Con người vô tâm và cái óc nặng nề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 75 - 76)

CỦA PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TÁC GIẢ

3.1.10. Con người vô tâm và cái óc nặng nề

Hai thế tố con người vô tâm và cái óc nặng nề dành để nói về Thị Nở, người đàn bà xấu đến độ “ma chê quỷ hờn” trong các tác phẩm của Nam Cao. Cái mặt của thị được Nam Cao miêu tả: “ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phính phính thì mặt thị còn được hao hao mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh chen lẫn nhau với những cái môi cố to không thua cái mũi; có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Đã thế thị lại ăn trầu, hai môi dày được bồi cho

thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ được sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu”. Cái xấu thứ hai của thị chính là sự dở hơi mà hai thế tố “con người vô tâm” và “cái óc nặng nề” chính là minh chứng điển hình cho cái tính dở hơi ấy. Nhưng dù “vô tâm” và “nặng nề” đến đâu thì thị cũng đã mang đến tình yêu cho Chí Phèo, cảm hóa con người Chí. Thị đã có những sự quan tâm tới Chí Phèo thật vô tư, thật đầy tình người mà chi tiết bát cháo hành do thị nấu là một thí dụ điển hình nhất. Bát cháo hành đó đã trở thành một biểu tượng trong nền văn học Việt Nam. Đó là nét nhân văn, là vẻ đẹp mà Nam Cao đã nhận ra được ở con người mà tất cả mọi người đều xa lánh ấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)