Tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh cũng đã liên tiếp xảy ra các ổ dịch cúm gia cầm gây thiệt hại lớn cho người chăn ni, đặc biệt đã có 1 bệnh nhân
tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh tử vong do bệnh cúm gia cầm. Tình hình dịch cúm gia cầm tại 2 tỉnh giai đoạn 2013 – 3 tháng đầu năm 2017 được trình bày ở bảng 4.2 và các bản đổ sau tại hình 4.2 và 4.3.
Qua bảng 4.2 và các bản đồ cho thấy: Trong những năm qua, tại Quảng Ninh và Lạng Sơn vẫn xảy ra các ổ dịch cúm gia cầm bao gồm cả H5N1 và H5N6 gây thiệt hại không nhỏ, cụ thể:
Trong giai đoạn 2013 – 3 tháng đầu năm 2017 đã xảy ra 30 ổ dịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh với tổng số gia cầm chết và phải tiêu hủy bắt buộc là 35.294 con trong đó có 23.531 con gà (chiếm 66.67%) và 11.763 con thủy cầm (chiếm 33.33%). Các ổ dịch cúm gia cầm xảy ra nhiều nhất trong 2013 sau đó giảm dần và xảy ra lẻ tẻ ở các năm tiếp theo.
Riêng cúm gia cầm H5N6, trong giai đoạn 2014 – 3 tháng đầu năm 2017 xảy ra 16 ổ dịch (05 ổ dịch năm 2014, 04 ổ dịch năm 2015 và 05 ổ dịch năm 2016 và 02 ổ dịch trong đầu năm 2017 tại Quảng Ninh).
Trong 3 năm trở lại đây, tại các tỉnh đang có xu thế các ổ dịch cúm gia cầm H5N6 dần thay thế cho các ổ dịch cúm gia cầm H5N1. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Cục Thú y về xu thế các ổ dịch cúm tại nước ta theo đó tại các tỉnh miền Bắc các ổ dịch xuất hiện chủ yếu do chủng virus A/H5N6, tại các tỉnh miền Trung thì xuất hiện cả 2 chủng virus cúm A/H5N1 và A/H5N6 cịn tại các phía Nam các ổ dịch chủ yếu do virus cúm A/H5N1 (Cục Thú y, 2016).
Trong 2 tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn thì Quảng Ninh xảy ra nhiều ổ dịch hơn (21 ổ), tại Lạng Sơn có 09 ổ dịch. Số lượng gia cầm ốm chết và phải tiêu hủy bắt buộc tại Quảng Ninh là 33.214 con h còn ở Lạng Sơn chỉ có 2.080 con phải tiêu hủy.
Nguyên nhân có thể do mật độ chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Quảng Ninh cao, gia cầm đặc biệt là thủy cầm thường được thả trên cùng tuyến kênh mương nên khi có ổ dịch cúm gia cầm xảy ra thì rất dễ lây lan do đó lượng gia cầm phải tiêu hủy là lớn hơn. Cịn tại Lạng Sơn do hình thức chăn ni phân tán, nhỏ lẻ nên các ổ dịch cúm gia cầm xảy ra ít hơn, thiệt hại cũng ít hơn.
4.2. KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIRUS CÚM A/H5N6 TẠI 8 CHỢ CỦA CÁC TỈNH NGHIÊN CỨU TỈNH NGHIÊN CỨU
4.2.1. Kết quả lấy mẫu tại các tỉnh
nuôi nông hộ chiếm tỷ lệ lớn. An an tồn sinh học trong q trình chăn ni thấp, và người dân thường kết hợp ni nhiều lồi cùng nhau. Cùng với đó lả thói quen thích mua thịt gia cầm tươi sống về chế biến. Đi kèm với nó là hàng loạt các chợ buôn bán, điểm giết mổ gia cầm sống trải dài khắp cả nước. Chợ buôn bán gia cầm sống thường sát khu dân cư, làng mạc. Tại đó, người dân mua gia cầm giống cũng như gia cầm sống và giết mổ tại chỗ. Gia cầm đến từ nhiều nguồn khác nhau và có nhiều lồi gia cầm khác nhau được bán tại chợ. Nơi bán và giết mổ cùng một chỗ, không được vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên, người buôn bán, người mua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm do đó nguy cơ virus cúm gia cầm nói chung và virus cúm A/H5N6 nói riêng từ gia cầm xâm nhập và lây nhiễm cho người là rất cao. Để phát hiện lưu hành virus tại các chợ buôn bán gia cầm sống nhằm cảnh bảo sớm dịch cúm gia cầm và điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch cho phù hợp, tiến hành lựa chọn 8 chợ có lượng gia cầm được buôn bán, giết mổ tương đối lớn tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh. Mẫu được lấy làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ tháng 8 đến tháng 10/2016 và giai đoạn 2 từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2017 mỗi giai đoạn có 03 vịng lấy mẫu và mỗi vịng cách nhau 4 tuần. Số mẫu được thu thập tại 2 tỉnh thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả lấy mẫu tại 2 tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn
TT Tỉnh Tên chợ Số mẫu (mẫu gộp)
Gà Vịt Môi trường Tổng 1 Lạng Sơn Đồng Đăng 36 36 36 108 Thất Khê 36 36 36 108 Hội Hoan 36 36 36 108 Na Dương 36 36 36 108 2 Quảng Ninh Minh Thành 36 36 36 108 Rừng 36 36 36 108 Địa Chất 36 36 36 108 Cái Răm 36 36 36 108 Tổng 08 288 288 288 864
Qua 2 giai đoạn lấy mẫu, đã thu thập được 864 mẫu bệnh phẩm (mẫu gộp) tại 8 chợ của 2 tỉnh, Lạng Sơn và Quảng Ninh với 3 loại đối tượng là mẫu dịch ngốy hầu họng của gà, của vịt và mẫu mơi trường. Trong đó, mỗi chợ thu thập được 108 mẫu. Tất cả các mẫu sau khi lấy được bảo quản đúng
theo quy trình lưu giữ và được đưa về phịng thí nghiệm của Cơ quan Thú y vùng II để tiến hành xét nghiệm.
4.2.2. Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A trong các mẫu bệnh phẩm
Mẫu sau khi thu thập tại 8 chợ buôn bán gia cầm trên địa bàn 2 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh được gửi về Trạm Chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật, Cơ quan Thú y vùng II. Quá trình xử lý và xét nghiệm mẫu được thực hiện theo quy trình chẩn đốn cúm gia cầm, trước tiên tiến hành xét nghiệm cúm type A (gene M) bằng kỹ thuật Realtime RT – PCR. Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 4.4 và hình 4.4.
Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A trong các mẫu bệnh phẩm
STT Tỉnh Đối tượng XN Số mẫu XN Kết quả XN Số mẫu + Tỷ lệ (%) 95%CI 2 Lạng Sơn Gà 144 46 31,94 24,43 40,22 Vịt 144 51 35,42 27,63 43,81 M. Trường 144 32 22,22 15,72 29,90 Tổng Lạng Sơn 432 129 29.86 25,58 34,42 3 Quảng Ninh Gà 144 69 47,92 39,53 56,39 Vịt 144 73 50,69 42,24 59,12 M. Trường 144 66 45,83 37,51 54,33 Tổng Quảng Ninh 432 208 48,15 43,35 52,97 Tổng 2 tỉnh Gà 288 115 39,93 34,25 45,84 Vịt 288 124 43,06 , 48,99 M. Trường 288 98 34,03 39,82 Tổng 864 337 39,0 35,74 42,35
Trong tổng số 864 mẫu bệnh phẩm có 337 mẫu dương tính với virus cúm A chiếm tỷ lệ 39,0% (95% CI: 35,74-42,35). Kết quả này cao hơn so với kết quả của Phạm Thành Long (2016) theo đó tỷ lệ dương tính với virus cúm type A là 29,7% (95% CI: 28,09-31,32).
Số mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm type A được phát hiện trên tất cả các loại đối tượng lấy mẫu với tỷ lệ khác nhau. Tuy nhiên sự sai khác này khơng lớn lắm. Trong đó số mẫu dương tính trên đối tượng gà với
115/288 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 39,93% (95% CI: 34,25-45,84). Trên đối tượng vịt với 124/288 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 43,06% (95% CI: 37,26- 48,99) và đối với mẫu bệnh phẩm môi trường là 98/288 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 34,03% (95% CI: 28,57-39,82).
Kết quả này phù hợp với kết quả của Phạm Thành Long (2016). Theo đó tỷ lệ dương tính với virus cúm A ở các mẫu bệnh phẩm của vịt là 31,43% (95% CI: 28,55-34,41), ở gà 29,73% (95% CI: 26,99-32,58) và ở mẫu môi trường là 28% (95% CI: 25,25-30,75).
Hình 4.4. Biểu đổ tỷ lệ nhiễm virus cúm type A trong các mẫu bệnh phẩm Phát hiện có lưu hành virus cúm A tại cả 2 tỉnh giám sát. Tuy nhiện tỷ