Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng của dòng mái B và D

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của các dòng vịt ông bà CV super meat nuôi tại trung tâm giống lợn chất lượng cao học viện nông nghiệp việt nam (Trang 59 - 72)

Kết quả bảng 4.9 cho thấy tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng đối với mái B từ tuần đầu tiên đẻ đến 4 tuần tuổi là cao nhât với 9,50kg, 5 - 8 tuần tuổi là 4,50kg, 21 – 24 tuần tuổi là 4,20kg; trung bình trong 40 tuần đẻ là 4,84 kg. Tương ứng đối với mái B ở dòng mái D mức tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 qủa trứng cao nhất cũng từ 1- 4 tuần tuổi là 10,40. Trung bình trong 40 tuần đẻ là 4,91kg.

Kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Duy (2012): tiêu tốn thức ăn thấp nhất để sản xuất 10 quả trứng của vịt MT12 là tuần đẻ 11-12 (2,95 kg thức ăn/10 quả trứng), còn đối với vịt MT2 là 2,52 và vịt MT1 là 3,47 kg thức ăn/10 quả trứng ở tuần đẻ 13 - 14. Trung bình cả giai đoạn sinh sản, tiêu tốn thức ăn của vịt MT12 và MT2 là 3,93kg còn vịt MT1 là 4,31kg/10 quả trứng. Hoàng Thị Lan và cs. (2011) cho biết vịt CV. Super Meat dòng trống T5 có mức tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 4,04 - 4,16 kg và T1 là 3,80 - 3,94 kg, còn dòng mái T6 là 3,45 - 3,50 kg và T4 là 3,54 - 3,57 kg/10 quả trứng. Pingel (2001) cho rằng, chọn giống theo hướng giảm tỷ lệ chuyển hóa thức ăn từ đó tăng hiệu quả chăn nuôi đồng thời giảm chi phí sản xuất và ô nhiễm môi trường do thức ăn dư thừa. Ở Việt Nam, gần đây các nghiên cứu về dinh dưỡng cũng đi theo hướng sử dụng các nguồn dinh dưỡng phi truyền thống đã làm giảm giá thành chăn nuôi vịt một cách đáng kể (Adeola, 2005). Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của vịt Super M2 đối với dòng trống là 4,40 kg thức ăn và dòng mái là 3,90 kg (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011). Theo Hoàng Thị Lan và cs. (1998) tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 3,32- 4,08 kg. Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) nghiên cứu trên vịt Super MT12 cho biết tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 3,79 kg. Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) vịt Super M15 có tiêu tốn thức ăn là 4,29 - 4,40 kg/10 quả trứng. Vịt CV SM3 có mức tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng với dòng trống là 4,39 kg và dòng mái là 3,79 kg (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011). Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) đã nghiên cứu về vịt Super Meat theo hai phương thức nuôi cho thấy tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của vịt nuôi khô đạt 3,93 - 4,20 kg, trong khi vịt nuôi nước là 4,44 - 4,60 kg thức ăn.

4.3.5. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng

Bảng 4.10. Chất lượng trứng của 2 dòng vịt mái Dòng B Dòng B (n = 30) Dòng D (n = 30) Mean ± SE Mean ± SE Khối lượng trứng (g) 90,65 ± 1,22 89,37 ± 1,13 Tỷ lệ lòng trắng (%) 59,37 ± 0,48 58,11 ± 0,57 Tỷ lệ lòng đỏ (%) 28,92 ± 0,53 29,18 ± 0,17 Dầy vỏ (mm) 0,40 ± 0,001 0,38 ± 0,01 Chỉ số lòng đỏ 0,41 ± 0,01 0,40 ± 0,003 Chỉ số lòng trắng 0,10 ± 0,01 0,10 ± 0,003 Màu (Roch) 11,93 ± 0,13 11,69 ± 0,25 Đơn vị Haugh 91,07 ± 1,95 89,01 ± 2,01

Kết quả theo dõi cho thấy trứng vịt dòng B và D đều đạt chất lượng trứng ấp và có chất lượng tốt.

- Khối lượng trứng: Dòng B có khối lượng trứng trung bình là 90,65g còn D là 89,37g.

- Tỷ lệ lòng trắng ở dòng mái B cao hơn so với dòng mái D với 59,37% còn ở dòng mái D là 58,11%. Ngược lại với tỷ lệ lòng trắng ở tỷ lệ lòng đỏ dòng mái D lại cao hơn với 29,18% còn ở dòng mái B là 28,92%.

- Chỉ số lòng đỏ: Chỉ số lòng đỏ trứng của dòng mái B và dòng mái D lần lượt là 0,41 và 0,40.

- Độ dày vỏ của trứng: Kết quả khảo sát cho thấy độ dày vỏ trứng của mái B đạt 0,40mm mái D là 0,38mm.

- Chỉ số lòng trắng: Chỉ số lòng trắng trứng của mái B và mái D đều đạt 0,10 đảm bảo tiêu chuẩn trứng giống.

- Đơn vị Haugh: Đơn vị Haugh của trứng vịt mái B là 91,07; mái D là 89,01. Như vậy xét theo cả yêu cầu về giá trị thực phẩm lẫn giá trị làm giống thì trứng vịt Super Meat thuộc nhóm các loại trứng vịt có đơn vị Haugh cao.

Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), khối lượng trứng của dòng trống T5 đạt khá cao từ 90,96 - 91,01g, dòng mái T6 là 86,73 - 87,51g, cao hơn các kết quả thu được trong nghiên cứu này.

Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011): vịt MT1 có khối lượng trứng là 87,41 g/quả; chỉ số hình thái là 1,36; đơn vị Haugh là 90,06; chỉ số lòng đỏ là 0,43 và chỉ số lòng trắng là 0,08 tương ứng ở vịt MT2 là 85,32 g/quả; 1,35; 91,10; 0,43 và 0,08. Vịt Super M15 qua 4 thế hệ chọn lọc có khối lượng trứng là 87,48 – 88,32 g chỉ số hình thái là 1,41 - 1,43 tỷ lệ lòng đỏ là 31,39 - 31,56% đơn vị Haugh là 93,15 - 93,94 (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011).

Theo Nguyễn Ngọc Dụng và Phùng Đức Tiến (2008) trứng của vịt CV. Super Meat dòng mái có chỉ số hình thái là 1,41 chỉ số lòng đỏ 0,387 chỉ số lòng trắng là 0,13 và đơn vị Haugh là 90,81. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2010) khối lượng trứng của vịt bố mẹ SD ở tỷ lệ đẻ đỉnh cao là 88,9 g/quả tương đương so với khối lượng trứng của vịt mái B ở bảng 4.8.

Theo Nguyễn Đức Trọng (1998): các chỉ tiêu chất lượng trứng bao gồm chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng, đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt. Như vậy, vịt SM3 ông bà cả dòng mái B và mái D trong theo dõi này đều có các chỉ tiêu chất lượng trứng cao, đảm bảo tiêu chuẩn trứng giống để ấp nở.

4.3.6. Kết quả ấp nở

Kết quả ấp nở được trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Kết quả ấp nở của 2 dòng vịt mái

♂A x ♀B ♂C x ♀D Tổng trứng vào ấp (quả) 2500 2500 Tổng trứng có phôi (quả) 2390 2368 Tỷ lệ phôi/trứng ấp (%) 95,60 94,72 Tổng nở (quả) 1724 1752 Tổng loại I (con) 1510 1486 Tỷ lệ nở/trứng ấp (%) 68,96 70,08 Tỷ lệ nở/tổng trứng có phôi (%) 72,13 73,99 Tỷ lệ nở loại I/ tổng trứng ấp (%) 63,18 62,75 Tỷ lệ nở loại I/ tổng vịt nở ra (%) 87,59 84,82

Kết quả ở trên cho thấy tỷ lệ trứng có phôi của vịt ♂A x ♀B: 95,60%, vịt ♂C x ♀D: 94,72 %. Tỷ lệ nở so với tổng trứng ấp của vịt ♂A x ♀B đạt 68,96%; tỷ lệ nở so với tổng trứng có phôi là 72,13%; tỷ lệ vịt loại I trên tổng trứng ấp là 63,18%; Tỷ lệ nở loại I trên tổng số vịt nở ra là 87,59%. đối với vịt ♂C x ♀D có các tỷ lệ tương ứng lần lượt là 70,08%; 73,99%; 62,75%; 84,82%. kết quả ấp nở không chênh nhau nhiều giữa các giống vịt và đạt tiêu chuẩn ấp nở của trứng giống.

Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) nghiên cứu trên vịt CV SM3 cho thấy: tỷ lệ trứng có phôi của vịt dòng trống là 91,90% dòng mái là 92,49% và tỷ lệ nở/trứng có phôi tương ứng là 91,94% và 94,24%. Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) cũng cho biết: vịt SM3 Super Heavy khi ấp nở có tỷ lệ trứng có phôi đạt 94,69 - 96,57 %; tỷ lệ nở/trứng có phôi là 84,01-84,21% và tỷ lệ vịt con loại 1 là 93,32-94,21%. Nguyễn Đức Trọng và cs. (2001) nghiên cứu trên vịt CV. Super Meat theo hai phương thức nuôi cho thấy tỷ lệ phôi của trứng vịt nuôi nước đạt 93 - 94% và tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 82 - 84%, cao hơn so với các tỷ lệ này ở vịt nuôi theo phương thức khô, tương ứng là 90 - 93% và 80 - 81%. Vịt SM bố mẹ có tỷ lệ trứng có phôi của vịt dòng trống là 85,87 - 87,61% dòng mái là 87,62 - 92,08% và tỷ lệ nở/trứng có phôi tương ứng là 84,64 - 86,56% và 86,24 - 90,08% (Hoàng Thị Lan và cs., 2001).

Như vậy có thể nhận xét rằng vịt SM3 ông bà nuôi theo phương thức khô tại Trung tâm đã cho kết quả ấp nở rất tốt.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu và theo dõi khả năng sinh trưởng và sinh sản của các dòng vịt ông bà SM3 nuôi tại Trung tâm Giống vật nuôi chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi rút ra được một số kết luận:

- Trong giai đoạn vịt con, kết thúc ở tuần thứ 8, các dòng vịt có tỷ lệ nuôi sống từ 89,39 đến 95,56%. Kết thúc nuôi vịt hậu bị, tại 24 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của các dòng vịt từ 68,57 – 86,01%. Các tỷ lệ nuôi sống này tương đối thấp. - Kết thúc giai đoạn hậu bị, các dòng A, B, C và D có khối lượng cơ thể 24 tuần tuổi lần lượt là: 4716; 2931; 4139 và 3221 g/con.

- Tỷ lệ loại đàn từ tuần đẻ thứ nhất tới tuần đẻ 40 của vịt sinh sản là 13,7 đối với dòng B và 14,5 đối với dòng D.

- Trong 40 tuần đẻ, dòng mái B và D đạt tỷ lệ đẻ tương ứng là 69,20 và 70,27%, năng suất trứng đạt tương ứng là 19,38 và 19,68 quả/mái. Tiêu tốn thức ăn trung bình để sán xuất 10 quả trứng đối với mái B và D tương ứng là 4,84 và 4,91kg. Chất lượng trứng của cả 2 dòng đều đạt tiêu chuẩn trứng ấp.

- Tỷ lệ nở so với tổng trứng ấp, so với trứng có phôi và tỷ lệ vịt loại I so với tổng số trứng ấp và so với tổng số vịt nở của vịt lai ♂A x ♀B đạt lần lượt là 68,96; 72,13; 63,18 và 87,59%. Các tỷ lệ này đối với vịt lai ♂C x ♀D lần lượt là 70,08; 73,99; 62,75 và 84,82%.

5.2. KIẾN NGHỊ

Tiếp tục nghiên cứu đưa ra quy trình nuôi dưỡng giống hợp lý đối với giống vịt SM3 trong những điều kiện chăn nuôi khác nhau nhằm nâng cao phẩm chất giống và đạt năng suất cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Nguyễn Chí Bảo (1976). Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. tr.14 - 19.

2. Brandsch và Biilchet (1978). Cơ sở của nhân giống và di truyền ở gia cầm, Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm (Nguyễn Chí Bảo dịch). NXB KH và KT – Hà Nội. tr.129 - 158.

3. Lê Sĩ Cương (2001). Nghiên cứu một số đặc tính về tính năng sản xuất của đàn vịt giống ông bà CV. Super M2 tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Luận Văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp.

4. Bạch Thị Thanh Dân (1996). Nghiên cứu các yếu tố hình dạng, khối lượng, chất lượng vỏ và chất lượng bên trong của trứng đối với tỷ lệ nở trứng ngan. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994 – 1995. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 110 – 114.

5. Bạch Thị Thanh Dân (1999). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng ngan bằng phương pháp ấp trứng ngan nhân tạo. Luận án tiến sĩ, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam. tr. 67 - 69.

6. Bùi Hữu Đoàn (2006). Bài giảng chăn nuôi gia cầm, giáo trình chăn nuôi gia cầm khoa chăn nuôi thuỷ sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. tr. 45 - 47. 7. Nguyễn Ngọc Dụng và Phùng Đức Tiến (2005). Chọn lọc nâng cao khả năng

sản xuất của vịt CV-Super M dòng ông, dòng bà nuôi tại trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình. Báo cáo khoa học 2005, Viện Chăn nuôi Quốc gia.

8. Lê Xuân Đồng (1994). Nghiên cứu một số đặc điểm của giống vịt Cỏ và khả năng nhân thuần hai giống vịt Cỏ màu lông trắng và màu cánh sẻ. Luận án Phó tiến sỹ, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.

9. Lê Sỹ Cương (2009). Nghiên cứu một số đặc điểm về tính năng sản xuất của giống vịt super M2 ông bà nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.

10. Vương Đống (1968). Dinh Dưỡng động vật tập 2 (người dịch: Vương Văn Thể). Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. tr. 58.

11. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai và Bùi Hữu Đoàn (1994). Chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 11-12, 15-17, 24-25. 12. Hutt F.B (1978). Di truyền động vật (Người dịch Phan Cự Nhân). Nhà xuất bản

Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. tr. 39.

13. Khavecman (1972). Sự di truyền năng suất ở gia cầm, Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật, tập 2, Johansson chủ biên, Phan Cự Nhân và Trần Đình Trọng dịch. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. tr. 31, 34-37, 49, 51, 53, 70, 88.

14. Kushner K.F (1974). Các cơ sở di truyền của sự lựa chọn giống gia cầm, Tạp chí Khoa học và Kỹ Thuật Nông Nghiệp. Phần thông tin khoa học nước ngoài. (141). tr. 222 - 227.

15. Hoàng Thị Lan, Nguyễn Đức Trọng và Lương Thị Bột (1998). Kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của vịt CV – Super M thế hệ thứ 5. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1996 – 1997. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. tr. 117 – 122.

16. Hoàng Thị Lan, Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Phạm Văn Trượng, Lê Hùng Thắng, Nguyễn Văn Thái, Nguyễn Thị Hiên và Nguyễn Hồng Vĩ (1999). Nghiên cứu nhân thuần chọn lọc qua 6 thế hệ vịt CV – Super M dòng ông, dòng bà tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Báo cáo khoa học chăn nuôi Thú y 1998 – 1999 (Huế 28 – 30/6/1999), Phần chăn nuôi gia cầm, Hội đồng Khoa học Ban động vật thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

17. Hoàng Thị Lan, Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Võ Trọng Hốt, Doãn Văn Xuân và Nguyễn Ngọc Liên (2001). Kết quả bước đầu của chọn lọc nhân thuần nhằm nâng cao tính năng sản xuất của vịt CV – Super M dòng ông, dòng bà ở Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999 – 2000, Phần chăn nuôi gia cầm, thành phố Hồ Chí Minh, 10 – 12 tháng 4/2001. tr.160 – 167.

18. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993). Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

19. Lê Viết Ly, Nguyễn Thị Minh, Phạm Văn Trượng và Hoàng Văn Tiệu (1998). Kết quả nghiên cứu một số tính năng sản xuất của nhóm vịt Cỏ màu cánh sẻ qua 6 thế hệ, kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1996 – 1997. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. tr. 109 – 116.

20. Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992). Chọn giống và nhân giống gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Lương Tất Nhợ, Hoàng Văn Tiệu, Dương Xuân Tuyển, Đặng Thị Dung (1993). Khả năng sinh trưởng và phát triển của vịt CV – Super M bố mẹ nhập nội trong điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988 – 1992). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. tr. 51 – 58. 22. Lương Tất Nhợ, Hồ Khắc Oánh, Hoàng Văn Tiệu, Trần Dự (1997). Năng suất

sinh sản của vịt Khaki Campbell nuôi chăn thả ở dải ven biển đồng bằng sông Hồng, Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981 – 1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. tr. 66 – 71.

23. Lương Tất Nhợ (1994). Đặc điểm sinh trưởng cho thịt và cho lông của vịt CV – Super M nuôi tại miền Bắc Việt Nam. Luận án Phó Tiến sỹ, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

24. Lương Tất Nhợ, Hoàng Văn Tiệu, Đặng Thị Dung, Lê Xuân Thọ, Doãn Văn Xuân và Nguyễn Đức Trọng (1997). Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và khả năng cho thịt của vịt CV – Super M trong các điều kiện chăn nuôi ở đồng bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của các dòng vịt ông bà CV super meat nuôi tại trung tâm giống lợn chất lượng cao học viện nông nghiệp việt nam (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)