Tăng khối lượng tương đối của các dòng vịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của các dòng vịt ông bà CV super meat nuôi tại trung tâm giống lợn chất lượng cao học viện nông nghiệp việt nam (Trang 51)

Tuần tuổi Dòng A (n = 30) Dòng B (n = 30) Dòng C (n = 30) Dòng D (n = 30) 0 - 4 180,26 180,24 180,31 178,62 5 - 8 82,26 69,44 67,65 59,02 9 - 12 22,58 15,21 23,78 14,64 13 - 16 16,50 11,53 15,95 19,65 17 - 20 9,50 7,36 6,83 5,35 20 - 24 2,35 7,13 1,74 6,86

Bảng 4.4 và hình 4.4 cho thấy, các giá trị tốc độ sinh trưởng tương đối đều tuân theo quy luật sinh học cho mọi giống vật nuôi nói chung và gia cầm cũng như vịt nói riêng.

thể: ở dòng trống, con trống A và con mái B tương ứng đạt 180,26 và 180,24%; ở dòng mái, con trống C và con mái D tương ứng đạt 180,31 và 178,62%. Sau đó giảm dần ở các tuần tiếp theo. Từ tuần 20 đến tuần 24 tốc độ sinh trưởng tương đối của vịt dòng trống đối với con trống A và con mái B lần lượt là 2,35 và 7,13%; còn ở vịt dòng mái, con trống C và con mái D lần lượt là 1,74 và 6,86%.

Theo Dương Xuân Tuyển (1993): tốc độ sinh trưởng tương đối của đàn vịt Super M đạt giá trị cao nhất 241% ở tuần đầu sau đó giảm dần ở các tuần tuổi tiếp theo, đến 7 tuần tuổi đạt 16,93%, đạt 10,03% ở tuần tuổi thứ 8.

Kết quả nghiên cứu trên đàn vịt thương phẩm Super M2 của Lê Sỹ Cương (2009) cũng thu được những kết quả tương tự với quy luật sinh trưởng của đàn vịt.

Hình 4.4. Tăng khối lượng tương đối của các dòng vịt 4.2.3. Lượng thức ăn thu nhận 4.2.3. Lượng thức ăn thu nhận

Thức ăn giai đoạn này được đánh giá bằng lượng thức ăn thu nhận cho 1 vịt hậu bị. Chỉ tiêu này được theo dõi qua các tuần và được trình bày ở bảng 4.5.

Qua kết quả ở bảng 4.5 cho thấy, lượng thức ăn thu nhận của đàn vịt SM3 đều tăng dần qua các tuần tuổi và có xu hướng tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể.

Bảng 4.5. Lượng thức ăn thu nhận (g/con/ngày) của các dòng vịt (n = 3) Tuần tuổi Dòng A Dòng B Dòng C Dòng D 0-4 69,50 66,50 68,00 54,50 5-8 132,50 127,00 126,75 120,50 9-12 152,50 145,75 145,50 134,50 13-16 172,50 164,00 164,00 149,00 17-20 191,25 181,50 181,50 161,25 21-24 181,25 176,25 176,25 150,00 0-24 149,92 143,50 143,67 128,29 Tổng số thức ăn (kg/con) 25,186 24,108 24,136 21,553

Hình 4.5. Lượng thức ăn thu nhận của các dòng vịt

Ở tuần đầu tiên lượng thức ăn thu nhận của vịt dòng trống con trống A là 69,50 và con mái B là 66,50 g/con/tuần; vịt dòng mái con trống C là 68,00 và con mái D là 54,50g/con/tuần. Các tuần tiếp theo lượng thu nhận thức ăn tăng dần,

đến 8 tuần tuổi lượng thức ăn thu nhận tương ứng của dòng trống con trống A và con mái B tương ứng là 132,50 và 127,00g/con/tuần; vịt dòng mái con trống C và con mái D tương ứng là126,75 và 120,50g/con/tuần.

Giai đoạn 9 - 12 tuần tuổi vịt được ăn theo chế độ ăn hạn chế. Trong giai đoạn này, hàng tuần vịt được cân kiểm tra khối lượng, từ đó khống chế lượng thức ăn để khối lượng cơ thể vịt luôn đạt tiêu chuẩn giống.

Lượng thức ăn thu nhận ở 9 - 12 tuần tuổi của dòng trống con trống A và con mái B lần lượt là 152,50 và 145,75g/con/tuần; dòng mái con trống C và con mái D lần lượt là 145,50 và 134,50g/con/tuần. Lượng thức ăn thu nhận ở 17 - 20 tuần tuổi có kết quả tương ứng là 191,25 và 181,50g/con/tuần và 181,50 và 161,25g/con/tuần.

Mục đích của việc cho ăn hạn chế trong giai đoạn này là kìm hãm sự phát dục sớm, hạn chế số trứng nhỏ, làm cho vịt phát dục đều, có khối lượng cơ thể phù hợp tiêu chuẩn giống, khi vào đẻ không bị quá béo, quá gầy, ảnh hưởng đến khả năng đẻ sau này.

Lượng thức ăn trong giai đoạn 21 – 24 tuần tuổi vịt dòng trống con trống A đạt 181,25g/con/tuần và con mái B đạt 176,25g/con/tuần; vịt dòng mái con trống C đạt 176,25g/con/tuần và con mái D đạt 150,00g/con/tuần.

Theo Phùng Đức Tiến (2007) kết quả lượng thức ăn thu nhận bình quân của vịt SM3 thương phẩm trong giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi ở lô nuôi nhốt hoàn toàn đạt 276,27 g/con/ngày; lô nuôi có ao hồ đạt 278,73 g/con/ngày.

Phạm Anh Thơ (2007) cho biết: ở thời điểm kết thúc giai đoạn hậu bị (24 tuần tuổi), lượng thức ăn tiêu thụ đàn vịt dòng ông là 1299,04 g/con/tuần, và dòng bà là 1201,30 g/con/tuần. Tính cho cả giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi lượng thức ăn thu nhận cho 1 vịt dòng ông là 24447,95 g/con/tuần, cho 1 vịt dòng bà là 23724,92 g/con/tuần.

So với kết quả của Phùng Đức Tiến và Phạm Anh Thơ, kết quả lượng thức ăn thu nhận tính đến hết giai đoạn hậu bị trên đàn vịt SM3 nhập nội ông bà chúng tôi theo dõi cao hơn.

4.3. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁC DÒNG VỊT SM3 4.3.1. Tỷ lệ loại đàn 4.3.1. Tỷ lệ loại đàn

Bảng 4.6. Tỷ lệ loại đàn của 2 dòng vịt mái (%)

Tuần đẻ Mái B Mái D

1 - 4 0,38 0,41 5 - 8 0,70 0,72 9 - 12 0,64 0,62 13 - 16 0,90 0,93 17 - 20 1,05 1,25 21 - 24 0,85 0,83 25 - 28 1,25 1,36 29 - 32 4,05 4,65 33 - 36 1,95 1,92 37 - 40 1,90 1,82 1 - 40 13,67 14,51

Bảng 4.6 cho thấy kết quả theo dõi về tỷ lệ loại đàn của vịt SM3 giai đoạn sinh sản từ 24 - 66 tuần tuổi (0 - 42 tuần đẻ). Từ tuần đầu tiên đến tuần 4 đẻ, tỷ lệ loại đàn còn thấp ở cả hai dòng mái (mái B, mái D) với 0,38% ở dòng mái B và 0,41% ở dòng mái D. Tỷ lệ loại đàn cao nhất ở giai đoạn tuần 29-32 với tỷ lệ 4,05% ở dòng mái B. Cũng tương ứng với dòng mai B, ở dòng mái D tỷ lệ loại đàn cao nhất ở tuần 29-32 tuần đẻ với tỷ lệ 4.65%. Trung bình tỷ lệ giảm đàn trong cả giai đoạn sinh sản (42 tuần đẻ) là 13,67% với dòng mái B và 14,51% với dòng mái D.

Các kết quả trên là tương đương với tiêu chuẩn của hãng cung cấp giống. nhưng hơi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Tuyển và cs. (1998): vịt CV. Super Meat, đến 42 tuần đẻ dòng ông có tỷ lệ giảm đàn là 5,16% và dòng bà là 5,69%. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), vịt CV. SM3 đến 48 tuần đẻ dòng ông có tỷ lệ giảm đàn là 14,56% và dòng bà là 13,33%.

4.3.2. Tuổi và khối lượng trứng tại các thời điểm đẻ 5, 50% và đỉnh cao

Kết quả theo dõi tuổi thành thục sinh dục của mái B và mái D được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tuổi, khối lượng trứng tại các thời điểm đẻ 5%, 50% và đỉnh cao của 2 dòng vịt mái Mái B Mái D Tuổi đẻ 5% (ngày) 180 178 Khối lượng trứng (g) 74,56 ± 0,43 70,19 ± 0,37 Tuổi đẻ 50% (ngày) 209 203 Khối lượng trứng (g) 86,57 ± 0,62 79,65 ± 0,51 Tuổi đẻ đỉnh cao (ngày) 236 245

Khối lượng trứng (g) 92,07 ± 0,54 88,24 ± 0,48

Theo Phùng Đức Tiến (2007), trên vịt SM3 cho biết khối lượng trứng trung bình mái B taị các thời điểm đẻ 5%, 50%, là 77,2g; 85,7g, tương tự với mái D là 62,3g; 69,1g, thì thấy rằng khối lượng trứng của vịt Super Heavy là cao hơn. Theo Nguyễn Văn Duy (2012), vịt MT12 (con lai của vịt super MT1 và MT2) có tuổi đẻ là 180 ngày tuổi, sớm hơn so với vịt MT1 (182 ngày) và muộn hơn so với vịt MT2 (166 ngày).

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy vịt SM3 ông bà nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Giống vật nuôi chất lượng cao Học viện Nông nghiệp Viện Nam có những tuổi đẻ tương đương với số liệu của các tác giả nêu trên. Ngoài ra khối lượng trứng của các dòng mái cũng tăng dần qua các tuần tuổi. Khối lượng trứng trung bình ở dòng mái B khi tỷ lệ đẻ 5% là 74,56; tỷ lệ đẻ 50% là 86,57g; đẻ đỉnh cao là 92,07g. Tương tự như vậy, đối với vịt mái dòng D, khối lượng trứng trung bình vào các thời điểm tương ứng là 70,19; 79,65 và 88,24g.

4.3.3. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng

Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ, năng suất trứng của hai dòng vịt SM3 được trình bày ở bảng 4.8, các hình 4.6 và 4.7.

Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ, năng suất trứng của hai dòng vịt SM3 cho thấy, dòng mái B ở 4 tuần đẻ đầu tiên có tỷ lệ đẻ trung bình là 29,65%; năng suất trứng 8,30 quả/mái, giai đoạn 5 - 8 tuần là 78,48%; năng suất trứng 21,97 quả/mái, giai đoạn đẻ đỉnh cao với 85,12% từ 9 – 12 tuần; năng suất trứng 23,83 quả/mái; các giai đoạn 13 – 16, 17 – 20, 21 – 24, 25 – 28, 29 – 32, 33 – 36, 37 – 40 có tỷ lệ đẻ trung bình tương ứng là 79,56; 76,32; 77,04; 75,31; 71,85; 60,05 và 58,62%; năng suất trứng tương ứng là 22,28; 21,37; 21,57; 21,09; 20,12; 16,81 và 16,41quả/mái, tỷ lệ đẻ bình quân 40 tuần đẻ là 69,20%, năng suất trứng là 19,38

quả/mái. Với vịt mái dòng D, 4 tuần đẻ đầu, tỷ lệ đẻ trung bình là 32,82%, năng suất trứng 9,19 quả/mái, giai đoạn 5 - 8 tuần là 74,54%; năng suất trứng 20,87quả/mái; các giai đoạn 13 – 16, 17 – 20, 21 – 24, 25 – 28, 29 – 32, 33 – 36, 37 – 40 có tỷ lệ đẻ trung bình tương ứng là 83,33; 79,29; 75,16; 74,68; 73,07; 68,1 và 55%; năng suất trứng tương ứng là 23,33; 22,20; 21,04; 20,91; 20,46; 19,07 và 15,40 quả/mái. Giai đoạn 9 - 12 tuần đẻ, vịt đẻ đạt đỉnh cao là 86,71%; năng suất trứng 24,28 quả/mái; tỷ lệ đẻ bình quân trong 40 tuần đẻ là 70,27%, năng suất trứng là 19,68 quả/mái.

Bảng 4.8. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của 2 dòng vịt mái

Tuần đẻ Dòng B (n = 140) Dòng D (n = 240) Tỷ lệ đẻ (%) NS trứng (quả/mái) Trứng cộng dồn (quả) Tỷ lệ đẻ (%) NS trứng (quả/mái) Trứng cộng dồn (quả) 1-4 29,65 8,30 8,30 32,82 9,19 9,19 5-8 78,48 21,97 30,28 74,54 20,87 30,06 9-12 85,12 23,83 54,11 86,71 24,28 54,34 13-16 79,56 22,28 76,39 83,33 23,33 77,67 17-20 76,32 21,37 97,76 79,29 22,20 99,87 21-24 77,04 21,57 119,33 75,16 21,04 120,92 25-28 75,31 21,09 140,41 74,68 20,91 141,83 29-32 71,85 20,12 160,53 73,07 20,46 162,29 33-36 60,05 16,81 177,35 68,1 19,07 181,36 37-40 58,62 16,41 193,76 55 15,40 196,76 Trung bình 69,20 19,38 70,27 19,68

Theo Hoàng Thị Lan và cs. (1999) vịt CV. Super Meat bố mẹ trong 42 tuần đẻ có tỷ lệ đẻ trung bình là 69,14 - 75,81% với năng suất trứng là 203,28 - 222,89 quả/mái/42 tuần đẻ. Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), vịt SM dòng trống T5 có tỷ lệ đẻ trung bình là 75,90 - 76,25% và năng suất trứng 223,15 - 224,42 quả/mái/66 tuần tuổi. Với dòng mái tỷ lệ đẻ và năng suất trứng tương ứng là 78,19 - 80,16% và 230,18 - 230,46 quả/mái/66 tuần tuổi. Vịt M14 dòng MT1 có tỷ lệ đẻ trung bình là 68,51% và năng suất trứng 202,44 quả/mái/66 tuần tuổi; dòng MT2 có tỷ lệ đẻ trung bình là 70,25% và năng suất trứng 206,77

quả/mái/66 tuần tuổi (Nguyễn Đức Trọngvà cs., 2011). Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) nghiên cứu trên vịt Super M15 cho biết tỷ lệ đẻ qua 4 thế hệ chọn lọc ổn định là 72,34 - 73,30% với năng suất trứng cộng dồn đến 42 tuần đẻ là 212,90 - 215,50 quả/mái. Từ phân tích trên cho thấy tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của vịt mái D tương đương với kết quả của các tác giả đã nêu, trong khi dòng mái B có tỷ lệ đẻ và năng suất trứng thấp hơn.

Hình 4.6. Năng suất trứng cộng dồn của dòng vịt B và D

4.3.4. Tiêu tốn và chi phí thức ăn để sản xuất 10 quả trứng

Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 10 trứng trong 40 tuần đẻ được thể hiện trong bảng 4.9, hình 4.8.

Bảng 4.9. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng của 2 dòng vịt mái

Tuần đẻ Dòng B (n = 140 ) Dòng D (n = 120) 1 - 4 9,50 10,40 5 - 8 4,50 5,00 9 - 12 4,00 3,90 13 - 16 4,10 4,00 17 - 20 4,10 4,20 21 - 24 4,20 4,30 25 - 28 4,20 4,00 29 - 32 4,40 4,10 33 - 36 4,60 4,50 37 - 40 4,80 4,70 Trung bình 4,84 4,91

Kết quả bảng 4.9 cho thấy tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng đối với mái B từ tuần đầu tiên đẻ đến 4 tuần tuổi là cao nhât với 9,50kg, 5 - 8 tuần tuổi là 4,50kg, 21 – 24 tuần tuổi là 4,20kg; trung bình trong 40 tuần đẻ là 4,84 kg. Tương ứng đối với mái B ở dòng mái D mức tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 qủa trứng cao nhất cũng từ 1- 4 tuần tuổi là 10,40. Trung bình trong 40 tuần đẻ là 4,91kg.

Kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Duy (2012): tiêu tốn thức ăn thấp nhất để sản xuất 10 quả trứng của vịt MT12 là tuần đẻ 11-12 (2,95 kg thức ăn/10 quả trứng), còn đối với vịt MT2 là 2,52 và vịt MT1 là 3,47 kg thức ăn/10 quả trứng ở tuần đẻ 13 - 14. Trung bình cả giai đoạn sinh sản, tiêu tốn thức ăn của vịt MT12 và MT2 là 3,93kg còn vịt MT1 là 4,31kg/10 quả trứng. Hoàng Thị Lan và cs. (2011) cho biết vịt CV. Super Meat dòng trống T5 có mức tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 4,04 - 4,16 kg và T1 là 3,80 - 3,94 kg, còn dòng mái T6 là 3,45 - 3,50 kg và T4 là 3,54 - 3,57 kg/10 quả trứng. Pingel (2001) cho rằng, chọn giống theo hướng giảm tỷ lệ chuyển hóa thức ăn từ đó tăng hiệu quả chăn nuôi đồng thời giảm chi phí sản xuất và ô nhiễm môi trường do thức ăn dư thừa. Ở Việt Nam, gần đây các nghiên cứu về dinh dưỡng cũng đi theo hướng sử dụng các nguồn dinh dưỡng phi truyền thống đã làm giảm giá thành chăn nuôi vịt một cách đáng kể (Adeola, 2005). Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của vịt Super M2 đối với dòng trống là 4,40 kg thức ăn và dòng mái là 3,90 kg (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011). Theo Hoàng Thị Lan và cs. (1998) tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 3,32- 4,08 kg. Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) nghiên cứu trên vịt Super MT12 cho biết tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 3,79 kg. Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) vịt Super M15 có tiêu tốn thức ăn là 4,29 - 4,40 kg/10 quả trứng. Vịt CV SM3 có mức tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng với dòng trống là 4,39 kg và dòng mái là 3,79 kg (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011). Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) đã nghiên cứu về vịt Super Meat theo hai phương thức nuôi cho thấy tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của vịt nuôi khô đạt 3,93 - 4,20 kg, trong khi vịt nuôi nước là 4,44 - 4,60 kg thức ăn.

4.3.5. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng

Bảng 4.10. Chất lượng trứng của 2 dòng vịt mái Dòng B Dòng B (n = 30) Dòng D (n = 30) Mean ± SE Mean ± SE Khối lượng trứng (g) 90,65 ± 1,22 89,37 ± 1,13 Tỷ lệ lòng trắng (%) 59,37 ± 0,48 58,11 ± 0,57 Tỷ lệ lòng đỏ (%) 28,92 ± 0,53 29,18 ± 0,17 Dầy vỏ (mm) 0,40 ± 0,001 0,38 ± 0,01 Chỉ số lòng đỏ 0,41 ± 0,01 0,40 ± 0,003 Chỉ số lòng trắng 0,10 ± 0,01 0,10 ± 0,003 Màu (Roch) 11,93 ± 0,13 11,69 ± 0,25 Đơn vị Haugh 91,07 ± 1,95 89,01 ± 2,01

Kết quả theo dõi cho thấy trứng vịt dòng B và D đều đạt chất lượng trứng ấp và có chất lượng tốt.

- Khối lượng trứng: Dòng B có khối lượng trứng trung bình là 90,65g còn D

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của các dòng vịt ông bà CV super meat nuôi tại trung tâm giống lợn chất lượng cao học viện nông nghiệp việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)