Khả năng sinh trưởng của các dòng vịt SM3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của các dòng vịt ông bà CV super meat nuôi tại trung tâm giống lợn chất lượng cao học viện nông nghiệp việt nam (Trang 44)

4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống

Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của vịt ông bà SM3 trong giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi được trình bày ở bảng 4.1 và đồ thị 4.1.

Kết quả thu được ở bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy, tỷ lệ nuôi sống theo tuần tuổi của cả đàn vịt SM3 qua các tuần tuổi đều khá cao.

Trong giai đoạn vịt con, kết thúc ở tuần thứ 8, các dòng vịt có tỷ lệ nuôi sống từ 89,39 đến 95,56%. Kết thúc giai đoạn vịt hậu bị, tại 24 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của các dòng vịt từ 68,57 – 86,01%.

Tỷ lệ nuôi sống tới 8 tuần tuổi của dòng A đạt 93,33%. Kết thúc nuôi hậu bị, tỷ lệ nuôi sống của dòng A là thấp nhất, chỉ đạt 68,57%.

Từ 1 đến 8 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của dòng B đạt ở mức cao là 89,39%. Kết thúc nuôi hậu bị, tỷ lệ nuôi sống của dòng B đạt 82,47%.

Đối với vịt dòng C tỷ lệ nuôi sống tới 8 tuần tuổi đạt 95,56%. Kết thúc nuôi hậu bị, tỷ lệ nuôi sống của dòng C đạt 77,78%.

Với vịt dòng D tỷ lệ nuôi sống tới 8 tuần tuổi đạt từ 92,88. Kết thúc nuôi hậu bị, tỷ lệ nuôi sống của dòng D đạt 86,01%.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của các dòng vịt qua các tuần tuổi

Tuần tuổi Dòng A Dòng B Dòng C Dòng D Số con (n) Tỷ lệ sống (%) Số con (n) Tỷ lệ sống (%) Số con (n) Tỷ lệ sống (%) Số con (n) Tỷ lệ sống (%) 0 105 100,00 462 100,00 90 100,00 393 100,00 1 101 96,19 426 92,21 89 98,89 372 94,66 2 99 94,29 426 92,21 89 98,89 372 94,66 3 99 94,29 426 92,21 89 98,89 371 94,40 4 99 94,29 426 92,21 89 98,89 370 94,15 5 99 94,29 425 91,99 89 98,89 370 94,15 6 99 94,29 420 90,91 89 98,89 368 93,64 7 99 94,29 413 89,39 88 97,78 365 92,88 8 98 93,33 413 89,39 86 95,56 365 92,88 9 95 90,48 413 89,39 85 94,44 364 92,62 10 93 88,57 410 88,74 85 94,44 362 92,11 11 90 85,71 408 88,31 85 94,44 362 92,11 12 89 84,76 408 88,31 84 93,33 362 92,11 13 87 82,86 407 88,10 82 91,11 360 91,60 14 87 82,86 407 88,10 82 91,11 360 91,60 15 86 81,90 405 87,66 82 91,11 359 91,35 16 86 81,90 405 87,66 82 91,11 357 90,84 17 86 81,90 405 87,66 81 90,00 356 90,59 18 86 81,90 405 87,66 81 90,00 355 90,33 19 84 80,00 405 87,66 81 90,00 353 89,82 20 82 78,10 402 87,01 80 88,89 350 89,06 21 82 78,10 401 86,80 79 87,78 348 88,55 22 79 75,24 393 85,06 77 85,56 346 88,04 23 77 73,33 386 83,55 74 82,22 341 86,77 24 72 68,57 381 82,47 70 77,78 338 86,01

Hình 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của các dòng vịt qua các tuần tuổi

Nhìn chung, tỷ lệ nuôi sống theo giai đoạn nuôi hậu bị của các dòng vịt qua các tuần tuổi khá thấp.

Trong giai đoạn vịt con, vịt chết nhiều ở 2 tuần nuôi đầu tiên. Nguyên nhân là do vận chuyển đường dài (từ Anh về Việt Nam) đã ảnh hưởng đến sức sống của đàn vịt trong những ngày đầu. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng phát triển, giai đoạn đầu hệ thần kinh và các chức năng khác của cơ thể chưa hoàn chỉnh khả năng điều tiết thân nhiệt kém... Sau đó là do thời tiết lạnh dẫn đến đàn vịt giảm sức sống. Những tuần tiếp theo đàn vịt quen dần lên với môi trường sống mới, hệ thần kinh và chức năng khác dần dần hoàn thiện nên tỷ lệ nuôi sống không bị giảm nhiều.

Trong các tuần cuối nuôi hậu bị, từ 19 - 24 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của các dòng vịt đều thấp. Cụ thể tỷ lệ nuôi sống ở 19 và 24 tuần tuổi với dòng A tương ứng là 80,00 và 68,57%; dòng B là 87,66 và 82,47%; dòng C là 90,00 và 77,78% và dòng D là 89,82 và 86,01%. Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn này thấp nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng, chuồng chưa có hệ thống làm mát, điều kiện chăn nuôi... không đáp ứng đủ yêu cầu về mật độ của đàn vịt dẫn đến chết nhiều.

Nguyễn Ngọc Dụng và Phùng Đức Tiến (2005) nghiên cứu trên đàn vịt giống ông bà thế hệ thứ 9 tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình cho biết: tỷ lệ nuôi sống trung bình tính đến 8 tuần tuổi và 24 tuần tuổi là 97,85 và 98,76% với dòng ông, 98,83 và 98,50% với dòng bà.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Sĩ Cương (2001) trên đàn vịt giống Super M2 ông bà nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên cho biết: tỷ lệ nuôi sống trung bình tính đến 8 tuần tuổi và 24 tuần tuổi là 97,76 và 96,67% với dòng ông, 98,97 và 97,06% với dòng bà.

So với các kết quả nghiên cứu trên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn, nguyên nhân có thể là do trại mới xây dựng, thiếu nhiều trang thiết bị, yếu tố ngoại cảnh: khí hậu, thời tiết khắc nghiệt... gây ra nhiều yếu tố bất lợi nên ảnh hưởng tới công tác quản lý và chăm sóc đàn.

4.2.2. Khối lượng cơ thể và tốc độ sinh trưởng của vịt SM3 Sinh trưởng tích lũy Sinh trưởng tích lũy

Kết quả theo dõi về khối lượng cơ thể các dòng vịt SM3 ông bà được thể hiện trong bảng 4 2.

Từ kết quả theo dõi ở bảng 4.2 và hình 4.10 có thể nhận thấy, khối lượng của các dòng vịt tăng dần qua các tuần tuổi, khối lượng cơ thể con trống luôn cao hơn khối lượng cơ thể con mái ở cùng thời điểm. Điều này, hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của vịt.

Cụ thể, khối lượng các dòng vịt lúc 1 ngày tuổi ở dòng vịt trống là 61,30 g/con đối với con trống A và 65,50g/con đối với con mái B. Trong khi đó, ở vịt dòng mái khối lượng con trống C là 65,30 g/con và con mái D là 62,10 g/con. Đến 8 tuần tuổi khối lượng tương ứng của các dòng vịt A, B, C và D là 2830,33; 2601,67; 2601,67 và 2021,00 g/con. Ưu thế về khối lượng thể hiện rõ rệt nếu so sánh giữa dòng trống và dòng mái, cũng như giữa con trống và con mái.

Kết quả nghiên cứu trên vịt SM3 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên lúc 8 tuần tuổi cho thấy: ở dòng ông con trống có khối lượng là 2801,9 g/con và con mái là 1864,7 g/con; ở dòng bà khối lượng vịt trống là 1965,2 g/con và khối lượng của vịt mái là 1693,2 g/con (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2008). Cũng theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) lúc 8 tuần tuổi, con trống và con mái ở dòng ông có khối lượng tương ứng là 2801,90 và 1864,70 g/con; ở dòng bà là 1965,20 và 1693,20 g/con. Theo Nguyễn Văn Duy (2012) vịt Super MT1 lúc 8

tuần tuổi là 2109,30 g/con.

Bảng 4.2. Khối lượng (g) của các dòng vịt qua các tuần tuổi

Tuần tuổi Dòng A (n = 30) Dòng B (n = 30) Dòng C (n = 30) Dòng D (n = 30) Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE

0 61,30c 0,42 65,50,50a 0,49 65,30a 0,45 62,10b 0,59 1 140,40c 0,86 160,29a 1,46 160,31a 2,07 150,88b 2,12 2 361,67b 3,17 441,33a 3,16 440,03a 2,30 280,17c 1,93 3 710,83c 11,17 840,33a 8,79 770,67b 9,35 721,00c 7,16 4 1180,67b 18,33 1260,67a 15,92 1261,00a 18,25 1100,00b 17,33 5 1658,67a 17,21 1602,67a 22,68 1699,66a 15,17 1402,67b 14,42 6 2130,00a 20,06 1931,00b 22,58 1960,67b 19,23 1660,00c 16,25 7 2480,67a 18,16 2240,33b 20,32 2201,00b 20,84 1881,00c 17,44 8 2830,33a 15,23 2601,67b 20,18 2550,00b 18,72 2021,00d 15,73 9 3050,33a 22,10 2670,67c 14,30 2840,67b 18,66 2080,33d 19,61 10 3121,33a 21,13 2730,67c 17,62 2930,67b 24,83 2120,00d 22,75 11 3351,00a 22,30 2870,33c 24,85 3031,33b 27,71 2300,00d 14,91 12 3550,67a 31,28 3030,00c 17,29 3238,07b 31,68 2340,33d 6,62 13 3700,67a 17,60 3121,33c 24,95 3351,67b 26,62 2552,00d 25,20 14 3960,67a 22,55 3331,33c 23,00 3561,00b 18,27 2600,33d 22,23 15 4018,33a 31,08 3380,00c 25,48 3770,00b 18,45 2831,33d 20,99 16 4189,00a 26,35 3400,67c 22,98 3799,33b 22,45 2850,33d 22,60 17 4339,33a 19,69 3461,00c 21,88 4011,33b 22,88 2881,67d 24,88 18 4450,33a 22,33 3531,67c 19,94 4034,33b 20,36 2920,33d 22,30 19 4569,33a 19,88 3579,33c 24,63 4053,33b 29,48 2970,67d 22,13 20 4606,67a 19,73 3660,67c 19,92 4068,00b 30,30 3007,00d 22,68 21 4626,00a 22,61 3751,33c 18,14 4086,00b 22,96 3019,33d 18,61 22 4646,00a 21,79 3830,67c 24,16 4103,33b 23,69 3073,33d 34,46 23 4691,33a 17,60 3881,33c 27,16 4122,00b 27,33 3130,67d 33,02 24 4716,00a 22,48 3931,33c 28,59 4139,33b 26,34 3220,67d 35,42

Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng một hàng mang các chữ a, b, c, d khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Học viện có khối lượng cao hơn so với các dòng vịt tương ứng nuôi tại Trung tâm Vịt Đại Xuyên.

Từ 9 đến 20 tuần tuổi, vịt được ăn theo chế độ hạn chế. Kết thúc nuôi hạn chế, ở 20 tuần tuổi, khối lượng tương ứng của các dòng vịt A, B, C và D là 4606,67; 3660,67; 4068,00 và 3007,00. Lúc này, các dòng trống có khối lượng vượt trội so với các dòng mài.

Ở 24 tuần tuổi khối lượng ở vịt dòng trống con trống A và con mái B đạt tương ứng là 4716,00 và 3931,33 g/con; vịt dòng mái con trống C và con mái D đạt tương ứng là 4139,33 và 3220,67 g/con.

Theo Nguyễn Văn Duy (2012) vịt Super MT1 và Super MT2 lúc 24 tuần tuổi đạt tương ứng là 3124,90 và 2854,50 g/con. Lương Tất Nhợ và cs. (1997) nghiên cứu trên vịt Super M cho biết khối lượng cơ thể trung bình của vịt dòng trống lúc 24 tuần tuổi là 3094,00 g/con và dòng mái là 2681,00 g/con.

So với kết quả của nghiên cứu của các tác giả trên thì khối lượng cơ thể đàn vịt chúng tôi theo dõi luôn cao so với các tác giả trên. Điều này có thể giải thích do giống vịt nhập đã được cải tiến theo thời gian, đồng thời Trung tâm của Học viện đã đáp ứng được về chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho đàn vịt.

Sinh trưởng tuyệt đối

Kết quả về tốc độ sinh trưởng tuyệt đối các dòng vịt SM3 được thể hiện trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tăng khối lượng trung bình hàng ngày (g/ngày) của các dòng vịt

Tuần tuổi Dòng A (n = 30) Dòng B (n = 30) Dòng C (n = 30) Dòng D (n = 30) 0 - 4 39,98 42,68 42,70 37,07 5 - 8 58,92 47,89 46,04 32,89 9 - 12 25,73 15,30 24,57 11,40 13 - 16 22,80 13,24 20,05 18,21 17 - 20 14,92 9,29 9,60 5,60 20 - 24 3,90 9,67 2,55 7,63 0-24 27,71 23,01 24,25 18,80

Bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy, các giá trị tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trên bảng và chiều hướng của đồ thị sinh trưởng tuyệt đối đều tuân theo quy luật sinh học cho mọi giống vật nuôi nói chung và gia cầm cũng như vịt nói riêng.

Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của các dòng vịt SM3 tăng dần từ 1 tuần tuổi đến 5 tuần tuổi và đạt giá trị cao nhất ở 5 tuần tuổi. Cụ thể, ở 5 tuần tuổi vịt dòng trống con trống con trống A có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối là 58,92 g/con/ngày và con mái B là 47,89g/con/ngày; vịt dòng mái tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của con trống C là 46,04 g/con/ngày và con mái D là 32,89g/con/ngày. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn của gia cầm. Ở giai đoạn đầu tuy số lượng tế bào tăng sinh nhanh, nhưng kích thước và khối lượng tế bào còn nhỏ nên tốc độ tăng trọng còn chậm. Đến các tuần sau, do cơ thể vịt vẫn đang ở giai đoạn sinh trưởng nhanh các tế bào tăng nhanh cả về số lượng, kích thước và khối lượng nên tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao hơn.

Các tuần tiếp theo, cơ thể vịt ở giai đoạn sinh trưởng chậm nên tốc độ sinh trưởng tuyệt đối giảm đi. Từ 17 đến 20 và từ 20 đến 24 tuần tuổi tốc độ sinh trưởng tuyệt đối dòng trống con trống A lần lượt là 14,92 và 3,90 g/con/ngày, con mái B lần lượt là 9,29 và 9,67g/con/ngày; dòng mái con trống C lần lượt là 9,60 và 2,55g/con/ngày, con mái D lần lượt là 5,60 và 7,63 g/con/ngày.

Hình 4.3. Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của các dòng vịt Sinh trưởng tương đối

Kết quả về tốc độ sinh trưởng tương đối các dòng vịt SM3 được thể hiện trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tăng khối lượng tương đối (%) của các dòng vịt(n = 30 con/dòng)

Tuần tuổi Dòng A (n = 30) Dòng B (n = 30) Dòng C (n = 30) Dòng D (n = 30) 0 - 4 180,26 180,24 180,31 178,62 5 - 8 82,26 69,44 67,65 59,02 9 - 12 22,58 15,21 23,78 14,64 13 - 16 16,50 11,53 15,95 19,65 17 - 20 9,50 7,36 6,83 5,35 20 - 24 2,35 7,13 1,74 6,86

Bảng 4.4 và hình 4.4 cho thấy, các giá trị tốc độ sinh trưởng tương đối đều tuân theo quy luật sinh học cho mọi giống vật nuôi nói chung và gia cầm cũng như vịt nói riêng.

thể: ở dòng trống, con trống A và con mái B tương ứng đạt 180,26 và 180,24%; ở dòng mái, con trống C và con mái D tương ứng đạt 180,31 và 178,62%. Sau đó giảm dần ở các tuần tiếp theo. Từ tuần 20 đến tuần 24 tốc độ sinh trưởng tương đối của vịt dòng trống đối với con trống A và con mái B lần lượt là 2,35 và 7,13%; còn ở vịt dòng mái, con trống C và con mái D lần lượt là 1,74 và 6,86%.

Theo Dương Xuân Tuyển (1993): tốc độ sinh trưởng tương đối của đàn vịt Super M đạt giá trị cao nhất 241% ở tuần đầu sau đó giảm dần ở các tuần tuổi tiếp theo, đến 7 tuần tuổi đạt 16,93%, đạt 10,03% ở tuần tuổi thứ 8.

Kết quả nghiên cứu trên đàn vịt thương phẩm Super M2 của Lê Sỹ Cương (2009) cũng thu được những kết quả tương tự với quy luật sinh trưởng của đàn vịt.

Hình 4.4. Tăng khối lượng tương đối của các dòng vịt 4.2.3. Lượng thức ăn thu nhận

Thức ăn giai đoạn này được đánh giá bằng lượng thức ăn thu nhận cho 1 vịt hậu bị. Chỉ tiêu này được theo dõi qua các tuần và được trình bày ở bảng 4.5.

Qua kết quả ở bảng 4.5 cho thấy, lượng thức ăn thu nhận của đàn vịt SM3 đều tăng dần qua các tuần tuổi và có xu hướng tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể.

Bảng 4.5. Lượng thức ăn thu nhận (g/con/ngày) của các dòng vịt (n = 3) Tuần tuổi Dòng A Dòng B Dòng C Dòng D 0-4 69,50 66,50 68,00 54,50 5-8 132,50 127,00 126,75 120,50 9-12 152,50 145,75 145,50 134,50 13-16 172,50 164,00 164,00 149,00 17-20 191,25 181,50 181,50 161,25 21-24 181,25 176,25 176,25 150,00 0-24 149,92 143,50 143,67 128,29 Tổng số thức ăn (kg/con) 25,186 24,108 24,136 21,553

Hình 4.5. Lượng thức ăn thu nhận của các dòng vịt

Ở tuần đầu tiên lượng thức ăn thu nhận của vịt dòng trống con trống A là 69,50 và con mái B là 66,50 g/con/tuần; vịt dòng mái con trống C là 68,00 và con mái D là 54,50g/con/tuần. Các tuần tiếp theo lượng thu nhận thức ăn tăng dần,

đến 8 tuần tuổi lượng thức ăn thu nhận tương ứng của dòng trống con trống A và con mái B tương ứng là 132,50 và 127,00g/con/tuần; vịt dòng mái con trống C và con mái D tương ứng là126,75 và 120,50g/con/tuần.

Giai đoạn 9 - 12 tuần tuổi vịt được ăn theo chế độ ăn hạn chế. Trong giai đoạn này, hàng tuần vịt được cân kiểm tra khối lượng, từ đó khống chế lượng thức ăn để khối lượng cơ thể vịt luôn đạt tiêu chuẩn giống.

Lượng thức ăn thu nhận ở 9 - 12 tuần tuổi của dòng trống con trống A và con mái B lần lượt là 152,50 và 145,75g/con/tuần; dòng mái con trống C và con mái D lần lượt là 145,50 và 134,50g/con/tuần. Lượng thức ăn thu nhận ở 17 - 20 tuần tuổi có kết quả tương ứng là 191,25 và 181,50g/con/tuần và 181,50 và 161,25g/con/tuần.

Mục đích của việc cho ăn hạn chế trong giai đoạn này là kìm hãm sự phát dục sớm, hạn chế số trứng nhỏ, làm cho vịt phát dục đều, có khối lượng cơ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của các dòng vịt ông bà CV super meat nuôi tại trung tâm giống lợn chất lượng cao học viện nông nghiệp việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)