Đánh giá khả năng sinh sản của các dòng vịt mái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của các dòng vịt ông bà CV super meat nuôi tại trung tâm giống lợn chất lượng cao học viện nông nghiệp việt nam (Trang 40 - 43)

Kết thúc giai đoạn nuôi hậu bị, 4 dòng vịt ông bà chuyển sang theo dõi khả năng sinh sản trong giai đoạn vịt đẻ từ 24 đến 64 tuần tuổi. Số lượng cá thể theo dõi của từng dòng trong bảng 3.5.

Bảng 3.4. Số lượng cá thể các dòng vịt trong giai đoạn vịt đẻ

Dòng Tính biệt Ký hiệu Số lượng (con)

Dòng trống Trống A 35

Mái B 140

Dòng mái Trống C 60

Mái D 240

Thức ăn do Công ty TNHH ANT cung cấp có thành phần dinh dưỡng tại bảng 3.6.

Bảng 3.5. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn giai đoạn vịt đẻ

Chỉ tiêu Dựng đẻ và đẻ

(24 - 64 tuần tuổi)

Protein (%) 18,5 - 19,5 Năng lượng trao đổi ME (kcal/kgTĂ) 2650– 2700

Lysine (%) 1,06 – 1,15 Methionin (%) 0,65 – 0,71 Canxi (%) 2,60 – 3,35 Phospho (%) 0,41 – 0,46

Xơ thô (%) 4,0

Bảng 3.6. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng các dòng vịt đẻ

Mật độ (m2/con) Tỷ lệ trống/ mái Nhiệt độ Ánh sáng

3,5 1/3,5 Tự nhiên Tự nhiên

Toàn bộ vịt được nuôi theo phương thức hoàn toàn trên cạn, không có nước bơi lội.

Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng dựa theo tài liệu hướng dẫn của hãng Cherry Valley, kết hợp với quy trình của Trung tâm Giống vật nuôi chất lượng cao - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Tỷ lệ giảm đàn hàng tuần

Trong suốt thời gian thí nghiệm, hàng ngày đếm và ghi chép số lượng vịt chết và loại thải của từng lô.

Tỷ lệ giảm đàn hàng tuần được tính theo công thức:

Tỷ lệ giảm đàn/tuần (%) = Số vịt chết, loại thải trong tuần (con) x 100 Số vịt đầu tuần (con)

- Tuổi đẻ quả trứng đầu

Tuổi đẻ quả trứng đầu là khoảng thời gian tính từ khi đàn vịt nở ra cho đến khi toàn đàn đạt tỷ lệ đẻ 5%.

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 30%, 50% và đỉnh cao là khoảng thời gian từ khi đàn vịt nở ra cho đến khi toàn đàn đạt tỷ lệ đẻ 30%, 50% và cao nhất.

- Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng

Hàng ngày đếm chính xác số trứng đẻ ra và số vịt có mặt trong tuần. Tỷ lệ đẻ được tính theo công thức:

Tỷ lệ đẻ hàng tuần (%) = Tổng số trứng đẻ ra trong tuần x 100 Tổng số mái có mặt trong tuần

Năng suất trứng được tính theo công thức:

Năng suất trứng hàng tuần (quả/mái) = Tổng trứng đẻ ra trong tuần (quả) Số mái bình quân trong kỳ (con) - Hiệu quả sử dụng thức ăn

Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính bằng tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng và được tính theo công thức:

Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (kg) = Tổng lượng thức ăn sử dụng trong tuần (kg) x 10 Năng suất trứng trong tuần (quả)

- Chất lượng trứng

Chất lượng trứng được đánh giá trên 30 quả trứng ở thời điểm 40 tuần tuổi. Trứng được chọn để phân tích chất lượng có khối lượng xung quanh giá trị trung bình của đàn tại thời điểm lấy mẫu.

+ Xác định khối lượng trứng, các thành phần trứng gồm lòng trắng, vỏ bằng cân điện tử có độ chính xác ±0,1g.

+ Chỉ số hình dạng được xác định dựa trên đường kính lớn, đường kính nhỏ của quả trứng bằng thước kẹp điện tử có độ chính xác ± 0,01 mm. Chỉ số hình dạng được tính như sau:

Chỉ số hình dạng = D d Trong đó: D là đường kính lớn (mm) d là đường kính nhỏ (mm) + Chỉ số lòng đỏ Sử dụng thước kẹp palme có độ chính xác 0,01mm để xác định các chỉ tiêu đường kính lớn, đường kính nhỏ của lòng đỏ. Chỉ số lòng đỏ được xác định theo công thức sau:

Chỉ số lòng đỏ = H

D

Trong đó: H: Chiều cao lòng đỏ (mm) D: Đường kính lòng đỏ (mm) + Chỉ số lòng trắng đặc

Sử dụng thước kẹp palme có độ chính xác 0,01mm để xác định các chỉ tiêu đường kính lớn, đường kính nhỏ của lòng trắng đặc. Chỉ số lòng trắng đặc xác định theo công thức sau:

Chỉ số lòng trắng đặc =

2H (mm) D + d (mm) Trong đó: H: là chiều cao lòng trắng đặc.

D: là đường kính lớn của lòng trắng đặc. d: là đường kính nhỏ của lòng trắng đặc.

+ Đơn vị Haugh (HU): được tính theo công thức của Haugh (1937) trên cơ sở quan hệ giữa khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc.

Trong đó: HU: đơn vị Haugh.

H: chiều cao lòng trắng đặc (mm) W: khối lượng trứng (gam)

+ Độ dày vỏ trứng (mm): xác định bằng máy Technical Services and Suppplies – OC-Spal.

+ Độ chịu lực của vỏ trứng (kg/cm2): xác định bằng máy Technical Services and Suppplies – OC-Spal.

+ Màu lòng đỏ: Đo bằng quạt so màu của hãng Rosse có độ màu từ 1-15. + Tỷ lệ lòng đỏ (%) = Khối lượng lòng đỏ (g) x 100 Khối lượng trứng (g) + Tỷ lệ lòng trắng (%) = Khối lượng lòng trắng (g) x 100 Khối lượng trứng (g) + Tỷ lệ vỏ (%) = Khối lượng vỏ (g) x 100 Khối lượng trứng (g)

Trứng được thu ấp vào tuần đẻ thứ 30 – 40. Khảo sát các tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ vịt loại 1.

- Tỷ lệ trứng có phôi

Trứng có phôi xác định bằng phương pháp soi trứng sau 10 ngày ấp. Tỷ lệ trứng có phôi được tính theo công thức:

Tỷ lệ trứng có phôi (%) = Số trứng có phôi (quả) x 100 Số trứng đem ấp (quả)

- Tỷ lệ nở: Đếm chính xác số gà con nở ra sau mỗi đợt ấp. Tỷ lệ nở được tính theo công thức:

Tỷ lệ nở (%) = Số trứng đem ấp (quả) Số vịt con nở ra (con) x 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của các dòng vịt ông bà CV super meat nuôi tại trung tâm giống lợn chất lượng cao học viện nông nghiệp việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)