Tình hình nghiên vịt trên thế giới và ở việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của các dòng vịt ông bà CV super meat nuôi tại trung tâm giống lợn chất lượng cao học viện nông nghiệp việt nam (Trang 34 - 37)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Tình hình nghiên vịt trên thế giới và ở việt nam

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Với những lợi thế so sánh đã thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh trong thập kỷ qua. Năm 2016, châu Á sản xuất tới 34% tổng sản lượng thịt gia cầm thế giới. Có được kết quả như vậy là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên các lĩnh vực di truyền chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y phòng bệnh... Các giống vịt cho năng suất thịt cao của Hungari, Tiệp Khắc cũng được nuôi rộng rãi. Hiện nay các giống vịt siêu thịt SM, SM2, SM3 (do hãng Cherry Valley của Vương Quốc Anh tạo ra), giống vịt Star 42, Start 76 (do hãng Grimaud Freres Cộng hòa Pháp tạo ra) chủ yếu nuôi theo phương thức công nghiệp. Nhờ áp dụng các tiến bộ về di truyền chọn giống và các kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất mà khối lượng thịt xuất chuồng/con sản lượng thịt ở các nước trên thế giới không ngừng tăng lên.

Kết quả chọn lọc vịt Bắc Kinh theo hướng tăng khối lượng cơ thể cho thấy: khối lượng cơ thể ở 23 tuần tuổi của vịt không được chọn lọc là 3,65 kg/con ở vịt trống và 3,09 kg/con ở vịt mái, đối với vịt chọn lọc là 4,54 kg đối với con trống và vịt mái là 3,85 kg/con.

Cùng với chọn lọc, nhân thuần các giống vịt, lai tạo cũng là phương pháp mang lại hiệu quả cao và nhanh. Tai (1989) đã nghiên cứu 372 vịt thuộc 7 loại: vịt Cherry Valley của Anh tổ hợp lai của vịt Cherry Valley của Anh, Tegal Australia, vịt lai 25% Tsaiya trắng và 75% vịt Bắc Kinh, vịt lai 12,5% Tsaiya trắng và 87,5% Bắc Kinh, ngan x (25% Bắc Kinh và 75% Tsaiya trắng), ngan (37,5% Bắc Kinh và 62,5% Tsaiya trắng). Kết quả cho thấy phẩm giống có ảnh hưởng rõ rệt tới khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ mỡ bụng. Vịt Cherry Valley của Anh và Tegal Australia có khối lượng cơ thể cao nhất (từ 1 ngày tuổi - 9 tuần tuồi tương ứng là 57,4 g; 3151 g và 56,9 g; 2966 g). Tỷ lệ mỡ bụng thấp nhất ở tổ hợp lai ngan (37,5% Bắc Kinh x 62,5% Tsaiya trắng) là 0,97%.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

sản xuất hàng hóa hàng năm cung cấp khoảng 1/4 sản lượng trứng gia cầm ở Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi gia cầm hàng năm đạt 7,6 %, tăng trưởng giai đoạn 2000 - 2003 đạt 8,6 %/năm về số lượng đầu con, trong đó gà tăng 8,3 %, đàn thuỷ cầm tăng 9,4 %. Nếu như năm 1995 tổng đàn thuỷ cầm là 34,3 triệu con, đến năm 2003 đã là 68,8 triệu con (trong đó vịt 54 triệu con, ngan 14 triệu con và ngỗng 0,8 triệu con) vịt của Việt Nam được FAO xếp thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và sản lượng thịt trên đầu người cũng nằm trong tốp 10 nước trên thế giới. Các giống vịt của Việt Nam thường nhỏ con nhưng năng suất trứng khá, ngoại hình màu lông không đồng nhất, có sức đề kháng chống chịu bệnh tốt xong năng suất thịt thấp, chất lượng thịt chưa cao.

Nhìn lại công tác nghiên cứu trong những năm trước đây thường tập trung vào các đối tượng như vịt Cỏ, vịt Bầu, vịt Anh Đào… và các công thức lai giữa vịt nội với các giống vịt ngoại. Phạm Xuân Trượng và Đinh Xuân Tùng (1993) khi nghiên cứu trên vịt Anh Đào nuôi theo phương thức công nghiệp cho biết: tỷ lệ nuôi sống đến 85 ngày tuổi đạt 80%, khối lượng cơ thể đến 80 ngày tuổi đạt 1900 g, tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng là 3,82 kg, còn với vịt cỏ các chỉ tiêu này là 82%, 1556 g và 4,4 kg. Trong những năm gần đây Việt Nam có nhập một số giống vịt cao sản của thế giới như Khaki Campbell, CV2000 Layer, Super, Super M1, Super M2, SM3… và đã được nghiên cứu chọn lọc nhân thuần, xác định tính năng sản xuất và bước đầu đã được nuôi thích nghi ở Việt Nam. Trong nước còn tiến hành lai tạo các giống vịt nội với các giống vịt ngoại nhằm mục đích nâng cao năng suất thúc đẩy ngành chăn nuôi thuỷ cầm phát triển.

Bùi Hữu Đoàn và cs. (2015) khi nghiên cứu trên vịt Super M nuôi theo phương thức nuôi hoàn toàn trên cạn cho biết: tỷ lệ nuôi sống từ mới nở đến 24 tuần tuổi cho thấy hai dòng B và C có tỷ lệ nuôi sống từ 95 - 96%, hai dòng A và D có tỷ lệ nuôi sống cao hơn 96 - 97%, khối lượng cơ thể các dòng vịt kết thúc giai đoạn hậu bị dòng trống A có khối lượng trung bình 4,3 kg; dòng trống C có khối lượng 3,8 kg; trong khi đó dòng mái B có khối lượng trung bình 3,6 kg; dòng mái D là 2,8 kg.

Một số thí nghiệm nghiên cứu về ảnh hưởng của mùa vụ, phương thức nuôi và các vùng sinh thái đến một số chỉ tiêu sản xuất của đàn vịt Super M: kết quả nuôi khô hoàn toàn một số chỉ tiêu năng suất thấp hơn vịt nuôi bơi lội nhưng chi phí đến sản phẩm cuối cùng là vịt con một ngày tuổi thì thấp hơn nuôi nước.

Tuy nhiên, các nghiên cứu về hệ thống giống, thức ăn dinh dưỡng, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, an toàn sinh học, quy trình vệ sinh thú y phòng bệnh, tiểu khí hậu chuồng nuôi và các biện pháp xử lý môi trường còn đơn lẻ và chưa có tính hệ thống.

Có thể đánh giá rằng những nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi vịt ở Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào vào sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi vịt nói riêng tạo được bước phát triển nhanh, vững chắc cho sản xuất chăn nuôi Việt Nam và góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của các dòng vịt ông bà CV super meat nuôi tại trung tâm giống lợn chất lượng cao học viện nông nghiệp việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)