Nhận xét về số liệu thống kê thế tố là một cụm danh ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 56 - 59)

PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

2.4.4. Nhận xét về số liệu thống kê thế tố là một cụm danh ngữ

Tác giả Thế tố là một cụm danh ngữ Nam Cao 24

Nguyễn Huy Thiệp 3

Cao càng nhiều hơn hẳn Nguyễn Huy Thiệp bởi dung lượng câu văn của Nam Cao lớn hơn, biên độ câu văn của Nam Cao dài hơn. Khi thế tố là một câu, độ phức tạp và đa dạng của câu làm thế tố trong văn Nam Cao cũng vì thế mà phong phú hơn, có câu đơn, câu đơn nhiều vị ngữ, câu có vế câu làm chủ ngữ và câu ghép. Tất cả những thống kê số liệu về độ phức tạp, đơn giản hay đa dạng của hệ thống thế tố trong tác phẩm của hai nhà văn đều có mối liên hệ hữu cơ với phong cách văn chương, phong cách ngôn ngữ của hai tác gỉa này.

2.5. Tiểu kết

Phép thế lâm thời có một hình thức biểu hiện tương đối phong phú trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp. Cả hai nhà văn đều sủ dụng những thế tố là từ, ngữ và câu. Trong đó, tỉ lệ những thế tố là từ ở tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp nhiều hơn Nam Cao. Với thế tố là ngữ, hai nhà văn sử dụng tương đối tương đương ngang bằng. Với trường hợp thế tố là câu, Nam Cao nhiều hơn Nguyễn Huy Thiệp. Một tỉ lệ hình thức ngữ pháp của các thế tố như trên là một tỉ lệ biết nói. Chất văn của Nam Cao giàu tỉnh cảm hơn Nguyễn Huy Thiệp, cách diễn đạt có nhiều đẩy đưa cảm xúc, đôi khi dài dòng. Văn phong của Nam Cao có thể nói là mang màu sắc truyền thống đậm nét, điển hình cho cách viết truyện ngắn thời nửa đầu thế kỷ trước. Trường độ câu văn của Nam Cao lớn hơn Nguyễn Huy Thiệp, hướng liên kết của thế tố cũng đa dạng hơn. Từ đó có thể thấy, về mặt hình thức, văn phong của Nam Cao có nhiều biến hóa uyển chuyển hơn so với Nguyễn Huy Thiệp. Văn phong của Nguyễn Huy Thiệp thể hiện một màu sắc khác với truyền thống bởi câu văn ngắn đến mức tối giản, khô khốc và đang gọn, nhịp văn hơi văn đi nhanh, cách diễn đạt thiên về lối nói thẳng, trực tiếp, trực nghĩa. Lối văn này biểu hiện một tư duy thiên lí tính chứ không nặng tình cảm như văn Nam Cao. Hai lối văn của hai nhà văn bộc lộ sự khác biệt về thi pháp truyện ngắn ở hai thời kỳ

XX khi đất nước còn chưa độc lập, môt đằng là nửa cuối thế kỷ XX, khi đất nước đã đi qua hai cuộc chiến, giờ đã hòa bình và đang phát triển công cuộc hội nhập và giao lưu văn hóa. Một thực trạng đời sống ở thời Nguyễn Huy Thiệp cũng phong phú và phức tạp hơn, xô bồ và gai góc hơn. Điều này có vẻ rất phù hợp với giọng văn và lối hành văn ngắn gọn, khô khốc của Nguyễn Huy Thiệp. Có thể hình dung lại một cách tổng quan về số lượng và tỉ lệ các thế tố biểu hiện theo hình thức ngữ pháp trong các tác phẩm của Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp qua bảng dưới đây:

Đơn vị Nam Cao Nguyễn Huy Thiệp Từ 6 đơn vị 14 đơn vị

Ngữ 36 đơn vị 24 đơn vị Cụm danh ngữ 24 đơn vị 3 đơn vị Tổng số 66 đơn vị 41 đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)