Tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype N6 trong các mẫu bệnh phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành và xác định một số đặc tính sinh học phân tử của virus cúm gia cầm type a h5n6 tại một số chợ buôn bán gia cầm sống trên địa bàn các tỉnh lạng sơn và quảng ninh giai đoạn 2016 2017 (Trang 60 - 63)

STT Tỉnh Đối tượng XN Kết quả xét nghiệm Số mẫu XN Số mẫu + N6 Tỷ lệ (%) 95% CI 1 Lạng Sơn Gà 144 4 2,78 0,76 6.96 Vịt 144 10 6,94 3,38 12,40 M. Trường 144 5 3,47 1,14 7,92 Tổng Lạng Sơn 432 19 4,40 2,67 6,78 2 Quảng Ninh Gà 144 2 1,39 0,17 4,93 Vịt 144 8 5,56 2,43 10,65 M. Trường 144 3 2,08 0,43 5,97 Tổng Quảng Ninh 432 13 3,01 1.61 5.09 Tổng 2 tỉnh Gà 288 6 2,08 0,77 4,48 Vịt 288 18 6,25 3,75 9,70 M. Trường 288 8 2,78 1,21 5,40 Tổng 864 32 3,70 2,55 5,19

Qua bảng 4.6 và hình 4.6 cho thấy: Tương tự như subtype H5, subtype N6 được phát hiện trong các mẫu bệnh phẩm trên địa bàn của 2 tỉnh Quảng

Ninh và Lạng Sơn.Trong tổng số 864 mẫu xét nghiệm đã phát hiện 32 mẫu dương tính với virus cúm subtype N6 chiếm tỷ lệ 3,70% (95% CI: 2,55-5,19).

Hình 4.6. Biểu đồ Tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype N6 trong các mẫu bệnh phẩm Số mẫu dương tính với virus cúm H5N6 được phát hiện trên tất cả các đối tượng lấy mẫu nhưng với tỷ lệ khác nhau, cụ thể: tỷ lệ nhiễm cao nhất ở đối tượng vịt với 18/288 mẫu bệnh phẩm chiếm tỷ lệ 6,25% (95% CI: 3,75-9,70), tiếp đó là trên các mẫu mơi trường với 8/288 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 2.78% (95% CI:1,21-5,40) và thấp nhất trên đối tượng gà với 6/288 mẫu bệnh phẩm dương tính chiếm tỷ tệ 2,08% (95% CI: 0,77-4,48).

Kết quả này của cao hơn so với kết quả của Phạm Thành Long (2016) 3,5% (95% CI: 2,85-4,15) đối với tỷ lệ chung của tổng các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và đối với các đối tượng lấy mẫu là gà, vịt với tỷ lệ lần lượt là 1,32% (95% CI: 0,72- 2,20); 5,32% (95% CI: 4,01-6,90). Riêng mẫu mơi trường có tỷ lệ thấp hơn so với kết quả của Phạm Thành Long (2016) - 4,00% (95% CI: 2,80-5,20).

Tỷ lệ mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm subtype N6 tại các tỉnh là khác nhau, cụ thể: 2,78 6,94 3,47 1,39 5,56 2,08 0 2 4 6 8 10 12 14 Gà Vịt Môi trường Lạng Sơn Quảng Ninh

Tại Lạng Sơn, trong tổng số 432 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm có 19 mẫu dương tính với subtype N6 chiếm tỷ lệ 4,40% (95% CI: 2,67-6,78) trong đó cao nhất trên đối tượng vịt với 10 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 6,94%, trên mẫu mơi trường tỷ lệ này là 3,47%, đối tượng gà là 2,78%

Tại Quảng Ninh, tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype H5 thấp hơn với 13/432 mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính chiếm tỷ lệ 3,01% (95% CI: 1,61-5,09). Tỷ lệ mẫu dương tính với subtype N6 cao nhất cũng trên các mẫu bệnh phẩm của vịt với 8 mẫu dương tính (5,56%), tiếp đó đến các mẫu bệnh phẩm mơi trường với 3 mẫu dương tính (2,08%) và thấp nhất trên các mẫu bệnh phẩm của gà với 2 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 1,39%.

Nguyên nhân tỷ lệ các mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm subtype N6 tại 2 tỉnh cao nhất ở các mẫu bệnh phẩm của vịt, tiếp đó đến các mẫu bệnh phẩm môi trường và thấp nhất ở các mẫu bệnh phẩm của gà có thể lý giải cũng tương tự như đối với tỷ lệ dương tính của virus cúm subtype H5 có liên quan đến các yếu tố như đặc điểm chăn nuôi giữa 2 đối tượng gà và vịt cũng như công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chợ, phương tiện vận chuyển, nuôi nhốt gia cầm sau mỗi ngày chợ không đảm bảo.

Qua các kết quả xét nghiệm cho thấy: tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N6 tại các tỉnh này cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Thành Long (2016) có thể do một số nguyên nhân như:

Các địa phương này trong những năm qua đã xảy ra các ổ dịch cúm gia cầm H5N6, cơng tác tiêm phịng vaccine phịng bệnh chưa cao nên có khả năng virus vẫn còn lưu hành trên đàn gia cầm đặc biệt là thủy cầm tại đây.

Hoạt động buôn bán gia cầm đặc biệt là gia cầm nhập lậu qua biên giới được buôn bán tại chợ, các điểm tập kết, thu gom gia cầm đã tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập và lây lan cho đàn gia cầm tại địa phương.

Kết quả xét nghiệm trên 3 đối tượng lấy mẫu là gà, vịt và mơi trường cho thấy: tỷ lệ dương tính với virus cúm A/H5N6 cao nhất được phát hiện trên các mẫu bệnh phẩm của vịt (6,25% (95% CI: 3,75-9,70)), tiếp đó đến các mẫu bệnh phẩm môi trường chiếm tỷ lệ 2,78% (95% CI: 1,21-5,40) và thấp nhất ở các mẫu bệnh phẩm của gà với tỷ lệ 2,08% (95% CI: 0,77-4,48). Do đó trong các chương trình giám sát tiếp theo có thể tập trung ưu tiên lựa chọn 2 đối tượng lấy mẫu là vịt và mẫu môi trường để tiến hành giám sát lưu hành virus.

Thơng qua kết xét nghiệmcho thấy ngồi sự lưu hành virus cúm A/H5N6 (3,70%) thì sự lưu hành các subytype khác của virus cúm cũng rất cao cụ thể đối với virus cúm A là 39,0% và subtype H5 là 5,9%. Do đó cần phải có các nghiên cứu thêm để phát hiện thêm các subtype H và subtype N khác của virus cúm gia cầm tại các tỉnh này qua đó có cái nhìn tổng thể về lưu hành các chủng virus tại các tỉnh nghiên cứu.

4.2.5. Lưu hành virus cúm A/H5N6 qua các vòng lấy mẫu

Với mục đích phát hiện sự lưu hành của virus cúm gia cầm A/H5N6 qua các giai đoạn lấy mẫu qua đó dự đốn thời điểm dễ bùng phát dịch bệnh nhất tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, các mẫu bệnh phẩm đã được thu thập qua các vòng lấy mẫuvà chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2016; giai đoạn 2 từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2017. Kết quả thể hiện tại bảng 4.7 và hình 4.7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành và xác định một số đặc tính sinh học phân tử của virus cúm gia cầm type a h5n6 tại một số chợ buôn bán gia cầm sống trên địa bàn các tỉnh lạng sơn và quảng ninh giai đoạn 2016 2017 (Trang 60 - 63)