiện vận động chính sách cho người nghiện nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ của đối tượng và gia đình

Góp phần xây dựng các chính sách xã hội và pháp luật liên quan đến hỗ trợ người nghiện và gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp hai xã Đốc Tín và Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Trang 69 - 72)