Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của các dòng vịt ông bà CV super meat nuôi tại trung tâm giống lợn chất lượng cao học viện nông nghiệp việt nam (Trang 37)

3.1.1. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài khả năng sinh trưởng, sinh sản của các dòng vịt ông bà SM3 được thực hiện tại Trung tâm Giống vật nuôi chất lượng cao - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Các chỉ tiêu chất lượng trứng của các dòng vịt ông bà SM3 được phân tích tại phòng Thí nghiệm Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

3.1.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2016 đến tháng 7/2017.

3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đàn vịt nhập nội ông bà SM3 từ 1 ngày tuổi đến 64 tuần tuổi.

3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Mô tả đặc điểm ngoại hình 3.3.1. Mô tả đặc điểm ngoại hình

Quan sát trực tiếp ngoại hình vịt lúc 1 ngày tuổi, 8 tuần tuổi và 24 tuần tuổi. Đánh giá về màu lông, mỏ, chân và các đặc điểm về hình dáng tại các thời điểm theo dõi.

Chụp ảnh con trống, mái.

3.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng trong giai đoạn nuôi hậu bị

- Để tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng của vịt SM3 chúng tôi tiến hành nuôi 4 dòng ông bà là dòng A, B, C, D. Trong đó dòng trống gồm dòng A 105 con và dòng B 462 con; dòng mái gồm dòng C là 90 con và dòng D là 393. Bốn dòng vịt ông bà nuôi trong 2 giai đoạn với vịt con (từ 1 đến 8 tuần tuổi ) và vịt hậu bị (từ 9 đến 24 tuần tuổi).

Thí nghiệm được nuôi lặp lại 3 lần. Nuôi theo phương thức hoàn toàn trên cạn, không có ao bơi.

- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tuân theo quy trình chăm sóc và chế độ dinh dưỡng dựa theo tài liệu hướng dẫn của hãng Cherry Valley, kết hợp với quy trình nuôi dưỡng vịt của Trung tâm Giống vật nuôi chất lượng cao - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Bảng 3.1. Số lượng của các dòng vịt nghiên cứu

Dòng Tính biệt Ký hiệu Số lượng (con)

Dòng trống Trống A 105 Mái B 462 Dòng mái Trống C 90

Mái D 393

- Đàn vịt thí nghiệm được cho ăn thức ăn thí nghiệm Dr. Nupark 5220 và 5221 của Công ty TNHH ANT (HN) có thành phần dinh dưỡng tại bảng 3.3.

Bảng 3.2. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng các dòng vịt

Giai đoạn Mật độ (m2/con) Tỷ lệ trống/mái Nhiệt độ (0C) Ánh sáng (giờ/ngày) 0 - 4 15 - 30 ¼ 35 - 28 24/24 5 - 8 6 - 8 ¼ 25 - 18 16 -18 9 - 24 4 - 5 ¼ Tự nhiên Tự nhiên

Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng của các dòng vịt

Chỉ tiêu

Giai đoạn vịt con (0 - 8 tuần tuổi)

Giai đoạn hậu bị (9 - 24 tuần tuổi) Protein thô (%) 20 - 22 15,50 ME (kcal/kg) 2800 - 2900 2800 - 2900 Canxi (%) 0,6 - 1,6 0,60 - 1,60 Phospho (%) 0,4 - 1,6 0,40 - 1,60 Lysine (%) 1,05 0,90 Methionine + Cystein (%) 0,70 0,70 Xơ thô 5 5

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Tỷ lệ nuôi sống

Trong suốt thời gian thí nghiệm, hàng ngày đếm và ghi chép chính xác số gà chết của mỗi lô vịt thí nghiệm. Tỷ lệ nuôi sống được tính theo công thức:

Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Số vịt còn sống ở cuối kỳ (con)

x 100 Số vịt đầu kỳ (con)

- Sinh trưởng tích luỹ

tuần cân vịt và khi cân, sử dụng cân có độ chính xác càng cao càng tốt. Số vịt mỗi lần cân là 30 con/dòng, bắt vịt cân theo phương pháp ngẫu nhiên.

+ Đối với vịt 1 ngày tuổi cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác tối thiểu ± 0,5 g.

+ Khi vịt < 500 g, cân bằng cân có độ chính xác tối thiểu ± 5 g. + Khi vịt > 500 g, cân bằng cân có độ chính xác tối thiểu ± 10 g.

Thời gian cân từ 7 - 8 giờ sáng của ngày đầu tuần tiếp theo, cân trước lúc - cho ăn.

- Sinh trưởng tuyệt đối

A = P2 – P1 T2 – T1

Trong đó:

A: sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

P1: khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1 (g) P2: khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2 (g)

- Sinh truởng tương đối R(%) = PP PP 2 x100 2 1 2 1   Trong đó:

R: sinh trưởng tương đối (%)

P1: khối lượng cơ thể cân tại thời điểm trước (g) P2: khối lượng cơ thể cân tại thời điểm sau (g)

- Lượng thức ăn thu nhận

Hàng ngày vào 1 giờ nhất định, cân chính xác lượng thức ăn đem cho vịt ăn. Đúng giờ đó ngày hôm sau, vét sạch lượng thức ăn thừa trong máng đem cân lại. Lượng thức ăn thu nhận (LTATN) hàng ngày được tính theo công thức:

LTĂTN = Lượng thức ăn cho ăn (g) – Lượng thức ăn thừa (g) Số vịt trong ô (con)

3.3.3. Đánh giá khả năng sinh sản của các dòng vịt mái

Kết thúc giai đoạn nuôi hậu bị, 4 dòng vịt ông bà chuyển sang theo dõi khả năng sinh sản trong giai đoạn vịt đẻ từ 24 đến 64 tuần tuổi. Số lượng cá thể theo dõi của từng dòng trong bảng 3.5.

Bảng 3.4. Số lượng cá thể các dòng vịt trong giai đoạn vịt đẻ

Dòng Tính biệt Ký hiệu Số lượng (con)

Dòng trống Trống A 35

Mái B 140

Dòng mái Trống C 60

Mái D 240

Thức ăn do Công ty TNHH ANT cung cấp có thành phần dinh dưỡng tại bảng 3.6.

Bảng 3.5. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn giai đoạn vịt đẻ

Chỉ tiêu Dựng đẻ và đẻ

(24 - 64 tuần tuổi)

Protein (%) 18,5 - 19,5 Năng lượng trao đổi ME (kcal/kgTĂ) 2650– 2700

Lysine (%) 1,06 – 1,15 Methionin (%) 0,65 – 0,71 Canxi (%) 2,60 – 3,35 Phospho (%) 0,41 – 0,46

Xơ thô (%) 4,0

Bảng 3.6. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng các dòng vịt đẻ

Mật độ (m2/con) Tỷ lệ trống/ mái Nhiệt độ Ánh sáng

3,5 1/3,5 Tự nhiên Tự nhiên

Toàn bộ vịt được nuôi theo phương thức hoàn toàn trên cạn, không có nước bơi lội.

Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng dựa theo tài liệu hướng dẫn của hãng Cherry Valley, kết hợp với quy trình của Trung tâm Giống vật nuôi chất lượng cao - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Tỷ lệ giảm đàn hàng tuần

Trong suốt thời gian thí nghiệm, hàng ngày đếm và ghi chép số lượng vịt chết và loại thải của từng lô.

Tỷ lệ giảm đàn hàng tuần được tính theo công thức:

Tỷ lệ giảm đàn/tuần (%) = Số vịt chết, loại thải trong tuần (con) x 100 Số vịt đầu tuần (con)

- Tuổi đẻ quả trứng đầu

Tuổi đẻ quả trứng đầu là khoảng thời gian tính từ khi đàn vịt nở ra cho đến khi toàn đàn đạt tỷ lệ đẻ 5%.

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 30%, 50% và đỉnh cao là khoảng thời gian từ khi đàn vịt nở ra cho đến khi toàn đàn đạt tỷ lệ đẻ 30%, 50% và cao nhất.

- Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng

Hàng ngày đếm chính xác số trứng đẻ ra và số vịt có mặt trong tuần. Tỷ lệ đẻ được tính theo công thức:

Tỷ lệ đẻ hàng tuần (%) = Tổng số trứng đẻ ra trong tuần x 100 Tổng số mái có mặt trong tuần

Năng suất trứng được tính theo công thức:

Năng suất trứng hàng tuần (quả/mái) = Tổng trứng đẻ ra trong tuần (quả) Số mái bình quân trong kỳ (con) - Hiệu quả sử dụng thức ăn

Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính bằng tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng và được tính theo công thức:

Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (kg) = Tổng lượng thức ăn sử dụng trong tuần (kg) x 10 Năng suất trứng trong tuần (quả)

- Chất lượng trứng

Chất lượng trứng được đánh giá trên 30 quả trứng ở thời điểm 40 tuần tuổi. Trứng được chọn để phân tích chất lượng có khối lượng xung quanh giá trị trung bình của đàn tại thời điểm lấy mẫu.

+ Xác định khối lượng trứng, các thành phần trứng gồm lòng trắng, vỏ bằng cân điện tử có độ chính xác ±0,1g.

+ Chỉ số hình dạng được xác định dựa trên đường kính lớn, đường kính nhỏ của quả trứng bằng thước kẹp điện tử có độ chính xác ± 0,01 mm. Chỉ số hình dạng được tính như sau:

Chỉ số hình dạng = D d Trong đó: D là đường kính lớn (mm) d là đường kính nhỏ (mm) + Chỉ số lòng đỏ Sử dụng thước kẹp palme có độ chính xác 0,01mm để xác định các chỉ tiêu đường kính lớn, đường kính nhỏ của lòng đỏ. Chỉ số lòng đỏ được xác định theo công thức sau:

Chỉ số lòng đỏ = H

D

Trong đó: H: Chiều cao lòng đỏ (mm) D: Đường kính lòng đỏ (mm) + Chỉ số lòng trắng đặc

Sử dụng thước kẹp palme có độ chính xác 0,01mm để xác định các chỉ tiêu đường kính lớn, đường kính nhỏ của lòng trắng đặc. Chỉ số lòng trắng đặc xác định theo công thức sau:

Chỉ số lòng trắng đặc =

2H (mm) D + d (mm) Trong đó: H: là chiều cao lòng trắng đặc.

D: là đường kính lớn của lòng trắng đặc. d: là đường kính nhỏ của lòng trắng đặc.

+ Đơn vị Haugh (HU): được tính theo công thức của Haugh (1937) trên cơ sở quan hệ giữa khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc.

Trong đó: HU: đơn vị Haugh.

H: chiều cao lòng trắng đặc (mm) W: khối lượng trứng (gam)

+ Độ dày vỏ trứng (mm): xác định bằng máy Technical Services and Suppplies – OC-Spal.

+ Độ chịu lực của vỏ trứng (kg/cm2): xác định bằng máy Technical Services and Suppplies – OC-Spal.

+ Màu lòng đỏ: Đo bằng quạt so màu của hãng Rosse có độ màu từ 1-15. + Tỷ lệ lòng đỏ (%) = Khối lượng lòng đỏ (g) x 100 Khối lượng trứng (g) + Tỷ lệ lòng trắng (%) = Khối lượng lòng trắng (g) x 100 Khối lượng trứng (g) + Tỷ lệ vỏ (%) = Khối lượng vỏ (g) x 100 Khối lượng trứng (g)

Trứng được thu ấp vào tuần đẻ thứ 30 – 40. Khảo sát các tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ vịt loại 1.

- Tỷ lệ trứng có phôi

Trứng có phôi xác định bằng phương pháp soi trứng sau 10 ngày ấp. Tỷ lệ trứng có phôi được tính theo công thức:

Tỷ lệ trứng có phôi (%) = Số trứng có phôi (quả) x 100 Số trứng đem ấp (quả)

- Tỷ lệ nở: Đếm chính xác số gà con nở ra sau mỗi đợt ấp. Tỷ lệ nở được tính theo công thức:

Tỷ lệ nở (%) = Số trứng đem ấp (quả) Số vịt con nở ra (con) x 100

3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên máy vi tính bằng chương trình Minitab version 16 và Excel 2003, phân tích phương sai một nhân tố bằng ANOVA và so sánh theo phương pháp Tukey.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VỊT SM3

Vịt SM3 lúc 1 ngày tuổi ở có lông màu vàng rơm, mỏ màu vàng cam (đối với các dòng A, C, D), còn dòng B có mỏ màu hồng. Vịt con lông bông và mịn, mắt sáng, to, lanh lợi, nhanh nhẹn khỏe mạnh.

Vịt con lúc 8 tuần tuổi con trống, con mái đều có lông toàn thân màu trắng, chân màu vàng cam, mỏ màu vàng cam đối với dòng A, C, D còn dòng B mỏ màu hồng.

Vịt hậu bị có đặc điểm đặc trưng của vịt siêu thịt.Con trống, con mái đều có lông toàn thân màu trắng, chân màu vàng cam, mỏ màu vàng cam đối với dòng A, C, D còn dòng B mỏ màu hồng. Thân dài, ngực nở, chân cao, đầu và cổ rộng, mỏ dài và rộng, dáng đứng gần song song với mặt đất.

Vịt sinh sản có màu lông trắng tuyền, thân hình chữ nhật. Đầu to, mắt to và nhanh, mỏ to màu vàng tươi hoặc vàng xanh. Cổ to, dài vừa phải. Lưng phẳng rộng, ngực sâu và rộng. Đuôi ngắn, chân to, ngắn vừa phải màu vàng hoặc phớt xanh.

4.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG VỊT SM3 4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống 4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống

Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của vịt ông bà SM3 trong giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi được trình bày ở bảng 4.1 và đồ thị 4.1.

Kết quả thu được ở bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy, tỷ lệ nuôi sống theo tuần tuổi của cả đàn vịt SM3 qua các tuần tuổi đều khá cao.

Trong giai đoạn vịt con, kết thúc ở tuần thứ 8, các dòng vịt có tỷ lệ nuôi sống từ 89,39 đến 95,56%. Kết thúc giai đoạn vịt hậu bị, tại 24 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của các dòng vịt từ 68,57 – 86,01%.

Tỷ lệ nuôi sống tới 8 tuần tuổi của dòng A đạt 93,33%. Kết thúc nuôi hậu bị, tỷ lệ nuôi sống của dòng A là thấp nhất, chỉ đạt 68,57%.

Từ 1 đến 8 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của dòng B đạt ở mức cao là 89,39%. Kết thúc nuôi hậu bị, tỷ lệ nuôi sống của dòng B đạt 82,47%.

Đối với vịt dòng C tỷ lệ nuôi sống tới 8 tuần tuổi đạt 95,56%. Kết thúc nuôi hậu bị, tỷ lệ nuôi sống của dòng C đạt 77,78%.

Với vịt dòng D tỷ lệ nuôi sống tới 8 tuần tuổi đạt từ 92,88. Kết thúc nuôi hậu bị, tỷ lệ nuôi sống của dòng D đạt 86,01%.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của các dòng vịt qua các tuần tuổi

Tuần tuổi Dòng A Dòng B Dòng C Dòng D Số con (n) Tỷ lệ sống (%) Số con (n) Tỷ lệ sống (%) Số con (n) Tỷ lệ sống (%) Số con (n) Tỷ lệ sống (%) 0 105 100,00 462 100,00 90 100,00 393 100,00 1 101 96,19 426 92,21 89 98,89 372 94,66 2 99 94,29 426 92,21 89 98,89 372 94,66 3 99 94,29 426 92,21 89 98,89 371 94,40 4 99 94,29 426 92,21 89 98,89 370 94,15 5 99 94,29 425 91,99 89 98,89 370 94,15 6 99 94,29 420 90,91 89 98,89 368 93,64 7 99 94,29 413 89,39 88 97,78 365 92,88 8 98 93,33 413 89,39 86 95,56 365 92,88 9 95 90,48 413 89,39 85 94,44 364 92,62 10 93 88,57 410 88,74 85 94,44 362 92,11 11 90 85,71 408 88,31 85 94,44 362 92,11 12 89 84,76 408 88,31 84 93,33 362 92,11 13 87 82,86 407 88,10 82 91,11 360 91,60 14 87 82,86 407 88,10 82 91,11 360 91,60 15 86 81,90 405 87,66 82 91,11 359 91,35 16 86 81,90 405 87,66 82 91,11 357 90,84 17 86 81,90 405 87,66 81 90,00 356 90,59 18 86 81,90 405 87,66 81 90,00 355 90,33 19 84 80,00 405 87,66 81 90,00 353 89,82 20 82 78,10 402 87,01 80 88,89 350 89,06 21 82 78,10 401 86,80 79 87,78 348 88,55 22 79 75,24 393 85,06 77 85,56 346 88,04 23 77 73,33 386 83,55 74 82,22 341 86,77 24 72 68,57 381 82,47 70 77,78 338 86,01

Hình 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của các dòng vịt qua các tuần tuổi

Nhìn chung, tỷ lệ nuôi sống theo giai đoạn nuôi hậu bị của các dòng vịt qua các tuần tuổi khá thấp.

Trong giai đoạn vịt con, vịt chết nhiều ở 2 tuần nuôi đầu tiên. Nguyên nhân là do vận chuyển đường dài (từ Anh về Việt Nam) đã ảnh hưởng đến sức sống của đàn vịt trong những ngày đầu. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng phát triển, giai đoạn đầu hệ thần kinh và các chức năng khác của cơ thể chưa hoàn chỉnh khả năng điều tiết thân nhiệt kém... Sau đó là do thời tiết lạnh dẫn đến đàn vịt giảm sức sống. Những tuần tiếp theo đàn vịt quen dần lên với môi trường sống mới, hệ thần kinh và chức năng khác dần dần hoàn thiện nên tỷ lệ nuôi sống không bị giảm nhiều.

Trong các tuần cuối nuôi hậu bị, từ 19 - 24 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của các dòng vịt đều thấp. Cụ thể tỷ lệ nuôi sống ở 19 và 24 tuần tuổi với dòng A tương ứng là 80,00 và 68,57%; dòng B là 87,66 và 82,47%; dòng C là 90,00 và 77,78% và dòng D là 89,82 và 86,01%. Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn này thấp nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng, chuồng chưa có hệ thống làm mát, điều kiện chăn nuôi... không đáp ứng đủ yêu cầu về mật độ của đàn vịt dẫn đến chết nhiều.

Nguyễn Ngọc Dụng và Phùng Đức Tiến (2005) nghiên cứu trên đàn vịt giống ông bà thế hệ thứ 9 tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình cho biết: tỷ lệ nuôi sống trung bình tính đến 8 tuần tuổi và 24 tuần tuổi là 97,85 và 98,76% với dòng ông, 98,83 và 98,50% với dòng bà.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Sĩ Cương (2001) trên đàn vịt giống Super M2 ông bà nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên cho biết: tỷ lệ nuôi sống trung bình tính đến 8 tuần tuổi và 24 tuần tuổi là 97,76 và 96,67% với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của các dòng vịt ông bà CV super meat nuôi tại trung tâm giống lợn chất lượng cao học viện nông nghiệp việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)