Thế lâm thời phản ánh ngôn ngữ đương đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 61 - 62)

CỦA PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TÁC GIẢ

1.1.3. Thế lâm thời phản ánh ngôn ngữ đương đạ

Qua những thế tố thống kê được trong các tác phẩm của Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp, có thể thấy hiện lên rõ rang ngôn ngữ của người nhà quê nửa đầu thế kỷ XX trong văn Nam Cao và ngôn ngữ của đô thị trong văn Nguyễn Huy Thiệp. Ta bắt gặp những cách nói như “con mẹ dại”, “con gái có má hồng” trong truyện của Nam Cao là những cách nói rất nhà quê, cách nói của người nhà quê, rất cổ truyền, thấm đẫm một môi trường ngôn ngữ nửa đầu thế kỷ trước ở nông thôn Việt Nam. Ngược lại, ta bắt gặp nhiều cách diễn đạt trong văn của Nguyễn Huy Thiệp thực sự là ngôn ngữ của thời kỳ sau này. Tôi tin rằng có bới tung tất cả tác phẩm

vựng của Nam Cao: “cái thằng chó ấy”, “đồ ruồi nhặng”, “ông trí thức con”, “thằng ngu như chó”, “mấy thằng gà mờ”… Những cách diễn đạt có vẻ như “rất riêng” này của Nguyễn Huy Thiệp một phần bắt nguồn từ phong cách ngôn ngữ mang đậm đặc tính khẩu ngữ trong truyện ngắn của ông – chúng tôi sẽ nói rõ hơn điều này ở những phần sau.

Trong truyện ngắn của Nam Cao, ta còn bắt gặp một thế tố có phần lạ lẫm do có nguồn gốc ngoại lai. Đó là thế tố “thằng sắng cá” khi nói về Chí Phèo sau khi ra tù trở về làng. Chữ “sắng cá” này bắt nguồn từ sự phiên âm một từ tiếng Pháp là soldat nghĩa là “người lính”. Chữ “sắng cá” này hiện nay không thấy được sử dụng trong tiếng Việt nữa. Như vậy, ví dụ này là sự cộng thêm một bằng chứng nữa cho việc ngôn ngữ thể hiện qua phép thế lâm thời phản ánh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thời đại mà nhà văn sinh sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)