Khi thế tố là một cụm từ chính phụ (cụm danh từ)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 45 - 49)

PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

2.1.3. Khi thế tố là một cụm từ chính phụ (cụm danh từ)

Trong nhóm thế tố ở các tác phẩm của Nam Cao, nhóm thế tố là một cụm danh ngữ bao gồm 24 trường hợp.

1. Bởi Na tuy chẳng đẹp nhưng cũng kháu. Chao ôi, chỉ là con gái không thôi kể cũng dễ chịu lắm rồi. Đây cô Na lại là con gái có má hồng thì cái dễ chịu chưa biết đến thế nào mà nói.

(Đón khách, Nam Cao, tr. 368) 2. Hắn không có lí gì để mà rụt rè quá thế. Bây giờ thì hắn nói hoạt bát lắm, tuy có hơi to quá sự thường một chút, như một anh chàng chếnh choáng say.

3. Người vợ đỏ mũi lên (…) Và đến lúc hắn ngừng lại thì người đàn bà khốn nạn đã rũ rượi, mềm như cọng bún, máu ộc ra bằng mồm, bằng mũi, bằng lỗ tai, bằng bao nhiêu là vết thương.

(Nửa đêm, Nam Cao, tr. 463) 4. Bà lão bị những lời tàn nhẫn ấy hắt vào mặt quả nhiên không còn nói sao được nữa. Bà cúi đầu, như một con mẹ ăn cắp lúa, bị tuần sương tóm được.

(Một bữa no, Nam Cao, tr.144) 5. Con ngồi đây với thày cho bu đi đong gạo nhé. Nó không chịu sợ sệt nhìn cha. Chị mắng: Con nhà vô phúc, lại sợ bố! Khốn nạn, tại đi về không có tiền mua bánh cho nó nên nó giận đây mà.

(Nghèo, Nam Cao, tr. 10) 6. Không đợi đến hai tiếng, cái Gái hớn hở chạy về, lôi thôi lếch thếch trong mấy manh giẻ rách tả tơi (…) – Úi chà! Tíu tít như con mẹ dại ấy.

(Nghèo, Nam Cao, tr. 10) 7. Người vợ ấy có thai. Cái thai sẩy, người mẹ chết, nàng chết sau hai năm trời sống khổ cực bên một thằng chồng vũ phu.

(Nửa đêm, Nam Cao, tr. 463) 8. Rồi Tự Lãng vào nhà xách hai chai rượu, lão còn đúng hai chai nữa, lão mời Chí Phèo uống nữa, uống thật say không cần gì (…) Cứ uống đi ông bạn lạc đường ở cung trăng xuống ạ.

9. Thị trẻ ra mười tuổi (…) Điền không nhận ra một chút gì ở thị có dính dáng gì đến người đàn bà vẫn ngoác mồm ra mắng con.

10. Một hôm bà nghĩ về người chồng đã chết. Khi ông đã nằm xuống thì bà chẳng còn một đồng nào.

(Dì Hảo, tr. 53) 11. Thoạt tiên tôi viết chuyện một người đàn ông đã có vợ rồi. Đó chỉ là một người đàn ông rất vô danh. Hắn có thể là tôi, là anh hay bất cứ một anh nào có vợ.

(Những truyện không muốn viết, Nam Cao, tr. 299) 12. Khi chưa đẻ nó, mẹ nó đã có môt đứa con trai được hai năm. Thằng bé anh này đã được khá nhiều răng và đã biết ăn cơm.

(Ở hiền, tr. 215) 13. Tôi nghĩ đến sự ơ hờ của bao người. Lòng tôi như một con chim lạc vào cái lúc chiều thẫm cho đất trời thành mênh mông.

(Cái mặt không chơi được, Nam Cao, tr. 85) 14. Nó bám lấy mẹ chằng chằng (…) Nó day cái vú beo như một con chó day búi giẻ.

(Ở hiền, Nam Cao, tr. 215) 15. Mụ ngơ ngác nhìn quanh (…). Mụ vật vã người khóc rống như một con chó chưa quen xích.

(Lang Rận, Nam Cao, tr. 262) 16. Có chồng con nhà nào như thế không? Chỉ vác cái mặt lên như con trâu nghênh suốt ngày.

(Những truyện không muốn viết, Nam Cao, tr. 304) 17. Mày muốn lôi thôi gì? Cái thằng không cha không mẹ này.

18. Hắn sợ thị đến nỗi không dám về quê. Mỗi lần vì sự bắt buộc gì phải về nhà, hắn lại thấy một đứa con gái đét đóng, gầy guộc…

(Sao lại thế này, Nam Cao, tr. 165) 19. Hắn cười. Mặt trăng cười với hắn. Ấy là một khuôn mặt đàn bà phúc hậu, đầy đặn, tươi tỉnh, da tươi mát, phẳng phiu và sáng sủa.

(Cười, Nam Cao, tr. 306). 20. Thế lực của cụ sở dĩ lấn át được những vây cánh khác một phần lớn cũng bởi cụ biết mềm biết cứng, biết thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết và không sợ đi tù. Những thằng ấy chính là những thằng được việc.

(Chí Phèo, Nam Cao, tr. 26) 21. Và vốn óc giàu tưởng tượng, hắn phác ngay ra một chuyện li kì: người vợ hắn xưa kia, qua bao cuộc đổi thay đã trở nên bà Hưng Phú bây giờ, giàu có mà sang trọng…(…) Bởi càng ngày hắn càng nhận thấy ở bà Hưng Phú một người đàn bà có giáo dục, có tư cách, có tâm hồn.

22. Anh Đĩ chuột rít 2 hàm răng lại. Hai chân giận dữ đạp cái ghế đổ văng xuống đất. Cái tròng rút mạnh lại. Cái bộ xương bọc da giãy giụa như một con gà bị bẫy sau cùng, nó chỉ còn gật từng cái chậm dưới sợi dây thừng lủng lẳng.

(Nghèo, tr. 12) 23. Hỡi ơi là lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lào cũng có thể làm liều như ai hết. Một con người như thế ấy! Một người đã khóc vì trót lừa một con chó. Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma bởi không muốn liên lụy tới hàng xóm láng giềng. Con người đáng kính ấy cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư.

(Lão Hạc, Nam Cao, tr. 103) 24. Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm quây quần bên nhau trong

xó bếp. Trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu, cùng chung số phận con sâu con kiến dưới ách một ông bạo chúa.

(Trẻ con không được ăn thịt chó, Nam Cao, tr. 135-136) Trong nhóm thế tố ở các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, nhóm thế tố là một câu có 03 trường hợp, trong đó có 02 trường hợp câu đơn, 01 trường hợp là câu có vế câu làm chủ ngữ.

1. Sân nhà Pùa không có những tiếng khèn bè. Không ai đi lấy cô gái liệt cả hai chân làm vợ.

(Trái tim hổ, Nguyễn Huy Thiệp, tr. 8) 2. Ông Bổng sang thăm (…) Lần đầu tiên cái ông chú đánh xe bò lỗ mãng táo tợn làm đủ mọi điều phi nghĩa hóa thành đứa trẻ ngay trước mặt tôi.

(Tướng về hưu, Nguyễn Huy Thiệp, tr. 71) 3. Tôi rút dao ra và quyết sẽ đâm chết người đầu tiên đi qua ở trước mặt tôi lúc này để lấy một nghìn đồng đủ ăn bát phở. Tôi đói, tôi đói như một con hắc tinh tinh. Tôi đói như một con lợn rừng. Tôi đói như một con vật ở địa ngục.

(Con gái thủy thần, Nguyễn Huy Thiệp, tr. 211)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)