Lưu hành virus cúm A/H5N6 qua các tháng lấy mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành và xác định một số đặc tính sinh học phân tử của virus cúm gia cầm type a h5n6 tại một số chợ buôn bán gia cầm sống trên địa bàn các tỉnh lạng sơn và quảng ninh giai đoạn 2016 2017 (Trang 63 - 66)

Tháng Số mẫu XN Số mẫu + cúm A Tỷ lệ (%) Số mẫu + H5 Tỷ lệ (%) Số mẫu + N6 Tỷ lệ (%) 8 144 43 29,86 0 0 0 0 9 144 49 34,03 9 6,25 3 2,08 10 144 45 31,25 8 5,56 2 1,39 1 144 67 46,63 12 8,33 9 6,25 2 144 62 43,06 13 9,03 11 7,64 3 144 71 49,31 9 6,25 7 4,86 Tổng 864 337 39,0 51 5,90 32 3,70

Từ kết quả bảng trên ta thấy, trong tất cả các vòng lấy mẫu đều phát hiện có sự lưu hành virus cúm A. Tổng số mẫu dương tính với virus cúm A là 337 mẫu chiếm tỷ lệ 39,0% (95% CI: 35,74-42,35) trong đó cao nhất tại vịng 6 (tháng 3/2017) với 71/144 mẫu dương tính (49,31%), tiếp đó đến vịng 4 (tháng 1/2017) với 67/144 mẫu dương tính (46,63%), vịng 5 (tháng 2/2017) với 62/144 mẫu dương tính (43,05%) và thấp nhất tại vòng 1 (tháng 8/2016) với 43/144 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 29,86%.

Đã phát hiện 5/6 vịng lấy mẫu có lưu hành virus cúm subtype H5 (vòng 1 ở tháng 8/2016 khơng phát hiện có virus cúm subtype H5). Tổng số mẫu dương

tính với subtype H5 là 51 mẫu chiếm tỷ lệ 5,90% (95% CI: 4,43-7,69) trong đó cao nhất tại các vòng lấy mẫu ở giai đoạn 3 tháng đầu năm 2017 với 34/432 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 7.87%. Ở giai đoạn này, số mẫu dương tính với subtype H5 cao nhất vào vòng lấy mẫu 5 (tháng 02/2017 với 13/144 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 9,03%). Ở giai đoạn tháng 8 đến tháng 10 năm 2016 có 17/432 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 3,94% trong đó cao nhất là ở vòng lấy mẫu 2 (tháng 9/2016 với 9/432 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 2,08%).

Đã phát hiện 5/6 vịng lấy mẫu có lưu hành virus cúm subtype N6 (vòng 1 ở tháng 8/2016 khơng phát hiện có virus cúm subtype N6). Tổng số mẫu dương tính với subtype N6 là 32 mẫu chiếm tỷ lệ 3,7% (95% CI: 2,55-5,19) và cũng như với subtype H5, số mẫu dương tính với subtype N6 phát hiện cao nhất ở các vòng lấy mẫu thuộc giai đoạn 3 tháng đầu năm 2017 với 27/432 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 6,25%, trong đó cao nhất vẫn ở tháng 2/2017 với 11/144 mẫu dương tính (7,64%). Ở giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2016, tỷ lệ này là 5/432 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 1,16 %. Tỷ lệ mẫu dương tính với subtype N6 ở tháng 9và tháng 10 lần lượt là 2,08% và 1,39%. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh hàng năm tại các địa phương này cũng như nghiên cứu của Bùi Quang Anh (2005). Theo đó dịch cúm gia cầm độc lực cao thường xảy ra vào các tháng cuối năm và các tháng đầu năm.

Hình 4.7. Biểu đồ Lưu hành virus cúm A/H5N6 qua các tháng lấy mẫu 29,86 29,86 34,03 31,25 46,63 43,06 49,31 0 6,25 5,56 8,33 9,03 6,25 0 2,08 1,39 6,25 7,64 4,86 0 10 20 30 40 50 60 T8- 2016 T9-2016 T10-2016 T1-2017 T2-2017 T3-2017 Tỷ lệ nhiễm cúm type A Tỷ lệ nhiễm cúm subtype H5 Tỷ lệ mắc nhiễm subtype N6 Tỷ lệ (%)

Kết quả này cũng phù hợp với kết luận của Nguyễn Huy Đăng (2014). Đây có thể coi là thời điểm nhạy cảm lưu hành virus cúm type A liên quan đến các yếu tố chính:Đây là thời điểm trước và sau Tết Nguyên Đán cổ truyền, là thời đểm có sự lưu thơng gia cầm mạnh nhất trong năm và tất nhiên bao gồm cả sự lưu thông và bn bán gia cầm có nguồn gốc ngoại tỉnh, gia cầm nhập lậu;giai đoạn này có thời tiết, khí hậu ẩm, mưa phùn... là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và lưu hành của virus cúm gia cầm.

Từ những kết quả phân tích trên, có thể nói ngun nhân chính dẫn đến sự lưu hành của virus cúm gia cầm A/H5N6 tại đây có thể là do tình trạng bn lậu gia cầm ở vùng biên giới từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp và khó kiểm sốt. Gia cầm từ các tỉnh biên giới được vận chuyển về các địa phương và được buôn bán cùng với gia cầm nội địa. Công tác kiểm dịch, kiểm soát nguồn gốc gia cầm chưa được chặt chẽ. Cùng với việc vệ sinh tiêu độc khử trùng chợ, khu vực buôn bán giết mổ gia cầm sau mỗi ngày chợ không được duy trì thường xuyên một phần làm cho virus cúm A/H5N6 lưu hành các địa phương này. Bên cạnh đó các tỉnh này trong những năm qua đã xảy ra các ổ dịch cúm gia cầm H5N6, cơng tác tiêm phịng vacxin cúm cho đàn gia cầm đạt tỷ lệ khơng cao do đó có thể có sự lưu hành của virus ngay trên đàn gia cầm đặc biệt là trên thủy cẩm tại 2 tỉnh này.

4.2.6. Sự lưu hành virus cúm A/H5N6 tại các chợ lấy mẫu

Để đánh giá mức độ lưu hành của virus cúm A/H5N6 theo không gian, tiếp tục tiến hành nghiên cứu sự lưu hành của virus tại các chợ thực hiện lấy mẫu trên địa bàn các tỉnh nghiên cứu. Có 8 chợ bn bán gia cầm sống được lựa chọn ở 2 tỉnh, trong đó Lạng Sơn (các chợ Đồng Đăng, Thất Khê, Hội Hoan và Na Dương) và Quảng Ninh (các chợ Minh Thành, Rừng, Địa Chất và Cái Răm). Kết quả được thể hiện qua bảng 4.8 và hình 4.8.

Qua tổng hợp kết quả xét nghiệm tại các chợ cho thấy: Tất cả các chợ lấy mẫu đều phát hiện lưu hành virus cúm type A chiếm tỷ lệ 100%; đối với virus cúm A/H5N6, trong 8 chợ tiến hành lấy mẫu giám sát có 07/08 chợ có mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A/H5N6 chiếm tỷ lệ 87.5% ngoại trừ Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Kết quả này của chúng tôi cao hơn so vớikết quả của Phạm Thành Long (2016). Theo đó, tỷ lệ nhiễm virus cúm A ở 95,59% số chợ lấy mẫu, đối với subtype H5 là 50% và với subtype N6 là 45,59%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành và xác định một số đặc tính sinh học phân tử của virus cúm gia cầm type a h5n6 tại một số chợ buôn bán gia cầm sống trên địa bàn các tỉnh lạng sơn và quảng ninh giai đoạn 2016 2017 (Trang 63 - 66)