Kết quả và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành và xác định một số đặc tính sinh học phân tử của virus cúm gia cầm type a h5n6 tại một số chợ buôn bán gia cầm sống trên địa bàn các tỉnh lạng sơn và quảng ninh giai đoạn 2016 2017 (Trang 49)

4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NI GIA CẦM VÀ DỊCH BỆNH CÚM GIA CẦM TẠI 2 TỈNH LẠNG SƠN VÀ QUẢNG NINH TỪ 2013– 2016 CẦM TẠI 2 TỈNH LẠNG SƠN VÀ QUẢNG NINH TỪ 2013– 2016

4.1.1. Tình hình chăn ni gia cầm tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm được Nhà nước ta Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm được Nhà nước ta quan tâm và phát triển về số lượng và chất lượng. Chăn ni gia cầm nói chung và chăn ni gà nói riêng được coi là điểm mạnh của Việt Nam. Chăn ni gia cầm chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình cung cấp protein động vật cho con người. Gia cầm chiếm 20-25% tổng sản lượng thịt.Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2016 cả nước có khoảng 341,9 triệu con gia cầm các loại trong đó tập trung tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long, cung cấp phần lớn sản lượng thịt và trứng phục vụ cho nhâu cầu tiêu thụ trong nước. Đàn gia cầm liên tục tăng và phương thức chăn ni cũng có một bước dịch chuyển lớn từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ tự cung, tự cấp sang chăn nuôi theo hướng trang trại cơng nghiệp, hàng hóa, tập trung. Nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật đã được áp dụng vào chăn nuôi gia cầm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của trứng, thịt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu. Cũng khơng nằm ngồi xu thế đó, tại các tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh chăn nuôi gia cầm cũng đang nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp và sự đầu tư của các tập đoàn kinh tế.

Bảng 4.1. Tổng đàn gia cầm tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh giai đoạn 2013-2016

Năm Tỉnh Gà

(con) (con) Vịt khác (con) Gia cầm Cộng (con)

2013 Lạng Sơn 3.280.213 601.840 74.789 3.956.842 Quảng Ninh 2.117.192 431.761 215.719 2.764.672 2014 Lạng Sơn 3.379.327 544.388 91.381 4.015.096 Quảng Ninh 2.062.850 484.886 200.442 2.748.178 2015 Lạng Sơn 3.690.434 654.013 89.358 4.433.805 Quảng Ninh 2.291.600 518.500 232.300 3.042.400 2016 Lạng Sơn 3.241.293 433.064 78.337 3.752.694 Quảng Ninh 2.103.500 424.700 210.200 2.738.400 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016

Hình 4.1. Tổng đàn gia cầm tại các tỉnh giai đoạn 2013 – 2016

Tình hình chăn ni gia cầm tại 2 tỉnh này từ 2013 – đến 2016 được thể hiện qua bảng 4.1 và hinh 4.1. Qua hình 4.1 cho thấy:

Trong giai đoạn 2013 đến 2016, tổng đàn gia cầm tại các tỉnh có biến động qua các năm song mức độ dao động không lớn, nhìn chung đàn gia cầm nuôi tại Quảng Ninh và Lạng Sơn là tương đơi ổn định, đó là kết quả của sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành và các nhà khoa học, các doanh nghiệp và sự đầu tư của người chăn. Tuy nhiên, ngồi một số trang trại cơng nghiệp được đầu tư kỹ thuật tốt thì phương thức chăn nuôi tại các địa phương nay đa số vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng thức ăn, phụ phẩm nơng nghiệp dư thừa. Tình hình chăn ni, phương thức chăn nuôi tại 2 tỉnh cụ thể như sau:

Tại tỉnh Lạng Sơn: tổng đàn gia cầm trong các năm dao động trong khoảng 3,6 – 4,4 triệu con, trong đó đàn gà chiếm tỷ lệ 82,4 – 86,4%, tiếp đó là đàn vịt với tỷ lệ 11,5 – 15,5%, các loại gia cầm khác chiếm tỷ lệ 1,7 – 2,3%. Trên địa bản tỉnh mới có 12 trang trại chăn ni gia cầm với quy mơ trên 1000 con cịn lại là hình thức ni gia trại, chăn ni nơng hộ, nhỏ lẻ; chưa có trang trại nào được cơng nhận an tồn dịch bệnh (Cơ quan Thú y vùng II, 2016).

Tại tỉnh Quảng Ninh: tổng đàn gia cầm trong các năm dao động trong 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 Lạng Sơn Quảng Ninh Lạng Sơn Quảng Ninh Lạng Sơn Quảng Ninh Lạng Sơn Quảng Ninh 2013 2014 2015 2016 Gà Vịt Gia cầm khác

khoảng 2,1 - 3,3 triệu con, trong đó đàn gà chiếm tỷ lệ 75,1 - 79,7%, tiếp đó là đàn vịt chiếm tỷ lệ 14,8 - 17,6%, các loại gia cầm khác chiếm tỷ lệ 5,3 - 7,6%. Tồn tỉnh có 75 trang trại chăn ni gia cầm tập trung và cũng mới chỉ có 4 trang trại được cơng nhận an toàn dịch bệnh đối với 2 bệnh cúm gia cầm và Newcastle, cịn lại là chăn ni theo hình thức gia trại, nông hộ nhỏ lẻ (Cơ quan Thú y vùng II, 2016).

2 tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn, do địa hình đồi núi phức tạp, đi lại khó khăn, chủ yếu phát triển công nghiệp, du lịch, khai khoáng, thương mại vùng biên, lâm nghiệp... nên chăn ni gia cầm ít được đầu tư hơn.

Do phương thức chăn nuôi gia cầm tại 2 tỉnh này chủ yếu là chăn ni nhỏ lẻ nên kéo theo đó là phương thức bn bán, giết mổ cũng chủ yếu là giết mổ nhỏ lẻ, ít có sự kiểm sốt của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thú y. Việc giết mổ gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm nhập lậu vẫn diễn ra, cơ sở giết mổ không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y do đó nguy cơ mất an tồn vệ sinh thực phẩm, nguy cơ chợ gia cầm, cơ sở giết mổ gia cầm là nơi phát sinh lây lan dịch bệnh trong đó có bệnh cúm gia cầm rất cao (Cơ quan Thú y vùng II, 2016). Số liệu tại 2 tỉnh cụ thể như sau:

Tại Lạng Sơn có 54 chợ có hoạt động bn bán giết mổ gia cầm, 61 cơ sở giết mổ gia cầm nhỏ lẻ. Tất cả các chợ và 58/61 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ (95,09%) có sự kiểm tra, giám sát của cán bộ thú y địa phương.

Tại Quảng Ninh có 138 chợ có hoạt động bn bán, giết mổ gia cầm, 127 cơ sở giết mổ gia cầm nhỏ lẻ trong đó có 108/138 chợ (78,26%) có sự giám sát của cán bộ thú y còn lại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ thì cũng khơng được kiểm sốt.

Mặc dù có sự kiểm sốt tại các chợ, các điểm giết mổ gia cầm của cơ quan Thú y tại các địa phương nhưng trên thực tế cơng tác kiểm sốt này chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát giết mổ chủ yếu là thăm khám kiểm tra lâm sàng là chính cho nên vẫn có khả năng bỏ sót, khơng phát hiện được gia cầm mắc bệnh nhất là bệnh cúm gia cầm.

Mặt khác, 2 tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn có đường biên giới kéo dài với nước láng giềng Trung Quốc, hoạt động buôn bán gia cầm nhập lậu qua Biên giới diễn ra rất phức tạp, khơng được kiểm dịch, kiểm sốt. Gia cầm từ biên giới qua địa bàn 2 tỉnh này và tỏa vể các tỉnh khác và được bày bán cùng với gia cầm tại

địa phương, do đó nguy cơ virus cúm từ gia cầm nhập lậu lây lan cho đàn gia cầm của các địa phương này là rất cao.

4.1.2. Tình hình dịch cúm gia cầm tại 2 tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn: Dịch cúm gia cầm xuất hiện tại nước ta vào cuối tháng 12/2003, cho đến Dịch cúm gia cầm xuất hiện tại nước ta vào cuối tháng 12/2003, cho đến năm 2015, cả nước đã xảy ra 5.611 ổ dịch cúm gia cầm tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với khoảng 60 triệu con gia cầm các loại mắc bệnh phải tiêu hủy bắt buộc. Mặt khác virus cúm đã lây sang người làm 127 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 64 ca tử vong (Phạm Thành Long, 2016).

Bảng 4.2. Tình hình dịch cúm gia cầm tại 2 tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn giai đoạn 2013 – 3 tháng đầu năm 2017

Năm Tỉnh Số ổ

dịch

Số gia cầm ốm chết, phải tiêu hủy

Subtype Gà (con) Tỷ lệ (%) cầm (con) Thủy Tỷ lệ (%) Tổng (con) 2013 Lạng Sơn 2 133 100 0 133 H5N1 Quảng Ninh 12 11.156 65,40 5.902 34,60 17.058 H5N1 Cộng 14 11.289 65.66 5.902 34,34 17.191 2014 Lạng Sơn 4 891 79,48 230 20,52 1.121 H5N6 Quảng Ninh 1 851 100 0 851 H5N6 Cộng 5 1.742 88,34 230 11,66 1.972 2015 Quảng Ninh 2 991 49,43 1.014 50,57 2.005 H5N6 Lạng Sơn 2 398 95.9 17 4,1 415 H5N6 Cộng 4 6.691 86,84 1.014 13,16 7.705 2016 Lạng Sơn 1 411 100 0 411 H5N6 Quảng Ninh 4 7.500 80,6 1.800 19,4 9.300 H5N6 Cộng 5 7.720 81,1 1.800 18,9 9.520 3 tháng 2017 Quảng Ninh 2 1.200 30,0 2.800 70,0 4.000 H5N6 Tổng Lạng Sơn 9 1.833 88,13 247 11,87 2.080 Quảng Ninh 21 21.698 65,33 11.516 34,67 33.214 Cộng 30 23.531 66,67 11.763 33,33 35.294

Hình 4.2. Bản đồ dịch cúm tại Quảng Ninh 2013 - 2017

Hình 4.3. Bản đồ dịch cúm tại Lạng Sơn 2013 - 2017

Tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh cũng đã liên tiếp xảy ra các ổ dịch cúm gia cầm gây thiệt hại lớn cho người chăn ni, đặc biệt đã có 1 bệnh nhân

tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh tử vong do bệnh cúm gia cầm. Tình hình dịch cúm gia cầm tại 2 tỉnh giai đoạn 2013 – 3 tháng đầu năm 2017 được trình bày ở bảng 4.2 và các bản đổ sau tại hình 4.2 và 4.3.

Qua bảng 4.2 và các bản đồ cho thấy: Trong những năm qua, tại Quảng Ninh và Lạng Sơn vẫn xảy ra các ổ dịch cúm gia cầm bao gồm cả H5N1 và H5N6 gây thiệt hại không nhỏ, cụ thể:

Trong giai đoạn 2013 – 3 tháng đầu năm 2017 đã xảy ra 30 ổ dịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh với tổng số gia cầm chết và phải tiêu hủy bắt buộc là 35.294 con trong đó có 23.531 con gà (chiếm 66.67%) và 11.763 con thủy cầm (chiếm 33.33%). Các ổ dịch cúm gia cầm xảy ra nhiều nhất trong 2013 sau đó giảm dần và xảy ra lẻ tẻ ở các năm tiếp theo.

Riêng cúm gia cầm H5N6, trong giai đoạn 2014 – 3 tháng đầu năm 2017 xảy ra 16 ổ dịch (05 ổ dịch năm 2014, 04 ổ dịch năm 2015 và 05 ổ dịch năm 2016 và 02 ổ dịch trong đầu năm 2017 tại Quảng Ninh).

Trong 3 năm trở lại đây, tại các tỉnh đang có xu thế các ổ dịch cúm gia cầm H5N6 dần thay thế cho các ổ dịch cúm gia cầm H5N1. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Cục Thú y về xu thế các ổ dịch cúm tại nước ta theo đó tại các tỉnh miền Bắc các ổ dịch xuất hiện chủ yếu do chủng virus A/H5N6, tại các tỉnh miền Trung thì xuất hiện cả 2 chủng virus cúm A/H5N1 và A/H5N6 cịn tại các phía Nam các ổ dịch chủ yếu do virus cúm A/H5N1 (Cục Thú y, 2016).

Trong 2 tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn thì Quảng Ninh xảy ra nhiều ổ dịch hơn (21 ổ), tại Lạng Sơn có 09 ổ dịch. Số lượng gia cầm ốm chết và phải tiêu hủy bắt buộc tại Quảng Ninh là 33.214 con h cịn ở Lạng Sơn chỉ có 2.080 con phải tiêu hủy.

Nguyên nhân có thể do mật độ chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Quảng Ninh cao, gia cầm đặc biệt là thủy cầm thường được thả trên cùng tuyến kênh mương nên khi có ổ dịch cúm gia cầm xảy ra thì rất dễ lây lan do đó lượng gia cầm phải tiêu hủy là lớn hơn. Cịn tại Lạng Sơn do hình thức chăn ni phân tán, nhỏ lẻ nên các ổ dịch cúm gia cầm xảy ra ít hơn, thiệt hại cũng ít hơn.

4.2. KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIRUS CÚM A/H5N6 TẠI 8 CHỢ CỦA CÁC TỈNH NGHIÊN CỨU TỈNH NGHIÊN CỨU

4.2.1. Kết quả lấy mẫu tại các tỉnh

nuôi nông hộ chiếm tỷ lệ lớn. An an tồn sinh học trong q trình chăn ni thấp, và người dân thường kết hợp ni nhiều lồi cùng nhau. Cùng với đó lả thói quen thích mua thịt gia cầm tươi sống về chế biến. Đi kèm với nó là hàng loạt các chợ bn bán, điểm giết mổ gia cầm sống trải dài khắp cả nước. Chợ buôn bán gia cầm sống thường sát khu dân cư, làng mạc. Tại đó, người dân mua gia cầm giống cũng như gia cầm sống và giết mổ tại chỗ. Gia cầm đến từ nhiều nguồn khác nhau và có nhiều lồi gia cầm khác nhau được bán tại chợ. Nơi bán và giết mổ cùng một chỗ, không được vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên, người buôn bán, người mua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm do đó nguy cơ virus cúm gia cầm nói chung và virus cúm A/H5N6 nói riêng từ gia cầm xâm nhập và lây nhiễm cho người là rất cao. Để phát hiện lưu hành virus tại các chợ buôn bán gia cầm sống nhằm cảnh bảo sớm dịch cúm gia cầm và điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch cho phù hợp, tiến hành lựa chọn 8 chợ có lượng gia cầm được bn bán, giết mổ tương đối lớn tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh. Mẫu được lấy làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ tháng 8 đến tháng 10/2016 và giai đoạn 2 từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2017 mỗi giai đoạn có 03 vịng lấy mẫu và mỗi vịng cách nhau 4 tuần. Số mẫu được thu thập tại 2 tỉnh thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả lấy mẫu tại 2 tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn

TT Tỉnh Tên chợ Số mẫu (mẫu gộp)

Gà Vịt Môi trường Tổng 1 Lạng Sơn Đồng Đăng 36 36 36 108 Thất Khê 36 36 36 108 Hội Hoan 36 36 36 108 Na Dương 36 36 36 108 2 Quảng Ninh Minh Thành 36 36 36 108 Rừng 36 36 36 108 Địa Chất 36 36 36 108 Cái Răm 36 36 36 108 Tổng 08 288 288 288 864

Qua 2 giai đoạn lấy mẫu, đã thu thập được 864 mẫu bệnh phẩm (mẫu gộp) tại 8 chợ của 2 tỉnh, Lạng Sơn và Quảng Ninh với 3 loại đối tượng là mẫu dịch ngốy hầu họng của gà, của vịt và mẫu mơi trường. Trong đó, mỗi chợ thu thập được 108 mẫu. Tất cả các mẫu sau khi lấy được bảo quản đúng

theo quy trình lưu giữ và được đưa về phịng thí nghiệm của Cơ quan Thú y vùng II để tiến hành xét nghiệm.

4.2.2. Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A trong các mẫu bệnh phẩm

Mẫu sau khi thu thập tại 8 chợ buôn bán gia cầm trên địa bàn 2 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh được gửi về Trạm Chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật, Cơ quan Thú y vùng II. Quá trình xử lý và xét nghiệm mẫu được thực hiện theo quy trình chẩn đốn cúm gia cầm, trước tiên tiến hành xét nghiệm cúm type A (gene M) bằng kỹ thuật Realtime RT – PCR. Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 4.4 và hình 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A trong các mẫu bệnh phẩm

STT Tỉnh Đối tượng XN Số mẫu XN Kết quả XN Số mẫu + Tỷ lệ (%) 95%CI 2 Lạng Sơn Gà 144 46 31,94 24,43 40,22 Vịt 144 51 35,42 27,63 43,81 M. Trường 144 32 22,22 15,72 29,90 Tổng Lạng Sơn 432 129 29.86 25,58 34,42 3 Quảng Ninh Gà 144 69 47,92 39,53 56,39 Vịt 144 73 50,69 42,24 59,12 M. Trường 144 66 45,83 37,51 54,33 Tổng Quảng Ninh 432 208 48,15 43,35 52,97 Tổng 2 tỉnh Gà 288 115 39,93 34,25 45,84 Vịt 288 124 43,06 , 48,99 M. Trường 288 98 34,03 39,82 Tổng 864 337 39,0 35,74 42,35

Trong tổng số 864 mẫu bệnh phẩm có 337 mẫu dương tính với virus cúm A chiếm tỷ lệ 39,0% (95% CI: 35,74-42,35). Kết quả này cao hơn so với kết quả của Phạm Thành Long (2016) theo đó tỷ lệ dương tính với virus cúm type A là 29,7% (95% CI: 28,09-31,32).

Số mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm type A được phát hiện trên tất cả các loại đối tượng lấy mẫu với tỷ lệ khác nhau. Tuy nhiên sự sai khác này không lớn lắm. Trong đó số mẫu dương tính trên đối tượng gà với

115/288 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 39,93% (95% CI: 34,25-45,84). Trên đối tượng vịt với 124/288 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 43,06% (95% CI: 37,26- 48,99) và đối với mẫu bệnh phẩm môi trường là 98/288 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 34,03% (95% CI: 28,57-39,82).

Kết quả này phù hợp với kết quả của Phạm Thành Long (2016). Theo đó tỷ lệ dương tính với virus cúm A ở các mẫu bệnh phẩm của vịt là 31,43% (95% CI: 28,55-34,41), ở gà 29,73% (95% CI: 26,99-32,58) và ở mẫu mơi trường là 28% (95% CI: 25,25-30,75).

Hình 4.4. Biểu đổ tỷ lệ nhiễm virus cúm type A trong các mẫu bệnh phẩm Phát hiện có lưu hành virus cúm A tại cả 2 tỉnh giám sát. Tuy nhiện tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành và xác định một số đặc tính sinh học phân tử của virus cúm gia cầm type a h5n6 tại một số chợ buôn bán gia cầm sống trên địa bàn các tỉnh lạng sơn và quảng ninh giai đoạn 2016 2017 (Trang 49)